Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Trung Quốc đã điều tàu hải giám thứ ba đến hiện trường vụ đối đầu gần bãi cạn Scarborough.
“Hiện giờ có ba tàu (Trung Quốc) ở ngoài đấy. Ba tàu màu trắng. Chiếc tàu thứ ba đến vào sáng nay theo như tôi hiểu. Đó là tàu dân sự của Cục nghề cá Trung Quốc,” ông nói.
Các bài liên quan
Trả lời câu hỏi liệu Chính phủ Philippines có cảnh giác trước sự hiện diện của chiếc tàu Trung Quốc thứ ba, ông nói: “Chúng tôi đang theo dõi các diễn biến và đồng thời chúng tôi cũng đang theo đuổi con đường ngoại giao để tìm giải pháp cho vấn đề.”
“Chúng tôi đang tiến về phía trước những vẫn còn những việc đang làm,” ông nói thêm.
Ông cho biết đại sứ Trung Quốc tại Manila là bà Mã Khắc Thanh chưa thông báo cho ông biết về việc điều động con tàu thứ ba này mặc dù hai bên đang đàm phán với nhau.
“Chúng tôi đang tiến về phía trước những vẫn còn những việc đang làm,” ông nói thêm.
Ông cho biết đại sứ Trung Quốc tại Manila là bà Mã Khắc Thanh chưa thông báo cho ông biết về việc điều động con tàu thứ ba này mặc dù hai bên đang đàm phán với nhau.
Philippines rút tàu chiến
Trong khi đó, phía Philippines cũng cho biết đã rút chiếm hạm chủ lực của họ khỏi hiện trường mà không giải thích lý do.
“Việc rút quân này thuộc sứ mệnh hành quân mà tôi không thể nói được,” ông nói.
Việc rút tàu này đồng nghĩa với việc hiện giờ Philippines chỉ còn một tàu tìm kiếm cứu hộ của lực lượng tuần duyên ở hiện trường.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Rosario cho biết động thái rút tàu này không làm suy yếu lập trường của Manila.
Giới chức Philippines đã đưa ra đề xuất phá vỡ thế bế tắc hiện nay tuy nhiên họ không nêu chi tiết.
Tư lệnh hải quân nước này là phó Đô đốc Alexander Pama cho biết họ đang xác định một máy bay bay phía trên bãi cạn Scarborough hôm thứ Tư 11/4 và có thể nó đang làm nhiệm vụ do thám.
“Việc rút quân này thuộc sứ mệnh hành quân mà tôi không thể nói được,” ông nói.
Việc rút tàu này đồng nghĩa với việc hiện giờ Philippines chỉ còn một tàu tìm kiếm cứu hộ của lực lượng tuần duyên ở hiện trường.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Rosario cho biết động thái rút tàu này không làm suy yếu lập trường của Manila.
Giới chức Philippines đã đưa ra đề xuất phá vỡ thế bế tắc hiện nay tuy nhiên họ không nêu chi tiết.
Tư lệnh hải quân nước này là phó Đô đốc Alexander Pama cho biết họ đang xác định một máy bay bay phía trên bãi cạn Scarborough hôm thứ Tư 11/4 và có thể nó đang làm nhiệm vụ do thám.
"Chúng tôi quyết tâm tìm kiếm một giải pháp hòa bình."
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ông nói tình hình hiện giờ ngoài bãi cạn vẫn tương đối yên bình.
Các ngư dân Trung Quốc không thể ở lâu ngoài bãi cạn không có người ở bởi vì họ có thể cạn thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Ông Rosario nói ông muốn tình hình được giải quyết trước chuyến đi của ông đến Hoa Kỳ vào cuối tuần này. Ông nói ông có ý định đưa vấn đề này ra bàn bạc với các nghị sỹ Hoa Kỳ nếu họ yêu cầu được thông báo.
Các ngư dân Trung Quốc không thể ở lâu ngoài bãi cạn không có người ở bởi vì họ có thể cạn thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Ông Rosario nói ông muốn tình hình được giải quyết trước chuyến đi của ông đến Hoa Kỳ vào cuối tuần này. Ông nói ông có ý định đưa vấn đề này ra bàn bạc với các nghị sỹ Hoa Kỳ nếu họ yêu cầu được thông báo.
Giải pháp hòa bình
Trước đó, các quan chức Philippines cho hay một tàu tuần duyên sẽ đến hỗ trợ cho chiến hạm của họ ở bãi cạn Scarborough nơi hai tàu hải giám Trung Quốc đang bảo vệ các tàu cá của họ khỏi bị phía Philippines bắt giữ.
Tuy nhiên một quan chức của Bộ ngoại giao Philippines là Raul Hernandez cũng nhấn mạnh rằng nước này mong muốn chấm dứt cuộc đối đầu trong hòa bình và các cuộc đàm phán với các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục.
“Điều quan trọng là chúng tôi đang nói chuyện với họ để đạt một giải pháp ngoại giao. Giải pháp ngoại giao cần phải hợp lý và khả thi,” ông nói với các phóng viên.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đã cảnh báo đại sứ Trung Quốc ở nước này là bà Mã Khắc Thanh rằng Manila sẽ tự vệ nếu bị khiêu khích trong một cuộc gặp với bà này.
Ông Rosario nói rằng các ngư dân Trung Quốc ‘đã đánh bắt trái phép và đánh bắt những loài trong diện tối nguy’.
Tuy nhiên một quan chức của Bộ ngoại giao Philippines là Raul Hernandez cũng nhấn mạnh rằng nước này mong muốn chấm dứt cuộc đối đầu trong hòa bình và các cuộc đàm phán với các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục.
“Điều quan trọng là chúng tôi đang nói chuyện với họ để đạt một giải pháp ngoại giao. Giải pháp ngoại giao cần phải hợp lý và khả thi,” ông nói với các phóng viên.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đã cảnh báo đại sứ Trung Quốc ở nước này là bà Mã Khắc Thanh rằng Manila sẽ tự vệ nếu bị khiêu khích trong một cuộc gặp với bà này.
Ông Rosario nói rằng các ngư dân Trung Quốc ‘đã đánh bắt trái phép và đánh bắt những loài trong diện tối nguy’.
Cả hai vị này đều quả quyết vị trí của bãi cạn Scarborough là thuộc chủ quyền của nước nọ.
“Chúng tôi quyết tâm tìm kiếm một giải pháp hòa bình,” Ngoại trưởng Rosario phát biểu trong một cuộc họp báo.
Còn tổng thống nước này Benigno Aquino cho rằng ‘không ai có lợi nếu bạo lực bùng nổ’.
Trong khi đó, một quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu với điều kiện giấu tên rằng nước này ‘kêu gọi các bên kiềm chế tối đa và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao’.
Cuộc đối đầu giữa tàu chiến hai nước bắt đầu hôm Chủ nhật ngày 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện tám tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở bãi cạn này – vốn là một chuỗi các hòn đảo và đảo san hô nhỏ nằm cách Luzon, đảo chính của Philippines, 124 hải lý về phía tây.
“Chúng tôi quyết tâm tìm kiếm một giải pháp hòa bình,” Ngoại trưởng Rosario phát biểu trong một cuộc họp báo.
Còn tổng thống nước này Benigno Aquino cho rằng ‘không ai có lợi nếu bạo lực bùng nổ’.
Trong khi đó, một quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu với điều kiện giấu tên rằng nước này ‘kêu gọi các bên kiềm chế tối đa và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao’.
Cuộc đối đầu giữa tàu chiến hai nước bắt đầu hôm Chủ nhật ngày 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện tám tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở bãi cạn này – vốn là một chuỗi các hòn đảo và đảo san hô nhỏ nằm cách Luzon, đảo chính của Philippines, 124 hải lý về phía tây.
‘Đừng tạo rắc rối’
Manila cáo buộc các ngư dân này đang đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ bởi vì vùng biển này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Philippines theo luật biển quốc tế.
Hai tàu hải giám Trung Quốc đã thông qua radio nói với tàu chiến Philippines rằng họ đã xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và yêu cầu tàu chiến này phải rơi đi.
Tuy nhiên, các sỹ quan trên tàu chiến Philippines đã bác bỏ yêu cầu này của phía Trung Quốc và trả lời rằng vùng biển này nằm hoàn toàn trong lãnh hải Philippines, theo nguồn tin từ Hải quân Philippines.
Hai tàu hải giám Trung Quốc đã thông qua radio nói với tàu chiến Philippines rằng họ đã xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và yêu cầu tàu chiến này phải rơi đi.
Tuy nhiên, các sỹ quan trên tàu chiến Philippines đã bác bỏ yêu cầu này của phía Trung Quốc và trả lời rằng vùng biển này nằm hoàn toàn trong lãnh hải Philippines, theo nguồn tin từ Hải quân Philippines.
"Chúng tôi kêu gọi phía Philippines... đừng tạo thêm rắc rối mới và hãy xây dựng những điều kiện cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước."
Lưu Vi Dân, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc
Hôm thứ Tư ngày 11/4, Tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila đã ra một thông cáo yêu cầu tàu chiến Philippines rời khỏi ‘vùng biển có tranh chấp’.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Lưu Vi Dân cáo buộc Philippines ‘quấy rối’ các ngư dân Trung Quốc và cho biết họ đã có phản đối chính thức với phía Philippines.
“Chúng tôi kêu gọi phía Philippines... đừng tạo thêm rắc rối mới và hãy xây dựng những điều kiện cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước,” ông Lưu nói.
Trung Quốc một mực cho rằng các ngư dân đang ở trong vùng đánh bắt truyền thống thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong vụ va chạm mới nhất trên Biển Đông này, Philippines đã điều tàu chiến lớn nhất trong hạm đội của họ đến hiện trường ngay lập tức sau khi phát hiện ngư dân Trung Quốc.
Ngay sau đó, hai tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hôm thứ Ba ngày 10/4 và ngăn chặn không cho tàu chiến Philippines tiếp cận các tàu cá.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Lưu Vi Dân cáo buộc Philippines ‘quấy rối’ các ngư dân Trung Quốc và cho biết họ đã có phản đối chính thức với phía Philippines.
“Chúng tôi kêu gọi phía Philippines... đừng tạo thêm rắc rối mới và hãy xây dựng những điều kiện cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước,” ông Lưu nói.
Trung Quốc một mực cho rằng các ngư dân đang ở trong vùng đánh bắt truyền thống thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong vụ va chạm mới nhất trên Biển Đông này, Philippines đã điều tàu chiến lớn nhất trong hạm đội của họ đến hiện trường ngay lập tức sau khi phát hiện ngư dân Trung Quốc.
Ngay sau đó, hai tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hôm thứ Ba ngày 10/4 và ngăn chặn không cho tàu chiến Philippines tiếp cận các tàu cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét