Kính gửi: Ban biên tập tờ Dân Làm Báo
Kính gửi: Ban biên tập tờ Dân Làm Báo.Đồng kính gửi: Quý vị và các bạn quan tâm.Tên tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Nay tôi viết thư này gửi đến BBT tờ Dân Làm Báo để trình bày vấn đề sau đây: tôi không rõ vì sao mà BBT tờ Dân Làm Báo (http://danlambao1.wordpress.com/) lại quyết định cho đăng bài viết “Người dấu mặt trong phong trào dân chủ Việt Nam” của tác giả Hiền Lương, một người không rõ tung tích? Bởi vì theo tôi thì mục tiêu của bài viết này là làm hại cho phong trào dân chủ Việt Nam, chứ không phải làm lợi.
Theo “tác giả” tự giới thiệu thì: “Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu điện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…”. Trong đó có những đoạn như sau: “…Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng…” và: “… Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính (cụ Hoàng Minh Chính) qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào…”Thủ đoạn của họ là: đánh phá theo kiểu “cuốn chiếu” tất cả những cá nhân và tổ chức của phong trào dân chủ Việt Nam mà họ muốn, bằng cách viết những bài có mục đích xấu gửi lên Internet. Những ai hay tổ chức nào trong phong trào dân chủ mà họ đánh giá là càng nguy hiểm cho chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam hiện nay thì lại càng là mục tiêu ưu tiên đánh phá của họ. “Quy trình” này được họ thực hiện như sau:Trước hết, họ chọn ra một cái tên cho “tác giả” nghe rất “nhân bản” như: Hiền Lương, Trực Ngôn, Trung Hiếu, Chính Trực, Chính Tâm hoặc Nguyễn Bách Niên, Nguyễn Bách Khoa, … và theo sự “tự giới thiệu” thì tất cả họ đều là những người rất “yêu dân chủ”!? (nhưng không bao giờ có tung tích rõ ràng cả.)Bước tiếp theo, để tỏ ra khách quan, họ sẽ chọn ra một cá nhân nào đó của phong trào để ca ngợi nhằm làm đòn bẩy đánh những người hay tổ chức nào mà họ muốn đánh phá. Ví dụ như bài viết này thì Hiền Lương chọn anh Trần Huỳnh Duy Thức (một người đang ở trong lao tù cộng sản) để ca ngợi, với ý đồ qua đó làm đòn bẩy đánh phá Khối 8406.Cuối cùng, họ sẽ có những bài viết khác, với những cái tên khác Hiền Lương để đánh phá luôn anh Trần Huỳnh Duy Thức. “Quy trình” của lối đánh cuốn chiếu là như vậy và nếu chúng ta không bình tĩnh, tỉnh táo chúng ta sẽ vô tình tiếp tay cho họ. Về thủ đoạn này của công an Việt Nam, vào năm 2008 tôi cũng đã có thư gửi Ban biên tập báo Thông Luận ở Paris. Nay xin gửi lại để Quý vị và các bạn được rõ hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của Ban biên tập tờ Dân Làm Báo cùng quý vị và các bạn.Kính thư.Sài Gòn, ngày 28/3/2011.Người viết: Đỗ Nam Hải – Thành viên Khối 8406.Địa chỉ: 441 Nguyễn Kiệm – P.9 – Q. Phú Nhuận – Sài Gòn.
Phụ lục 1: “Người dấu mặt” trong phong trào dân chủ Việt Nam.Posted on Tháng Ba 28, 2011 bytruongthondlb11. Cách mạng Hoa Lài đã thành công vang dội ở Tunisia, Ai Cập và tiếp tục bùng phát mạnh mẽ, tích cực tại nhiều quốc gia Bắc Phi, Trung Đông. Các bạn trẻ và nhân dân Ai Cập sẽ không bao giờ quên được công lao to lớn của “Người giấu mặt” trong cách mạng hoa Lài. “Người giấu mặt” được ký giả Mike Giglio đặt cho anh Wael Ghonim trong bài viết “Người giấu mặt khơi mào cuộc biểu tình Ai Cập” đăng trên tờ Newsweek, được Như Nguyệt chuyển ngữ đăng trên Tuần Việt Nam (Vietnamnet.vn) ngày 15/2/2011. Mặc dù không giữ vai trò thủ lãnh, chỉ là một người đàn ông bình thường, 30 tuổi, cha của hai đứa con, “Người giấu mặt” đã sử dụng mạng xã hội facebook nhanh chóng liên kết các bạn trẻ và người dân Ai Câp cùng xuống đường, sát cánh bên nhau lật đổ độc tài, tham nhũng, khôi phục những giá trị dân chủ cho người dân Ai Cập.Đọc xong bài báo, bên cạnh sự thán phục tinh thần nhiệt huyết, sự thông minh của anh Wael Ghonim, hồi ức về anh Trần Huỳnh Duy Thức bỗng dưng trở lại trong tôi. Tôi còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát, thu hút hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tham gia, những người nội trợ cũng “đánh” chứng khoán, nhà nhà chứng khoán, người người chứng khoán, thì trên Blog Trần Đông Chấn xuất hiện bài viết “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ về đâu”. Bài viết đã phân tích, chỉ cho mọi người thấy được bản chất của “nhóm lợi ích” – tác nhân bơm căng quả bóng chứng khoán nhằm trục lợi và khi xì hơi, người bị khốn khổ chính là nhân dân lao động, viên chức thường trong bộ máy nhà nước vì hám lợi, trót ném tiền vào chứng khoán. Sức sống của bài viết đã được trải nghiệm từ thực tế chứng khoán Việt Nam (xì hơi vào cuối năm 2007), đã làm cho Blog Trần Đông Chấn có số lượng người truy cập cao nhất nước (trên 4 triệu lượt). Lúc bấy giờ, tôi cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác khát khao được gặp “bác” Trần Đông Chấn.Sau này, khi anh Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cùng bị bắt (tháng 7/2008), các bạn trẻ sửng sốt khi biết tin anh Thức chính là chủ nhân của ba Blog nổi tiếng là Trần Đông Chấn, Change Wee Need và Psonkhanh. Có thể nói, giữa anh Wael Ghonim ở Ai Cập và anh Trần Huỳnh Duy Thức ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Các anh đều là chuyên gia công nghệ thông tin: Wael Ghonim là Giám đốc Marketing Khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Google (Google MENA), anh Thức là Tổng giám đốc công ty Internet Một Kết Nối. Cả hai đều hoạt động giấu mặt trên mạng, anh wael Ghonim sử dụng bí danh “ElShaheeed” (trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “người tử vì đạo”), anh Thức là Trần Đông Chấn (Chấn có nghĩa là thay đổi). Cái giống nhau đáng để mọi người trân trọng là các anh đều đánh giá mình là những con người bình thường. Phát biểu trong ngày được phóng thích, Ghonim cho rằng: “Thực tế, tôi chỉ làm điều đơn giản nhất, đó là viết. Đến cuối cùng, thành công có được là nhờ sức mạnh của quần chúng“.Các anh đều hướng về quần chúng, anh Wael Ghonim chọn khẩu hiệu “Tất cả chúng ta là Khaled Said” (We are All Khaled Said), đó là tên trang mạng xã hội Facebook đã trở thành nơi phát động cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2011. Tên của nó được đặt để tưởng niệm một blogger đã bị cảnh sát thành phố Alexandria bắt giữ và đánh đến chết chỉ vì dám tung lên mạng đoạn băng video tố giác cảnh sát Ai Cập chia nhau chiến lợi phẩm sau khi bắt một vụ buôn lậu ma túy. Anh Thức cũng vậy, khẩu hiệu của anh thể hiện khát vọng của quảng đại nhân dân Việt Nam, cũng chính là khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama: Change We Need.2. Vấn đề đáng để các bạn trẻ Việt Nam chúng ta bàn luận đó là điểm khác biệt tạm thời (chỉ tạm thời thôi) giữa anh Thức và Wael Ghonim: thành công và chưa thành công; vai trò của “người giấu mặt” trong cuộc cách mạng hoa Sen, Đào, Mai hay Trống Đồng trong tương lai tại Việt Nam mà nhiều bạn đã đề cập trên mạng. Để có được sự thành công, cũng như những sự kiện khác, cách mạng dân chủ Việt Nam cần hội đủ các yếu tố theo quan niệm của người phương Đông: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.Thứ nhất, về thiên thời. Về vấn đề này, chúng ta có thể khẳng định độc tài chuyên chế, tham nhũng từ lâu được nhận diện là một thể chế lạc hậu, nhân loại lên án, tìm cách loại trừ. Độc tài, chuyên chế gắn liền với tham nhũng, gieo rắc bất công, phản dân chủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu bị quần chúng đứng lên lật đổ. Cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông đang tiếp diễn, cùng với các cuộc cách mạng hoa Tuy Líp, Cam, Nhung đã diễn ra trước đó, tạo ra niềm tin mãnh liệt cho các nhà dân chủ, bạn trẻ Việt Nam. Mặt khác, ngày nay, nhân dân bị áp bức trên thế giới đã có vũ khí cực kỳ quan trọng để loại trừ độc tài đó là mạng xã hội. Các thành tố tạo ra cuộc cách mạng thần kỳ của nhân dân Tunisia, Ai Cập chính là sự mục ruỗng, thối nát trong lòng xã hội được quản trị bởi sự độc đoán, tham nhũng; sự kết nối hữu hiệu quần chúng qua Internet. Liên hệ Việt Nam, bên cạnh Facebook, hàng loạt mạng nội địa ra đời như Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… trong đó Zing Me được đánh giá đang cạnh tranh quyết liệt với Facebook, nhanh chóng chạy đua các ứng dụng có thông báo dạng “feed” giữa nhóm bạn bè.Gần đây, FPT Online tung ra bản beta mạng xã hội banbe.net. Ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc Công ty VNG, trưởng Dự án Zing Me cho biết, hiện nay có khoảng 40% dân số Internet Việt Nam đang sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Con số này không biến động nhiều so với các năm trước, nhưng về hành vi sử dụng đã có sự thay đổi lớn. Thói quen của người dùng chuyển từ những nhu cầu cơ bản ban đầu như viết blog, chơi game, sang những hoạt động hoàn toàn mới như chia sẻ trạng thái (status), ảnh (photo). Tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội từ điện thoại di động cũng tăng lên rất nhanh, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của hạ tầng 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, năm 2010, được đánh giá có nhiều biến động đối với thị trường mạng xã hội Việt Nam. Theo dự báo của các chuyên gia mạng, năm 2011, Việt Nam tiếp tục bùng nổ mạng xã hội. Và như vậy, “người giấu mặt” hoạt động dân chủ trên mạng xã hội tại Việt Nam càng có đất để sống.Thứ hai, về địa lợi. Sau 30 đảng CSVN thực hiện chính sách Đổi Mới, bộ mặt xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành tựu kinh tế quan trọng đã đạt được, mặc dù không còn nằm trong danh sách các nước nghèo, nhưng xã hội Việt Nam đang tiếp tục đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng về cải cách giáo dục, luật pháp; nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức tràn lan; cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp với tăng trưởng, gần đây là lạm phát, việc làm cho thanh niên và đặc biệt là sự chi phối của yếu tố Trung Quốc và Mỹ. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2007, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thuộc tỉnh Hải Nam, một số “người dấu mặt” diễn đàn X-Cafevn.org, Câu lạc bộ nhà báo tự do, thongtanxavanganh,… đã lên tiếng kêu gọi thanh niên, sinh viên học sinh, văn nghệ sỹ, trí thức xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, phản đối lễ rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008 đi qua thành phố Hồ Chí Minh.Thông điệp chống Trung Quốc đã được một số bạn học sinh, sinh viên, trí thức văn nghệ sỹ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng, xuống đường biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự của họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, khi Chính phủ Việt Nam quyết định cho Trung Quốc thực hiện dự án Bauxite Tây Nguyên bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tướng lĩnh và hàng ngàn trí thức trong và ngoài nước, “người giấu mặt” có nick “Nhóm người Việt Yêu Nước” đã kêu gọi các bạn trẻ mặc áo pull có các biểu ngữ phản đối Bauxite Tây Nguyên, chống Trung Quốc. Nhưng kết cục, người giấu mặt của nhóm Người Việt Yêu nước cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảnh tỉnh mọi người mà thôi. Trước Đại hội đảng tòan quốc lần thứ XI, trên mạng xuất hiện các bài viết nói về sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992 của ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội Việt Nam và ý kiến phê phán văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI của các ông Trần Phương, Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam, nhiều nhà dân chủ Việt Nam vội vàng đánh giá phong trào sẽ thêm nhiều thuận lợi. Rất tiếc, anh em quên rằng những người này đã một thời đặc quyền đặc lợi, được hưởng nhiều bổng lộc từ nhà cầm quyền. Việc làm của họ, có thể do bị hụt hẩng khi mất quyền lực, bất bình với số đương chức, nên đã góp ý “thẳng thắn”. Mặc dù là bất mãn, là người trong cuộc, nên những ý kiến của họ rất sâu sắc, xứng đáng được để nhà cầm quyền nghiên cứu điều chỉnh xã hội, tránh được sự xung đột của dân chúng, phong trào dân chủ lợi hay hại, mọi người tự phán quyết.Thứ ba, yếu tố nhân hòa. Cả 03 yếu tố (hay là điều kiện) thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho sự thành công đều quan trọng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan trọng hơn hết. Như đã nêu trên, tại Việt Nam số người tham gia mạng khá lớn, có không ít “người giấu mặt”, tiêu biểu là “Trần Đông Chấn” (Bloge cùng tên); “Hồ Gươm”, “Diên Vỹ”(trong X-cafevn),… nắm bắt được vấn đề “nóng” của xã hội đương đại, phát ra lời kêu gọi trên mạng, nhưng kết quả còn khiêm tốn, chưa đến mức độ để được nhìn nhận là tập dượt.Từ góc độ này, chúng ta có thể đánh giá, phong trào dân chủ dân chủ Việt Nam thiếu yếu tố nhân hòa, xã hội Việt Nam hiện nay có thể chưa “nóng” đến mức chỉ cần châm lửa là bùng cháy như ở các nước Bắc Phi và Trung Đông và rất có thể các bạn trẻ và dân chúng Việt Nam đã quá ngán ngẩm với những lời kêu gọi biểu tình, xuống đường xuất hiện nhan nhản trên mạng của các nhà dân chủ Việt Nam. Đã có một thời, tuổi trẻ và những ai khát khao dân chủ Việt Nam rất vui khi cụ Hoàng Minh Chính đứng ra tuyên bố thành lập phong trào dân chủ Việt Nam, tập hợp anh chị em trong và ngoài nước đấu tranh đòi quyền dân chủ đích thực cho nhân dân. Tuy nhiên, sau khi Cụ qua đời (2008), yếu tố nhân hoà của phong trào gặp nhiều khó khăn. Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng.Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi, cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào; hoặc giả thiết các nhà dân chủ cứ nằm im, chính quyền càng làm càn, quần chúng càng uất ức, tự phát đứng lên làm các mạng giống như nhân dân Tunisia, Ai Cập.Trong lúc suy tư vẩn vơ, Hiền Lương chợt nghĩ, nếu đảng CSVN tiếp tục duy trì tình trạng xa rời dân, không tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, không giữ được Hoàng Sa, Trường Sa, lòng dân bất ổn chồng chất, được kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội Facebook, Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… bởi những “người giấu mặt”, chắc chắn Việt Nam sẽ có sự thay đổi kỳ diệu bằng một cuộc cách mạng hoa Sen, hoa Mai, hoa Đào hay Trống Đồng nào đó, giống như cách mạng hoa Lài ở Tunisia, Ai Cập trong tương lai gần. Giả thiết cũng chỉ là giả thiết, mong lắm thay hương Lài từ Bắc Phi sớm thổi vào phong trào dân chủ Việt Nam một luồng không khí trẻ trung, tràn đầy sức sống mới, thế hệ trẻ Việt Nam có nhiều “người giấu mặt” tài năng và nhiệt huyết như anh Wael Ghonim ở Ai Cập, tiếp bước anh Trần Hùynh Duy Thức, sớm tạo ra đột biến cho dân chủ nước nhà.Hiền LươngTác giả tự giới thiệu: Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu diện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…Phụ lục 2:Thư của ông Đỗ Nam Hải về bài viết của Trung Hiếu.Kính gửi: Ban biên tập báo Thông Luận online,Tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báo Thông luận online và các bạn hữu quan tâm, bởi vì tôi là người có tên trong bài viết của Trung Hiếu, với tựa đề: “Báo giới với những người tên Hải” mà báo Thông Luậnonline đã đăng vào ngày 23/6/2008 vừa qua.Trong những năm gần đây, có 1 Cục thuộc Bộ công an của nước CHXHCN Việt Nam, do 1 thiếu tướng công an tên là Kông Tư làm Cục trưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cái Cục này là sản xuất ra những bài viết, với những “nhà báo” mang những cái tên rất kêu như: Chính Trực, Trung Ngôn, Trung Hiếu, Chính Tâm, Vương Định, v.v… mà bài viết của Trung Hiếu trên là một trong những ví dụ. Điều xót xa cho dân tộc là ở chỗ: tiền từ thuế đóng góp của nhân dân, tiền từ việc khai thác đến kiệt quệ tài nguyên đất nước rồi bán tống, bán tháo đi đã được dùng một cách phí phạm là trả lương cho những “nhà báo yêu dân chủ” kia. Mục tiêu của họ là: bằng mọi cách, dù là láu cá nhất, đê hèn nhất để đánh phá phong trào dân chủ Việt Nam. Một vài đặc điểm rất dễ nhận thấy của họ là: lai lịch không rõ ràng, hành tung thoắt ẩn, thoắt hiện rất khó xác định.Trong thực tế, tôi không mấy quan tâm đến những “tác phẩm” của họ. Chúng vẫn thường xuất hiện trong hộp thư điện tử của tôi và bạn bè và cũng có khi chỉ là kiểu tuyên truyền miệng rất thiếu tử tế. Tôi cũng không ngạc nhiên về luận điệu của họ, họ “ăn cơm Chúa” thì lẽ dĩ nhiên là họ phải “múa tối ngày”. Đấy là nhiệm vụ mà những người lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam giao cho “múa”. Nếu họ không “múa” hoặc “múa” không đúng theo yêu cầu của một đảng, cứ luôn xưng xưng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là: “Đảng là của dân, do dân, ngoài việc hy sinh phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, “Đảng ta” không có một mục đích nào khác,… (!?)” thì họ sẽ bị đảng của họ phê bình, kỷ luật.Điều làm tôi ngạc nhiên ở đây là sự xuất hiện một cách rất “trù mật” những bài ấy trên báo Thông Luận online. Việc này, các trang báo khác đều đã dễ dàng nhận ra xuất xứ, cũng như mục đích xấu xa của chúng, và họ đã không làm như Thông Luận đã làm một cách rất say sưa, ít nhất là trong khoảng 2 năm trở lại đây. Vì vậy, tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báoThông Luận online với một lời đề nghị: Hãy đăng thư này của tôi trên báo Thông Luận, theo đúng tinh thần đa nguyên vốn có của cuộc sống. Rất mong sự hồi âm của Ban biên tập.Trân trọng,Đỗ Nam Hải
441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận –Thành phố Sài Gòn – Việt Nam.Ghi chú: địa chỉ e-mail:donamhai2007@gmail.comtrên đây, có đăng trên tờ Thông Luận không phải là của tôi.
Kính gửi: Ban biên tập tờ Dân Làm Báo.
Đồng kính gửi: Quý vị và các bạn quan tâm.
Tên tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Nay tôi viết thư này gửi đến BBT tờ Dân Làm Báo để trình bày vấn đề sau đây: tôi không rõ vì sao mà BBT tờ Dân Làm Báo (http://danlambao1.wordpress.com/) lại quyết định cho đăng bài viết “Người dấu mặt trong phong trào dân chủ Việt Nam” của tác giả Hiền Lương, một người không rõ tung tích? Bởi vì theo tôi thì mục tiêu của bài viết này là làm hại cho phong trào dân chủ Việt Nam, chứ không phải làm lợi.
Theo “tác giả” tự giới thiệu thì: “Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu điện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…”. Trong đó có những đoạn như sau: “…Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng…” và:
“… Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính (cụ Hoàng Minh Chính) qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào…”
Thủ đoạn của họ là: đánh phá theo kiểu “cuốn chiếu” tất cả những cá nhân và tổ chức của phong trào dân chủ Việt Nam mà họ muốn, bằng cách viết những bài có mục đích xấu gửi lên Internet. Những ai hay tổ chức nào trong phong trào dân chủ mà họ đánh giá là càng nguy hiểm cho chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam hiện nay thì lại càng là mục tiêu ưu tiên đánh phá của họ. “Quy trình” này được họ thực hiện như sau:
Trước hết, họ chọn ra một cái tên cho “tác giả” nghe rất “nhân bản” như: Hiền Lương, Trực Ngôn, Trung Hiếu, Chính Trực, Chính Tâm hoặc Nguyễn Bách Niên, Nguyễn Bách Khoa, … và theo sự “tự giới thiệu” thì tất cả họ đều là những người rất “yêu dân chủ”!? (nhưng không bao giờ có tung tích rõ ràng cả.)
Bước tiếp theo, để tỏ ra khách quan, họ sẽ chọn ra một cá nhân nào đó của phong trào để ca ngợi nhằm làm đòn bẩy đánh những người hay tổ chức nào mà họ muốn đánh phá. Ví dụ như bài viết này thì Hiền Lương chọn anh Trần Huỳnh Duy Thức (một người đang ở trong lao tù cộng sản) để ca ngợi, với ý đồ qua đó làm đòn bẩy đánh phá Khối 8406.
Cuối cùng, họ sẽ có những bài viết khác, với những cái tên khác Hiền Lương để đánh phá luôn anh Trần Huỳnh Duy Thức. “Quy trình” của lối đánh cuốn chiếu là như vậy và nếu chúng ta không bình tĩnh, tỉnh táo chúng ta sẽ vô tình tiếp tay cho họ.
Về thủ đoạn này của công an Việt Nam, vào năm 2008 tôi cũng đã có thư gửi Ban biên tập báo Thông Luận ở Paris. Nay xin gửi lại để Quý vị và các bạn được rõ hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của Ban biên tập tờ Dân Làm Báo cùng quý vị và các bạn.
Kính thư.
Sài Gòn, ngày 28/3/2011.
Người viết: Đỗ Nam Hải – Thành viên Khối 8406.
Địa chỉ: 441 Nguyễn Kiệm – P.9 – Q. Phú Nhuận – Sài Gòn.
Phụ lục 1:
“Người dấu mặt” trong phong trào dân chủ Việt Nam.
Posted on Tháng Ba 28, 2011 bytruongthondlb1
1. Cách mạng Hoa Lài đã thành công vang dội ở Tunisia, Ai Cập và tiếp tục bùng phát mạnh mẽ, tích cực tại nhiều quốc gia Bắc Phi, Trung Đông. Các bạn trẻ và nhân dân Ai Cập sẽ không bao giờ quên được công lao to lớn của “Người giấu mặt” trong cách mạng hoa Lài. “Người giấu mặt” được ký giả Mike Giglio đặt cho anh Wael Ghonim trong bài viết “Người giấu mặt khơi mào cuộc biểu tình Ai Cập” đăng trên tờ Newsweek, được Như Nguyệt chuyển ngữ đăng trên Tuần Việt Nam (Vietnamnet.vn) ngày 15/2/2011. Mặc dù không giữ vai trò thủ lãnh, chỉ là một người đàn ông bình thường, 30 tuổi, cha của hai đứa con, “Người giấu mặt” đã sử dụng mạng xã hội facebook nhanh chóng liên kết các bạn trẻ và người dân Ai Câp cùng xuống đường, sát cánh bên nhau lật đổ độc tài, tham nhũng, khôi phục những giá trị dân chủ cho người dân Ai Cập.
Đọc xong bài báo, bên cạnh sự thán phục tinh thần nhiệt huyết, sự thông minh của anh Wael Ghonim, hồi ức về anh Trần Huỳnh Duy Thức bỗng dưng trở lại trong tôi. Tôi còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát, thu hút hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tham gia, những người nội trợ cũng “đánh” chứng khoán, nhà nhà chứng khoán, người người chứng khoán, thì trên Blog Trần Đông Chấn xuất hiện bài viết “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ về đâu”. Bài viết đã phân tích, chỉ cho mọi người thấy được bản chất của “nhóm lợi ích” – tác nhân bơm căng quả bóng chứng khoán nhằm trục lợi và khi xì hơi, người bị khốn khổ chính là nhân dân lao động, viên chức thường trong bộ máy nhà nước vì hám lợi, trót ném tiền vào chứng khoán. Sức sống của bài viết đã được trải nghiệm từ thực tế chứng khoán Việt Nam (xì hơi vào cuối năm 2007), đã làm cho Blog Trần Đông Chấn có số lượng người truy cập cao nhất nước (trên 4 triệu lượt). Lúc bấy giờ, tôi cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác khát khao được gặp “bác” Trần Đông Chấn.
Sau này, khi anh Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cùng bị bắt (tháng 7/2008), các bạn trẻ sửng sốt khi biết tin anh Thức chính là chủ nhân của ba Blog nổi tiếng là Trần Đông Chấn, Change Wee Need và Psonkhanh. Có thể nói, giữa anh Wael Ghonim ở Ai Cập và anh Trần Huỳnh Duy Thức ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Các anh đều là chuyên gia công nghệ thông tin: Wael Ghonim là Giám đốc Marketing Khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Google (Google MENA), anh Thức là Tổng giám đốc công ty Internet Một Kết Nối. Cả hai đều hoạt động giấu mặt trên mạng, anh wael Ghonim sử dụng bí danh “ElShaheeed” (trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “người tử vì đạo”), anh Thức là Trần Đông Chấn (Chấn có nghĩa là thay đổi). Cái giống nhau đáng để mọi người trân trọng là các anh đều đánh giá mình là những con người bình thường. Phát biểu trong ngày được phóng thích, Ghonim cho rằng: “Thực tế, tôi chỉ làm điều đơn giản nhất, đó là viết. Đến cuối cùng, thành công có được là nhờ sức mạnh của quần chúng“.
Các anh đều hướng về quần chúng, anh Wael Ghonim chọn khẩu hiệu “Tất cả chúng ta là Khaled Said” (We are All Khaled Said), đó là tên trang mạng xã hội Facebook đã trở thành nơi phát động cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2011. Tên của nó được đặt để tưởng niệm một blogger đã bị cảnh sát thành phố Alexandria bắt giữ và đánh đến chết chỉ vì dám tung lên mạng đoạn băng video tố giác cảnh sát Ai Cập chia nhau chiến lợi phẩm sau khi bắt một vụ buôn lậu ma túy. Anh Thức cũng vậy, khẩu hiệu của anh thể hiện khát vọng của quảng đại nhân dân Việt Nam, cũng chính là khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama: Change We Need.
2. Vấn đề đáng để các bạn trẻ Việt Nam chúng ta bàn luận đó là điểm khác biệt tạm thời (chỉ tạm thời thôi) giữa anh Thức và Wael Ghonim: thành công và chưa thành công; vai trò của “người giấu mặt” trong cuộc cách mạng hoa Sen, Đào, Mai hay Trống Đồng trong tương lai tại Việt Nam mà nhiều bạn đã đề cập trên mạng. Để có được sự thành công, cũng như những sự kiện khác, cách mạng dân chủ Việt Nam cần hội đủ các yếu tố theo quan niệm của người phương Đông: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thứ nhất, về thiên thời. Về vấn đề này, chúng ta có thể khẳng định độc tài chuyên chế, tham nhũng từ lâu được nhận diện là một thể chế lạc hậu, nhân loại lên án, tìm cách loại trừ. Độc tài, chuyên chế gắn liền với tham nhũng, gieo rắc bất công, phản dân chủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu bị quần chúng đứng lên lật đổ. Cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông đang tiếp diễn, cùng với các cuộc cách mạng hoa Tuy Líp, Cam, Nhung đã diễn ra trước đó, tạo ra niềm tin mãnh liệt cho các nhà dân chủ, bạn trẻ Việt Nam. Mặt khác, ngày nay, nhân dân bị áp bức trên thế giới đã có vũ khí cực kỳ quan trọng để loại trừ độc tài đó là mạng xã hội. Các thành tố tạo ra cuộc cách mạng thần kỳ của nhân dân Tunisia, Ai Cập chính là sự mục ruỗng, thối nát trong lòng xã hội được quản trị bởi sự độc đoán, tham nhũng; sự kết nối hữu hiệu quần chúng qua Internet. Liên hệ Việt Nam, bên cạnh Facebook, hàng loạt mạng nội địa ra đời như Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… trong đó Zing Me được đánh giá đang cạnh tranh quyết liệt với Facebook, nhanh chóng chạy đua các ứng dụng có thông báo dạng “feed” giữa nhóm bạn bè.
Gần đây, FPT Online tung ra bản beta mạng xã hội banbe.net. Ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc Công ty VNG, trưởng Dự án Zing Me cho biết, hiện nay có khoảng 40% dân số Internet Việt Nam đang sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Con số này không biến động nhiều so với các năm trước, nhưng về hành vi sử dụng đã có sự thay đổi lớn. Thói quen của người dùng chuyển từ những nhu cầu cơ bản ban đầu như viết blog, chơi game, sang những hoạt động hoàn toàn mới như chia sẻ trạng thái (status), ảnh (photo). Tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội từ điện thoại di động cũng tăng lên rất nhanh, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của hạ tầng 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, năm 2010, được đánh giá có nhiều biến động đối với thị trường mạng xã hội Việt Nam. Theo dự báo của các chuyên gia mạng, năm 2011, Việt Nam tiếp tục bùng nổ mạng xã hội. Và như vậy, “người giấu mặt” hoạt động dân chủ trên mạng xã hội tại Việt Nam càng có đất để sống.
Thứ hai, về địa lợi. Sau 30 đảng CSVN thực hiện chính sách Đổi Mới, bộ mặt xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành tựu kinh tế quan trọng đã đạt được, mặc dù không còn nằm trong danh sách các nước nghèo, nhưng xã hội Việt Nam đang tiếp tục đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng về cải cách giáo dục, luật pháp; nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức tràn lan; cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp với tăng trưởng, gần đây là lạm phát, việc làm cho thanh niên và đặc biệt là sự chi phối của yếu tố Trung Quốc và Mỹ. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2007, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thuộc tỉnh Hải Nam, một số “người dấu mặt” diễn đàn X-Cafevn.org, Câu lạc bộ nhà báo tự do, thongtanxavanganh,… đã lên tiếng kêu gọi thanh niên, sinh viên học sinh, văn nghệ sỹ, trí thức xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, phản đối lễ rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008 đi qua thành phố Hồ Chí Minh.
Thông điệp chống Trung Quốc đã được một số bạn học sinh, sinh viên, trí thức văn nghệ sỹ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng, xuống đường biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự của họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, khi Chính phủ Việt Nam quyết định cho Trung Quốc thực hiện dự án Bauxite Tây Nguyên bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tướng lĩnh và hàng ngàn trí thức trong và ngoài nước, “người giấu mặt” có nick “Nhóm người Việt Yêu Nước” đã kêu gọi các bạn trẻ mặc áo pull có các biểu ngữ phản đối Bauxite Tây Nguyên, chống Trung Quốc. Nhưng kết cục, người giấu mặt của nhóm Người Việt Yêu nước cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảnh tỉnh mọi người mà thôi. Trước Đại hội đảng tòan quốc lần thứ XI, trên mạng xuất hiện các bài viết nói về sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992 của ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội Việt Nam và ý kiến phê phán văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI của các ông Trần Phương, Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam, nhiều nhà dân chủ Việt Nam vội vàng đánh giá phong trào sẽ thêm nhiều thuận lợi. Rất tiếc, anh em quên rằng những người này đã một thời đặc quyền đặc lợi, được hưởng nhiều bổng lộc từ nhà cầm quyền. Việc làm của họ, có thể do bị hụt hẩng khi mất quyền lực, bất bình với số đương chức, nên đã góp ý “thẳng thắn”. Mặc dù là bất mãn, là người trong cuộc, nên những ý kiến của họ rất sâu sắc, xứng đáng được để nhà cầm quyền nghiên cứu điều chỉnh xã hội, tránh được sự xung đột của dân chúng, phong trào dân chủ lợi hay hại, mọi người tự phán quyết.
Thứ ba, yếu tố nhân hòa. Cả 03 yếu tố (hay là điều kiện) thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho sự thành công đều quan trọng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan trọng hơn hết. Như đã nêu trên, tại Việt Nam số người tham gia mạng khá lớn, có không ít “người giấu mặt”, tiêu biểu là “Trần Đông Chấn” (Bloge cùng tên); “Hồ Gươm”, “Diên Vỹ”(trong X-cafevn),… nắm bắt được vấn đề “nóng” của xã hội đương đại, phát ra lời kêu gọi trên mạng, nhưng kết quả còn khiêm tốn, chưa đến mức độ để được nhìn nhận là tập dượt.
Từ góc độ này, chúng ta có thể đánh giá, phong trào dân chủ dân chủ Việt Nam thiếu yếu tố nhân hòa, xã hội Việt Nam hiện nay có thể chưa “nóng” đến mức chỉ cần châm lửa là bùng cháy như ở các nước Bắc Phi và Trung Đông và rất có thể các bạn trẻ và dân chúng Việt Nam đã quá ngán ngẩm với những lời kêu gọi biểu tình, xuống đường xuất hiện nhan nhản trên mạng của các nhà dân chủ Việt Nam. Đã có một thời, tuổi trẻ và những ai khát khao dân chủ Việt Nam rất vui khi cụ Hoàng Minh Chính đứng ra tuyên bố thành lập phong trào dân chủ Việt Nam, tập hợp anh chị em trong và ngoài nước đấu tranh đòi quyền dân chủ đích thực cho nhân dân. Tuy nhiên, sau khi Cụ qua đời (2008), yếu tố nhân hoà của phong trào gặp nhiều khó khăn. Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng.
Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi, cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào; hoặc giả thiết các nhà dân chủ cứ nằm im, chính quyền càng làm càn, quần chúng càng uất ức, tự phát đứng lên làm các mạng giống như nhân dân Tunisia, Ai Cập.
Trong lúc suy tư vẩn vơ, Hiền Lương chợt nghĩ, nếu đảng CSVN tiếp tục duy trì tình trạng xa rời dân, không tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, không giữ được Hoàng Sa, Trường Sa, lòng dân bất ổn chồng chất, được kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội Facebook, Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… bởi những “người giấu mặt”, chắc chắn Việt Nam sẽ có sự thay đổi kỳ diệu bằng một cuộc cách mạng hoa Sen, hoa Mai, hoa Đào hay Trống Đồng nào đó, giống như cách mạng hoa Lài ở Tunisia, Ai Cập trong tương lai gần. Giả thiết cũng chỉ là giả thiết, mong lắm thay hương Lài từ Bắc Phi sớm thổi vào phong trào dân chủ Việt Nam một luồng không khí trẻ trung, tràn đầy sức sống mới, thế hệ trẻ Việt Nam có nhiều “người giấu mặt” tài năng và nhiệt huyết như anh Wael Ghonim ở Ai Cập, tiếp bước anh Trần Hùynh Duy Thức, sớm tạo ra đột biến cho dân chủ nước nhà.
Hiền Lương
Tác giả tự giới thiệu: Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu diện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…
Phụ lục 2:
Thư của ông Đỗ Nam Hải về bài viết của Trung Hiếu.
Kính gửi: Ban biên tập báo Thông Luận online,
Tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báo Thông luận online và các bạn hữu quan tâm, bởi vì tôi là người có tên trong bài viết của Trung Hiếu, với tựa đề: “Báo giới với những người tên Hải” mà báo Thông Luậnonline đã đăng vào ngày 23/6/2008 vừa qua.
Trong những năm gần đây, có 1 Cục thuộc Bộ công an của nước CHXHCN Việt Nam, do 1 thiếu tướng công an tên là Kông Tư làm Cục trưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cái Cục này là sản xuất ra những bài viết, với những “nhà báo” mang những cái tên rất kêu như: Chính Trực, Trung Ngôn, Trung Hiếu, Chính Tâm, Vương Định, v.v… mà bài viết của Trung Hiếu trên là một trong những ví dụ. Điều xót xa cho dân tộc là ở chỗ: tiền từ thuế đóng góp của nhân dân, tiền từ việc khai thác đến kiệt quệ tài nguyên đất nước rồi bán tống, bán tháo đi đã được dùng một cách phí phạm là trả lương cho những “nhà báo yêu dân chủ” kia. Mục tiêu của họ là: bằng mọi cách, dù là láu cá nhất, đê hèn nhất để đánh phá phong trào dân chủ Việt Nam. Một vài đặc điểm rất dễ nhận thấy của họ là: lai lịch không rõ ràng, hành tung thoắt ẩn, thoắt hiện rất khó xác định.
Trong thực tế, tôi không mấy quan tâm đến những “tác phẩm” của họ. Chúng vẫn thường xuất hiện trong hộp thư điện tử của tôi và bạn bè và cũng có khi chỉ là kiểu tuyên truyền miệng rất thiếu tử tế. Tôi cũng không ngạc nhiên về luận điệu của họ, họ “ăn cơm Chúa” thì lẽ dĩ nhiên là họ phải “múa tối ngày”. Đấy là nhiệm vụ mà những người lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam giao cho “múa”. Nếu họ không “múa” hoặc “múa” không đúng theo yêu cầu của một đảng, cứ luôn xưng xưng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là: “Đảng là của dân, do dân, ngoài việc hy sinh phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, “Đảng ta” không có một mục đích nào khác,… (!?)” thì họ sẽ bị đảng của họ phê bình, kỷ luật.
Điều làm tôi ngạc nhiên ở đây là sự xuất hiện một cách rất “trù mật” những bài ấy trên báo Thông Luận online. Việc này, các trang báo khác đều đã dễ dàng nhận ra xuất xứ, cũng như mục đích xấu xa của chúng, và họ đã không làm như Thông Luận đã làm một cách rất say sưa, ít nhất là trong khoảng 2 năm trở lại đây. Vì vậy, tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báoThông Luận online với một lời đề nghị: Hãy đăng thư này của tôi trên báo Thông Luận, theo đúng tinh thần đa nguyên vốn có của cuộc sống. Rất mong sự hồi âm của Ban biên tập.
Trân trọng,
Đỗ Nam Hải
441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận –
441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận –
Thành phố Sài Gòn – Việt Nam.
Ghi chú: địa chỉ e-mail:donamhai2007@gmail.com
trên đây, có đăng trên tờ Thông Luận không phải là của tôi.
Kính gửi: Ban biên tập tờ Dân Làm Báo.
Đồng kính gửi: Quý vị và các bạn quan tâm.
Tên tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Nay tôi viết thư này gửi đến BBT tờ Dân Làm Báo để trình bày vấn đề sau đây: tôi không rõ vì sao mà BBT tờ Dân Làm Báo (http://danlambao1.wordpress.com/) lại quyết định cho đăng bài viết “Người dấu mặt trong phong trào dân chủ Việt Nam” của tác giả Hiền Lương, một người không rõ tung tích? Bởi vì theo tôi thì mục tiêu của bài viết này là làm hại cho phong trào dân chủ Việt Nam, chứ không phải làm lợi.
Theo “tác giả” tự giới thiệu thì: “Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu điện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…”. Trong đó có những đoạn như sau: “…Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng…” và:
“… Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính (cụ Hoàng Minh Chính) qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào…”
Thủ đoạn của họ là: đánh phá theo kiểu “cuốn chiếu” tất cả những cá nhân và tổ chức của phong trào dân chủ Việt Nam mà họ muốn, bằng cách viết những bài có mục đích xấu gửi lên Internet. Những ai hay tổ chức nào trong phong trào dân chủ mà họ đánh giá là càng nguy hiểm cho chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam hiện nay thì lại càng là mục tiêu ưu tiên đánh phá của họ. “Quy trình” này được họ thực hiện như sau:
Trước hết, họ chọn ra một cái tên cho “tác giả” nghe rất “nhân bản” như: Hiền Lương, Trực Ngôn, Trung Hiếu, Chính Trực, Chính Tâm hoặc Nguyễn Bách Niên, Nguyễn Bách Khoa, … và theo sự “tự giới thiệu” thì tất cả họ đều là những người rất “yêu dân chủ”!? (nhưng không bao giờ có tung tích rõ ràng cả.)
Bước tiếp theo, để tỏ ra khách quan, họ sẽ chọn ra một cá nhân nào đó của phong trào để ca ngợi nhằm làm đòn bẩy đánh những người hay tổ chức nào mà họ muốn đánh phá. Ví dụ như bài viết này thì Hiền Lương chọn anh Trần Huỳnh Duy Thức (một người đang ở trong lao tù cộng sản) để ca ngợi, với ý đồ qua đó làm đòn bẩy đánh phá Khối 8406.
Cuối cùng, họ sẽ có những bài viết khác, với những cái tên khác Hiền Lương để đánh phá luôn anh Trần Huỳnh Duy Thức. “Quy trình” của lối đánh cuốn chiếu là như vậy và nếu chúng ta không bình tĩnh, tỉnh táo chúng ta sẽ vô tình tiếp tay cho họ.
Về thủ đoạn này của công an Việt Nam, vào năm 2008 tôi cũng đã có thư gửi Ban biên tập báo Thông Luận ở Paris. Nay xin gửi lại để Quý vị và các bạn được rõ hơn. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của Ban biên tập tờ Dân Làm Báo cùng quý vị và các bạn.
Kính thư.
Sài Gòn, ngày 28/3/2011.
Người viết: Đỗ Nam Hải – Thành viên Khối 8406.
Địa chỉ: 441 Nguyễn Kiệm – P.9 – Q. Phú Nhuận – Sài Gòn.
Phụ lục 1:
“Người dấu mặt” trong phong trào dân chủ Việt Nam.
Posted on Tháng Ba 28, 2011 bytruongthondlb1
1. Cách mạng Hoa Lài đã thành công vang dội ở Tunisia, Ai Cập và tiếp tục bùng phát mạnh mẽ, tích cực tại nhiều quốc gia Bắc Phi, Trung Đông. Các bạn trẻ và nhân dân Ai Cập sẽ không bao giờ quên được công lao to lớn của “Người giấu mặt” trong cách mạng hoa Lài. “Người giấu mặt” được ký giả Mike Giglio đặt cho anh Wael Ghonim trong bài viết “Người giấu mặt khơi mào cuộc biểu tình Ai Cập” đăng trên tờ Newsweek, được Như Nguyệt chuyển ngữ đăng trên Tuần Việt Nam (Vietnamnet.vn) ngày 15/2/2011. Mặc dù không giữ vai trò thủ lãnh, chỉ là một người đàn ông bình thường, 30 tuổi, cha của hai đứa con, “Người giấu mặt” đã sử dụng mạng xã hội facebook nhanh chóng liên kết các bạn trẻ và người dân Ai Câp cùng xuống đường, sát cánh bên nhau lật đổ độc tài, tham nhũng, khôi phục những giá trị dân chủ cho người dân Ai Cập.
Đọc xong bài báo, bên cạnh sự thán phục tinh thần nhiệt huyết, sự thông minh của anh Wael Ghonim, hồi ức về anh Trần Huỳnh Duy Thức bỗng dưng trở lại trong tôi. Tôi còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát, thu hút hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tham gia, những người nội trợ cũng “đánh” chứng khoán, nhà nhà chứng khoán, người người chứng khoán, thì trên Blog Trần Đông Chấn xuất hiện bài viết “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ về đâu”. Bài viết đã phân tích, chỉ cho mọi người thấy được bản chất của “nhóm lợi ích” – tác nhân bơm căng quả bóng chứng khoán nhằm trục lợi và khi xì hơi, người bị khốn khổ chính là nhân dân lao động, viên chức thường trong bộ máy nhà nước vì hám lợi, trót ném tiền vào chứng khoán. Sức sống của bài viết đã được trải nghiệm từ thực tế chứng khoán Việt Nam (xì hơi vào cuối năm 2007), đã làm cho Blog Trần Đông Chấn có số lượng người truy cập cao nhất nước (trên 4 triệu lượt). Lúc bấy giờ, tôi cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác khát khao được gặp “bác” Trần Đông Chấn.
Sau này, khi anh Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cùng bị bắt (tháng 7/2008), các bạn trẻ sửng sốt khi biết tin anh Thức chính là chủ nhân của ba Blog nổi tiếng là Trần Đông Chấn, Change Wee Need và Psonkhanh. Có thể nói, giữa anh Wael Ghonim ở Ai Cập và anh Trần Huỳnh Duy Thức ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Các anh đều là chuyên gia công nghệ thông tin: Wael Ghonim là Giám đốc Marketing Khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Google (Google MENA), anh Thức là Tổng giám đốc công ty Internet Một Kết Nối. Cả hai đều hoạt động giấu mặt trên mạng, anh wael Ghonim sử dụng bí danh “ElShaheeed” (trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “người tử vì đạo”), anh Thức là Trần Đông Chấn (Chấn có nghĩa là thay đổi). Cái giống nhau đáng để mọi người trân trọng là các anh đều đánh giá mình là những con người bình thường. Phát biểu trong ngày được phóng thích, Ghonim cho rằng: “Thực tế, tôi chỉ làm điều đơn giản nhất, đó là viết. Đến cuối cùng, thành công có được là nhờ sức mạnh của quần chúng“.
Các anh đều hướng về quần chúng, anh Wael Ghonim chọn khẩu hiệu “Tất cả chúng ta là Khaled Said” (We are All Khaled Said), đó là tên trang mạng xã hội Facebook đã trở thành nơi phát động cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2011. Tên của nó được đặt để tưởng niệm một blogger đã bị cảnh sát thành phố Alexandria bắt giữ và đánh đến chết chỉ vì dám tung lên mạng đoạn băng video tố giác cảnh sát Ai Cập chia nhau chiến lợi phẩm sau khi bắt một vụ buôn lậu ma túy. Anh Thức cũng vậy, khẩu hiệu của anh thể hiện khát vọng của quảng đại nhân dân Việt Nam, cũng chính là khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama: Change We Need.
2. Vấn đề đáng để các bạn trẻ Việt Nam chúng ta bàn luận đó là điểm khác biệt tạm thời (chỉ tạm thời thôi) giữa anh Thức và Wael Ghonim: thành công và chưa thành công; vai trò của “người giấu mặt” trong cuộc cách mạng hoa Sen, Đào, Mai hay Trống Đồng trong tương lai tại Việt Nam mà nhiều bạn đã đề cập trên mạng. Để có được sự thành công, cũng như những sự kiện khác, cách mạng dân chủ Việt Nam cần hội đủ các yếu tố theo quan niệm của người phương Đông: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thứ nhất, về thiên thời. Về vấn đề này, chúng ta có thể khẳng định độc tài chuyên chế, tham nhũng từ lâu được nhận diện là một thể chế lạc hậu, nhân loại lên án, tìm cách loại trừ. Độc tài, chuyên chế gắn liền với tham nhũng, gieo rắc bất công, phản dân chủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu bị quần chúng đứng lên lật đổ. Cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông đang tiếp diễn, cùng với các cuộc cách mạng hoa Tuy Líp, Cam, Nhung đã diễn ra trước đó, tạo ra niềm tin mãnh liệt cho các nhà dân chủ, bạn trẻ Việt Nam. Mặt khác, ngày nay, nhân dân bị áp bức trên thế giới đã có vũ khí cực kỳ quan trọng để loại trừ độc tài đó là mạng xã hội. Các thành tố tạo ra cuộc cách mạng thần kỳ của nhân dân Tunisia, Ai Cập chính là sự mục ruỗng, thối nát trong lòng xã hội được quản trị bởi sự độc đoán, tham nhũng; sự kết nối hữu hiệu quần chúng qua Internet. Liên hệ Việt Nam, bên cạnh Facebook, hàng loạt mạng nội địa ra đời như Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… trong đó Zing Me được đánh giá đang cạnh tranh quyết liệt với Facebook, nhanh chóng chạy đua các ứng dụng có thông báo dạng “feed” giữa nhóm bạn bè.
Gần đây, FPT Online tung ra bản beta mạng xã hội banbe.net. Ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc Công ty VNG, trưởng Dự án Zing Me cho biết, hiện nay có khoảng 40% dân số Internet Việt Nam đang sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Con số này không biến động nhiều so với các năm trước, nhưng về hành vi sử dụng đã có sự thay đổi lớn. Thói quen của người dùng chuyển từ những nhu cầu cơ bản ban đầu như viết blog, chơi game, sang những hoạt động hoàn toàn mới như chia sẻ trạng thái (status), ảnh (photo). Tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội từ điện thoại di động cũng tăng lên rất nhanh, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của hạ tầng 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, năm 2010, được đánh giá có nhiều biến động đối với thị trường mạng xã hội Việt Nam. Theo dự báo của các chuyên gia mạng, năm 2011, Việt Nam tiếp tục bùng nổ mạng xã hội. Và như vậy, “người giấu mặt” hoạt động dân chủ trên mạng xã hội tại Việt Nam càng có đất để sống.
Thứ hai, về địa lợi. Sau 30 đảng CSVN thực hiện chính sách Đổi Mới, bộ mặt xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành tựu kinh tế quan trọng đã đạt được, mặc dù không còn nằm trong danh sách các nước nghèo, nhưng xã hội Việt Nam đang tiếp tục đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng về cải cách giáo dục, luật pháp; nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức tràn lan; cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp với tăng trưởng, gần đây là lạm phát, việc làm cho thanh niên và đặc biệt là sự chi phối của yếu tố Trung Quốc và Mỹ. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2007, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thuộc tỉnh Hải Nam, một số “người dấu mặt” diễn đàn X-Cafevn.org, Câu lạc bộ nhà báo tự do, thongtanxavanganh,… đã lên tiếng kêu gọi thanh niên, sinh viên học sinh, văn nghệ sỹ, trí thức xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, phản đối lễ rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008 đi qua thành phố Hồ Chí Minh.
Thông điệp chống Trung Quốc đã được một số bạn học sinh, sinh viên, trí thức văn nghệ sỹ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng, xuống đường biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự của họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, khi Chính phủ Việt Nam quyết định cho Trung Quốc thực hiện dự án Bauxite Tây Nguyên bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tướng lĩnh và hàng ngàn trí thức trong và ngoài nước, “người giấu mặt” có nick “Nhóm người Việt Yêu Nước” đã kêu gọi các bạn trẻ mặc áo pull có các biểu ngữ phản đối Bauxite Tây Nguyên, chống Trung Quốc. Nhưng kết cục, người giấu mặt của nhóm Người Việt Yêu nước cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảnh tỉnh mọi người mà thôi. Trước Đại hội đảng tòan quốc lần thứ XI, trên mạng xuất hiện các bài viết nói về sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992 của ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội Việt Nam và ý kiến phê phán văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI của các ông Trần Phương, Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam, nhiều nhà dân chủ Việt Nam vội vàng đánh giá phong trào sẽ thêm nhiều thuận lợi. Rất tiếc, anh em quên rằng những người này đã một thời đặc quyền đặc lợi, được hưởng nhiều bổng lộc từ nhà cầm quyền. Việc làm của họ, có thể do bị hụt hẩng khi mất quyền lực, bất bình với số đương chức, nên đã góp ý “thẳng thắn”. Mặc dù là bất mãn, là người trong cuộc, nên những ý kiến của họ rất sâu sắc, xứng đáng được để nhà cầm quyền nghiên cứu điều chỉnh xã hội, tránh được sự xung đột của dân chúng, phong trào dân chủ lợi hay hại, mọi người tự phán quyết.
Thứ ba, yếu tố nhân hòa. Cả 03 yếu tố (hay là điều kiện) thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho sự thành công đều quan trọng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan trọng hơn hết. Như đã nêu trên, tại Việt Nam số người tham gia mạng khá lớn, có không ít “người giấu mặt”, tiêu biểu là “Trần Đông Chấn” (Bloge cùng tên); “Hồ Gươm”, “Diên Vỹ”(trong X-cafevn),… nắm bắt được vấn đề “nóng” của xã hội đương đại, phát ra lời kêu gọi trên mạng, nhưng kết quả còn khiêm tốn, chưa đến mức độ để được nhìn nhận là tập dượt.
Từ góc độ này, chúng ta có thể đánh giá, phong trào dân chủ dân chủ Việt Nam thiếu yếu tố nhân hòa, xã hội Việt Nam hiện nay có thể chưa “nóng” đến mức chỉ cần châm lửa là bùng cháy như ở các nước Bắc Phi và Trung Đông và rất có thể các bạn trẻ và dân chúng Việt Nam đã quá ngán ngẩm với những lời kêu gọi biểu tình, xuống đường xuất hiện nhan nhản trên mạng của các nhà dân chủ Việt Nam. Đã có một thời, tuổi trẻ và những ai khát khao dân chủ Việt Nam rất vui khi cụ Hoàng Minh Chính đứng ra tuyên bố thành lập phong trào dân chủ Việt Nam, tập hợp anh chị em trong và ngoài nước đấu tranh đòi quyền dân chủ đích thực cho nhân dân. Tuy nhiên, sau khi Cụ qua đời (2008), yếu tố nhân hoà của phong trào gặp nhiều khó khăn. Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng.
Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi, cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào; hoặc giả thiết các nhà dân chủ cứ nằm im, chính quyền càng làm càn, quần chúng càng uất ức, tự phát đứng lên làm các mạng giống như nhân dân Tunisia, Ai Cập.
Trong lúc suy tư vẩn vơ, Hiền Lương chợt nghĩ, nếu đảng CSVN tiếp tục duy trì tình trạng xa rời dân, không tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, không giữ được Hoàng Sa, Trường Sa, lòng dân bất ổn chồng chất, được kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội Facebook, Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… bởi những “người giấu mặt”, chắc chắn Việt Nam sẽ có sự thay đổi kỳ diệu bằng một cuộc cách mạng hoa Sen, hoa Mai, hoa Đào hay Trống Đồng nào đó, giống như cách mạng hoa Lài ở Tunisia, Ai Cập trong tương lai gần. Giả thiết cũng chỉ là giả thiết, mong lắm thay hương Lài từ Bắc Phi sớm thổi vào phong trào dân chủ Việt Nam một luồng không khí trẻ trung, tràn đầy sức sống mới, thế hệ trẻ Việt Nam có nhiều “người giấu mặt” tài năng và nhiệt huyết như anh Wael Ghonim ở Ai Cập, tiếp bước anh Trần Hùynh Duy Thức, sớm tạo ra đột biến cho dân chủ nước nhà.
Hiền Lương
Tác giả tự giới thiệu: Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu diện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…
Phụ lục 2:
Thư của ông Đỗ Nam Hải về bài viết của Trung Hiếu.
Kính gửi: Ban biên tập báo Thông Luận online,
Tôi là Đỗ Nam Hải, hiện đang sống tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam. Tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báo Thông luận online và các bạn hữu quan tâm, bởi vì tôi là người có tên trong bài viết của Trung Hiếu, với tựa đề: “Báo giới với những người tên Hải” mà báo Thông Luậnonline đã đăng vào ngày 23/6/2008 vừa qua.
Trong những năm gần đây, có 1 Cục thuộc Bộ công an của nước CHXHCN Việt Nam, do 1 thiếu tướng công an tên là Kông Tư làm Cục trưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cái Cục này là sản xuất ra những bài viết, với những “nhà báo” mang những cái tên rất kêu như: Chính Trực, Trung Ngôn, Trung Hiếu, Chính Tâm, Vương Định, v.v… mà bài viết của Trung Hiếu trên là một trong những ví dụ. Điều xót xa cho dân tộc là ở chỗ: tiền từ thuế đóng góp của nhân dân, tiền từ việc khai thác đến kiệt quệ tài nguyên đất nước rồi bán tống, bán tháo đi đã được dùng một cách phí phạm là trả lương cho những “nhà báo yêu dân chủ” kia. Mục tiêu của họ là: bằng mọi cách, dù là láu cá nhất, đê hèn nhất để đánh phá phong trào dân chủ Việt Nam. Một vài đặc điểm rất dễ nhận thấy của họ là: lai lịch không rõ ràng, hành tung thoắt ẩn, thoắt hiện rất khó xác định.
Trong thực tế, tôi không mấy quan tâm đến những “tác phẩm” của họ. Chúng vẫn thường xuất hiện trong hộp thư điện tử của tôi và bạn bè và cũng có khi chỉ là kiểu tuyên truyền miệng rất thiếu tử tế. Tôi cũng không ngạc nhiên về luận điệu của họ, họ “ăn cơm Chúa” thì lẽ dĩ nhiên là họ phải “múa tối ngày”. Đấy là nhiệm vụ mà những người lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam giao cho “múa”. Nếu họ không “múa” hoặc “múa” không đúng theo yêu cầu của một đảng, cứ luôn xưng xưng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là: “Đảng là của dân, do dân, ngoài việc hy sinh phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, “Đảng ta” không có một mục đích nào khác,… (!?)” thì họ sẽ bị đảng của họ phê bình, kỷ luật.
Điều làm tôi ngạc nhiên ở đây là sự xuất hiện một cách rất “trù mật” những bài ấy trên báo Thông Luận online. Việc này, các trang báo khác đều đã dễ dàng nhận ra xuất xứ, cũng như mục đích xấu xa của chúng, và họ đã không làm như Thông Luận đã làm một cách rất say sưa, ít nhất là trong khoảng 2 năm trở lại đây. Vì vậy, tôi viết thư này gửi đến Ban biên tập báoThông Luận online với một lời đề nghị: Hãy đăng thư này của tôi trên báo Thông Luận, theo đúng tinh thần đa nguyên vốn có của cuộc sống. Rất mong sự hồi âm của Ban biên tập.
Trân trọng,
Đỗ Nam Hải
441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận –
441 Nguyễn Kiệm – Phường 9 – Quận Phú Nhuận –
Thành phố Sài Gòn – Việt Nam.
Ghi chú: địa chỉ e-mail:donamhai2007@gmail.com
trên đây, có đăng trên tờ Thông Luận không phải là của tôi.