24.4.11

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC CHÚA


BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC CHÚA

Bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân đã về nước Chúa vào hồi hai giờ sáng lễ Phục Sinh, Chúa nhật 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã của nước Ý.
Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh.  Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh. Bây giờ Bà đã “đoàn tụ” với Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thuỷ mà bà hết lòng yêu thương quí mến. 

Xin quý vị độc giả dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Maria an vui trên Thiên Quốc.
Trân trọng báo tin,
Trương Phú Thứ
19
1
 
Rate This
Đăng trong Trương Phú Thứ
Be the first to like this post.

7 Responses to BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC CHÚA

  1. Gởi Chính Đạo: Vâng, rất có thể là Thiên Chúa Giáo sai, vì không thể có tội nguyên tổ, thiên đường, địa ngục… như trong Kinh Thánh. Trí óc con người ngày nay không chấp nhận những điều ấy. Nhưng dù Thiên Chúa Giáo sai về thần học, những điểu chúa Giêsu dạy về tình yêu, sự tha thứ vẫn là những chân lý bất diệt và những niềm cảm hứng vô tận của nhân loại. Có thể ngay chính các giáo hội Ky Tô Giáo cũng không thực hiện hết được, nhưng những gì Giê Su truyền bá về tình thương và sự tha thứ vẫn là những ngọn đuốc sáng cho nhân loại. Điều này khác với chủ nghĩa cộng sản bạo tàn, phi nhân. Có thề nói có hai bậc thánh nhân Giêsu và Thích ca Mâu Ni là hai ngọn đuốc sáng ngời soi sáng cho nhân loại biết yêu thương và tha thứ. Vậy bạn không cần phải phủ nhận sạch trơn với một giọng căm hờn có thể nhận thấy như vậy. Không phải chỉ có mình bạn khôn ngoan đâu, phải không?
    1
    0
     
    Rate This
  2. ông già chống gậy 99
    đọc cuốn Biến Động Miền Trung cuả tác giả Liên Thành ta thấy rầt cảm động cho QLVNCH, cho chính phủ nền đệ I công hoà mả thủ phạm chính gây ra caí chết cuả 5327 ngươì dân Huế là do chính thầy Đôn Hậu gây nên rôì đổ cho anh em ông Ngô để làm điêu đứng chính phủ dẫn đến cái chết cuả vị ân nhân cuả ngươì di cư 1954
    Thích Đôn Hậu là một cơ sở nòng cốt và là một con baì nòng cốt cuả cộng sản bắc việt đặt taị miền trung và được bắt rễ trong phật giaó nhưng tên cán bộ điêù khiển thượng toạ Thích Đôn Hậu là Hoàng Kim Loan
    bao nhiêu ngươì đã nghĩ bà Đệ Nhất Phu Nhân là ngươì dựt dây để đàn ap1 phật giaó nhưng mọi chuyện đã rõ như ban ngaỳ
    xin chuá trả công bội hậu cho ngươì đã có công đưa chúng con thoát khoỉ cộng sản vô thần và đưa chúng con đến định cư một nơi bình an có tự do nhân quyền
    3
    0
     
    Rate This
    • thọc gậy bánh xe
      Thích Đôn Hậu đã phải trả giá đắt cho việc làm của mình.
      Ác Giả Ác Báo
      Và Thích Trí quang cũng phải ngồi lặng lẽ gặm nhấm số phận của mình.
      0
      0
       
      Rate This
  3. chinh dao
    Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Ca-Tô không còn có thể lừa dối con người bằng củ cà rốt Thiên Đường và cây gậy địa ngục được nữa. Cho nên, tháng 7, 1999, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã phải thú nhận rằng không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây, mà cũng không làm gì có hỏa ngục ở dưới đất, tất cả đều do tâm con người tạo ra mà thôi. Điều thú nhận này đã làm cho hàng triệu tín đồ thất vọng, vì điều mà họ mơ ước được lên thiên đường hưởng nhan thánh Chúa rút cục đã thực sự trở thành cái bánh vẽ trên trời (A Pie-in-the-sky), đúng như nhận định của Mục sư Ernie Bringas. Mặt khác, “tội tổ tông” chỉ là một huyền thoại cho nên không làm gì có cái gọi là “ngục tổ tông” để mà Giê-su “xuống” sau khi chết. Trong mấy trăm năm nay, các tín đồ Ca-Tô được dạy để đọc Kinh Tin Kính hàng ngày mà không biết rằng đó chính là những lời lừa dối do chính giáo hội đặt ra để huyễn loặc làm mê mẩn đám tín đồ không có mấy đầu óc.
    Các tín đồ Ca-Tô ở những địa phương như Việt Nam, Phi Luật Tân, Phi Châu, Nam Mỹ v..v.. thường không biết rằng các bậc lãnh đạo trong Ca-Tô Giáo Rô-ma của họ đã từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác từ lâu rồi. Giáo hội sống còn là nhờ vào mớ quyền năng tự tạo cho giới chăn chiên, khai thác sự yếu kém tinh thần và trình độ hiểu biết của đa số giáo dân, và nhất là chủ trương “ngu dân dễ trị”, cho nên không bao giờ dám cho giáo dân biết những sự thực về Giáo hội, về nền thần học Ki Tô Giáo, về cuốn Kinh của Ki Tô Giáo (Bible). Ngày nay, mớ quyền năng đó đã trở thành những màn lừa dối để lùa những con người đầu óc thấp kém vào vòng mê tín nên, nhưng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, ngay cả một số không nhỏ những tín đồ Ca-Tô bình thường cũng như những người trí thức trong giáo hội cũng không còn tin, trừ số tín đồ sống trong những ốc đảo ngu dốt trong các địa phương chậm tiến. Điều này thấy rõ hơn gì hết ở Âu Châu, cái nôi của Ca-Tô Giáo Rô-ma trước đây, một lục địa mà chính Giáo hoàng Benedict XVI cùng Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã phải thú nhận là sống không cần đến Thiên Chúa mà cũng chẳng cần đến ảo tưởng “cứu rỗi” của Giê-su.
    Bất cứ ai quan tâm đến vấn nạn Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng nên đọc cuốn The Decline and Fall of the Roman Church nếu họ muốn biết về lịch sử của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma từ thời Peter (Phê-rô) đến thời Giáo hoàng John Paul II. Nơi trang 230, Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh ở Rô-ma (a Jesuit Professor at the Pontifical Biblical Institute in Rome), đã phục vụ dưới triều Giáo hoàng John XXIII, viết:
    Giáo Hoàng John XXIII, trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, nói rằng: “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình đi tới kết quả nào, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.
    (Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spontaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)
    Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý căn bản khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì, như chính Giáo hoàng John XXIII đã nhận xét, đó là những giáo lý và quan niệm sai lầm nhưng trong một thời gian lâu dài nhiều thế kỷ đã làm chủ lực tinh thần của Ca-Tô Giáo Rô-ma, và nay vẫn còn tồn tại trong đám tín đồ thấp kém. Các nhà thần học và giám mục hiển nhiên là những người có trình độ, không như đám giáo dân ở dưới, cho nên ngày nay, những giáo lý có tính mê hoặc của giáo hội trước đây đã không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Do đó, họ bắt buộc phải từ bỏ nếu không muốn đặt mình vào vị thế của những kẻ lạc hậu về kiến thức, về tư duy. Nhưng điều đáng nói là, sự từ bỏ những giáo lý và quan niệm sai lầm của giáo hội chỉ thu hẹp trong giới trí thức Ca-Tô, chưa hề được truyền xuống giới giáo dân, vì tuy giới chăn chiên cũng đã nhận ra những giáo lý và quan niệm sai lầm này, nhưng họ vẫn giữ chặt, không dám cho đám con chiên biết, sợ rằng đức tin của con chiên bị chao đảo, kéo theo sự mất đi quyền lực tinh thần cũng như vật chất của họ. Đây là tình trạng thực sự của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma ngày nay, giới chăn chiên sống trên sự ngu dốt của tín đồ mà họ kiên trì duy trì, cho nên, đúng như Russell Shorto đã nhận định, những tín đồ tiếp tục sống trong bóng tối là những tín đồ bình thường..
    3. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.
    Chuyện Chúa sống lại là một chuyện rất mâu thuẫn, có nhiều chi tiết rất tiếu lâm, nếu chúng ta đọc cuốn Kinh của Ki Tô Giáo với một đầu óc sáng sủa, phân tích, một loại đầu óc mà Giáo hội Ca-Tô ghét nhất. Chẳng thế mà đã có một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc cuốn Kinh này vì e rằng tín đồ sẽ khám phá ra những lời diễn giảng Kinh sai lầm của Giáo hội. Nhưng từ khi cuốn Kinh được dịch ra những tiếng địa phương thì Ca-Tô Giáo nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung, bắt đầu suy thoái.
    Các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều đồng ý là trong bốn Phúc Âm thì Phúc Âm của Mark là cổ nhất, viết vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết. Ba Phúc Âm kia, Matthew, Luke, John đều viết sau Phúc Âm của Mark nhiều năm, thí dụ Matthew viết vào khoảng cuối thế kỷ 1, sau Mark khoảng 20 năm. Trước hết chúng ta hãy đọc chuyện Chúa sống lại trong Mark 15 và 16.
    Mark 15: 42-47; 16: 1 -8:
    “Hôm đó, nhân ngày chuẩn bị lễ Vượt Qua. Đến chiều tối, Joseph, người Arimathea, một thành viên có uy tín trong Hội Đồng Quốc Gia, từng trông đợi Nước Trời, bạo dạn đến xin Philate cho lãnh xác Giê-su. Philate không tin Giê-su đã chết nên gọi tên đội trưởng đến hỏi xem Giê-su đã chết thật chưa. Khi viên đội trưởng xác nhận Giê-su đã chết, Philate cho phép Joseph lãnh xác Giê-su.
    Joseph mua một cây vải gai, gỡ xác Giê-su xuống khâm liệm, rồi đặt xác Giê-su trong một nấm mồ đục bên sườn núi đá, rồi lăn một tảng đá lớn chặn trước cửa mồ. [Cửa mồ lớn bao nhiêu để Joseph có thể mang xác Giê-su vào trong đó. Và tảng đá phải lớn bao nhiêu, nặng bao nhiêu để Joseph có thể lăn nó che lấp của mồ?. TCN]
    Và Mary Magdalene và Mary, Mẹ của Joses nhận biết nơi đặt xác Giê-su..
    ..Ngày thứ Bảy qua, Mary Magdalene, Mary, mẹ của James và Salome đi mua hương liệu để ướp xác Giê-su. Sáng sớm Chủ Nhật, lúc mặt trời mọc, họ cùng nhau đi tới mộ Giê-su, hỏi nhau không biết nhờ ai lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ. [Nghĩa là tảng đá rất nặng, ba người họ họp sức cũng không thể lăn nổi. TCN]
    Nhưng khi tới nơi thì tảng đá lớn đã được lăn ra khỏi cửa mộ rồi. Vào trong nhà mồ, họ thấy một thanh niên mặc áo dài trắng ngồi ở phía bên phải làm cho họ hoảng sợ.
    Nhưng người thanh niên nói: “Đừng sợ! Các ngươi đến tìm Giê-su ở Nazareth, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta sống lại rồi. Ông ta không có ở đây. Vào mà coi chỗ người ta đặt xác ông. Hãy đi báo cho các môn đệ của ông – và Peter (Phê-rô) – rằng Giê-su đã đi đến xứ Galilee trước họ rồi, và họ sẽ thấy Giê-su ở đó, như ông đã dặn trước. [Người thanh niên này là ai, là người hay là ma, không thấy Tân ước nói. TCN]
    Ba người bèn chạy nhanh ra khỏi mộ vì họ run sợ và thấy kỳ lạ. Và họ không nói với ai lời nào vì sợ.” [Vấn đề ở đây là Mark viết Phúc Âm Mark vào khoảng 40 năm sau khi Chúa Chết. Mark không thể có mặt ở ngôi mộ Giê-su để mà tả lại những chi tiết như vậy. Chắc chắn là hoặc Mark bịa ra chuyện này, hoặc nghe người khác kể lại. Ai là kẻ kể lại, có đáng tin không? Chi tiết này cũng không thấy Mark viết. TCN]
    Nhưng chúng ta hãy so sánh chuyện Chúa sống lại của Mark với chuyện Chúa sống lại trong Matthew 27: 57-66 và Matthew 28: 1-8:
    Đến tối (thứ Sáu), Joseph, một người giàu có ở vùng Amarithea, cũng là một môn đệ của Giê-su, đến xin Philate cho lãnh xác Giê-su. Philate ra lệnh trao xác Giê-su cho ông. Khi Joseph hạ thi hài Giê-su xuống, ông gói xác trong một tấm vải gai sạch, rồi đặt xác Giê-su trong một hầm mộ ông đục trên sườn núi đá. Joseph lăn một tảng đá lớn chặn trước của mộ rồi bỏ đi. Mary Magdalene và bà Mary kia vẫn ngồi trước mộ.
    Hôm sau, kế ngày chuẩn bị lễ Vượt Qua, các thầy trưởng tế và Pharisees đến gặp Philate và thưa rằng: “Thưa Ngài, chúng tôi nhớ rằng khi còn sống, tên lừa bịp này (Giê-su) đã nói: “Sau ba ngày ta sẽ sống lại”. Để phòng mưu gian, xin Tổng Trấn ra lệnh canh gác kỹ mộ nó suốt ba ngày, như thế các môn đệ của nó không thể đánh cắp xác của nó rồi phao tin rằng nó sống lại.
    Sự lừa bịp này còn tai hại hơn là sự lừa bịp trước.” Philate nói: “Các ngươi có lính gác, cứ việc canh gác cho cẩn mật.” Họ liền niêm phong tảng đá và đặt lính canh gác trước cửa mộ..
    ..Sáng Chủ Nhật, trời mới rạng đông, Mary Magdalene và bà Mary kia tới thăm ngôi mộ. Bỗng nhiên có một trận động đất lớn vì một Thiên sứ từ trên trời bay xuống, lăn tảng đá lớn ra khỏi cửa mộ rồi ngồi lên trên đó., mặt sáng như chớp nhoáng, áo trắng như tuyết. Bọn lính gác khiếp sợ, đứng sững như xác chết. Nhưng Thiên sứ nói với hai người đàn bà: “Đừng sợ! Ta biết các ngươi đến tìm Giê-su, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta không có ở đây, vì ông ta đã sống lại. Hãy vào mà coi chỗ người ta đặt xác Chúa.
    Hãy đi lẹ và loan báo cho các môn đệ của ông ta rằng ông ta đã sống lại, và thật vậy, ông ta đã đi tới Galilee trước và các ngươi sẽ thấy ông ta ở đó. Hãy nhớ những lời ta nói. Hai người đàn bà vừa sợ vừa mừng, chạy vội ra khỏi mộ và đi báo tin cho các môn đệ của Giê-su.
    Chúng ta thấy rằng chuyện Chúa sống lại trong Phúc Âm Mark và Phúc Âm Matthew hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy chúng ta nên tin chuyện nào và căn cứ vào đâu mà tin chuyện đó. Nếu Mark đúng thì Matthew phải sai và ngược lại. Vấn đề là chúng ta không thể biết ai đúng ai sai. Nếu dùng lý trí để xét đoán một vấn đề thì khi chúng ta không thể căn cứ vào đâu để mà tin một trong hai chuyện Chúa sống lại kia thì chúng ta phải loại bỏ cả hai, vì ngày nay ai cũng biết chuyện Chúa sống lại chỉ là chuyện phịa.. Nhưng trong lãnh vực học thuật, các chuyên gia nghiên cứu Kinh của Ki Tô Giáo đã tìm ra nhiều điều thú vị trong chuyện Chúa sống lại trong Kinh này.
    Thứ nhất, Matthew 12: 40 kể lời Giê-su “tiên tri” về sự sống lại của ông ta như sau:
    “Chúa Giê-su đáp: “Như Giô-na (Jonah) đã nằm trong bụng cá 3 ngày 3 đêm, ta sẽ vào lòng đất 3 ngày 3 đêm..”
    Nhưng thực ra, không phải là Chúa sống lại, nếu thực sự sống lại, sau 3 ngày 3 đêm mà sau chỉ có 1 ngày rưỡi và 2 đêm: từ 3 giờ chiều ngày thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật. Như vậy là lời tiên tri của Chúa có một sai số là 50%. Trong khoa học, một dữ kiện có sai số 50% kể như là vứt đi, không thể sài được.
    Thứ nhì, trong Matthew, khi hai bà Mary đến nơi mộ Chúa thì tảng đá chặn cửa mộ vẫn còn đó. Rồi một Thiên sứ từ trên trời bay xuống và lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ. Ngôi mộ trống không. Vậy xác Chúa ra khỏi mộ bằng cách nào? Cho rằng linh hồn có thể đi qua kẽ đá được, nhưng xác thì đi qua tảng đá bằng cách nào?
    Thứ Ba, cùng một chuyện Chúa sống lại mà bốn Phúc Âm mô tả khác nhau, nhiều khi đối nghịch hẳn nhau với nhiều chi tiết rất mâu thuẫn, vậy nếu dùng lý trí để hỗ trợ đức tin thì chúng ta phải tin như thế nào đây. Và nếu tin rồi, nghĩa là không cần biết đến những mâu thuẫn trong Kinh về chuyện Chúa sống lại, thì vai trò của lý trí đứng chỗ nào trong đức tin đó. Nếu chuyện Giê-su sống lại trong cả 4 phúc âm đều giống nhau thì chưa chắc điều này đã đúng như sự thực, vì rất có thể đó là niềm tin của một số người cùng nghe lại một truyền thuyết. Nhưng chi tiết trong 4 phúc âm về chuyện Giê-su sống lại có quá nhiều mâu thuẫn đối ngược hẳn nhau, điều này chứng tỏ cả 4 phúc âm chẳng qua chỉ là tác phẩm của 4 người diễn giải sự việc theo lời đồn đại khác nhau trong dân gian và theo niềm tin riêng của mình. Nhiều học giả nghiên cứu cuốn Kinh của Ki Tô Giáo đã khám phá ra rằng mỗi tác giả của 4 phúc âm đều có mục đích riêng khi viết chuyện giả tưởng về sự sống lại của Giê-su.
    Những cuốn phân tích kỹ lưỡng nhất về những vấn đề ai là tác giả 4 phúc âm, viết với ý định gì, tài liệu lấy từ đâu và lấy như thế nào v..v.., có thể nói là những cuốn Ai Viết Những Phúc Âm? (Who Wrote The Gospels?) của Randel McGraw Helms Giáo sư đại học Arizona State University, Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) của Giáo sư Thần học Uta Ranke-Heinemann, Hãy Cứu cuốn Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing The Bible From Fundamentalism) của Giám mục John Shelby Spong, và Năm Phúc Âm: Đích Thực Giê-su Nói Gì? (The Five Gospels: What Did Jesus Really Say?) của The Jesus Seminar. Học hội Giê-su kể luôn Phúc Âm Thomas nên mới là năm. Nhưng đây không phải là nơi bàn luận chi tiết về vấn đề này.
    “Giáo hội dạy rằng”: Giê-su sống lại 3 ngày sau khi chết, và 40 ngày sau thì “thăng thiên”, nghĩa là cả hồn lẫn xác tự nhiên bốc lên trời, và hiện nay đang ngồi bên phải Chúa Cha ở trên Thiên Đường. Người nào tin ở Chúa, chỉ cần tin thôi, thì sau khi chết sẽ được lên Thiên Đường ở cùng Chúa. Nhưng vì Giáo Hoàng là “đại diện của Chúa”, là người kế thừa Thánh Phê-rô giữ chìa khóa mở cửa Thiên Đường, nên các tín đồ Ca Tô phải tuyệt đối phục tùng và tuân lệnh Giáo Hoàng, nếu không, Giáo Hoàng hay Tòa Thánh Vatican ở Rô-Ma sẽ tuyệt thông, nghĩa là không cho phép tín đồ hưởng các “bí tích” để hiệp thông với Chúa trên Thiên Đường. Đây là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo Rô-Ma mà các tín đồ bắt buộc phải tin, không tin thì không được chấp nhận là Ca-Tô hữu.
    Nhưng đây chỉ là những lời giáo hội bày đặt ra để nắm giữ đầu óc đám tín đồ thấp kém, vì như chúng ta đã biết, không làm gì có chuyện Giê-su “xuống ngục tổ tông” mà cũng không làm gì có chuyện xác Giê-su bay lên trời. Thánh Phao Lồ (Paul) đã viết rõ trong I Cổ-Linh (Corinthians) 15: 50:
    Thưa anh em. Tôi xin nói rõ thân thể bằng xương bằng thịt và máu không thể hưởng được nước Thượng Đế, vì thân thể hư nát không thể hưởng sự sống bất diệt.
    Giê-su vẫn tự nhận một lúc 2 vai: Con của Thiên Chúa và Con của người (Son of Man). Con của Thiên Chúa thì chỉ có phần hồn, còn Con của Người thì phải có xác phàm bằng xương bằng thịt. Do đó Giê-su không thể nào bay lên trời ngự bên phải Thiên Chúa theo như sự bày đặt của vài tín đồ sùng tín tưởng tượng ra để thần thánh hóa Giê-su.
    Tuy nhiên, dù Giáo Hoàng John Paul II đã chính thức tuyên bố cùng thế giới là không làm gì có thiên đường hay địa ngục như giáo hội vẫn thường dạy con chiên, nhưng tôi tin chắc đa số tín đồ Ca-Tô trên thế giới, nhất là những tín đồ Ca-Tô A-na-mít nhà ta, không hề biết đến chuyện này. Những lời tuyên bố công nhận sự thực khoa học của Giáo hội chỉ để chỉnh trang bộ mặt của giáo hội trước dư luận trí thức thế giới chứ không phải để cho các tín đồ biết. Đây là sách lược ngu dân dễ trị của giáo hội từ xưa tới nay. Lẽ dĩ nhiên đám tín đồ thấp kém vẫn còn hi vọng lên thiên đường cùng Chúa sau khi chết. Vậy thì thiên đường của Chúa mà giáo hội đã nhét vào đầu óc tín đồ trong mấy ngàn năm nay là như thế nào, và ở đâu?
    Thiên Đường của Chúa ở trên một “Vòm” (vault) gọi là “Trời” (Heaven) mà Thượng Đế tạo ra trong ngày thứ nhì của 6 ngày “Sáng Thế”. Muốn hiểu vòm Trời trên có hình dạng ra sao, chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài “Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo”, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập I, trang 16:
    “The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng “đồng thau” (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những “cửa trời” đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)…Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là “trời” (Gen 1:8).
    Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4).”
    Theo đức tin Ca-Tô Giáo thì cuốn Kinh của Ki Tô Giáo là những lời “mặc khải” của Thiên Chúa toàn năng sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài nên không thể sai lầm. Chỉ có điều, trí tuệ của Thiên Chúa khi đó không hơn gì trí tuệ của những người bán khai là bao nhiêu cho nên mới “mặc khải” cho các “Thánh Tiên Tri” những lời trong cuốn Kinh mà trí tuệ của con người ngày nay đã hoàn toàn bác bỏ vì những lời “mặc khải” đó quá sai lầm, không đúng với thực tại.
    Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way) mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh xoay quanh mặt trời) của chúng ta nằm trong đó, có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ. Các khoa học gia đã ước tính rằng trong vũ trụ có khoảng 50 tỷ thiên hà tương tự như giải Ngân Hà. Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Chúng ta đều biết, ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Chúng ta cũng biết một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày có 24 giờ, và một năm có khoảng 365 ngày. Do đó, chúng ta có thể tính ra khoảng cách của một năm ánh sáng. Khoảng cách này vào khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) cây số, hoặc gần 6 ngàn tỷ miles.
    Giải Ngân Hà có đường kính khoảng 100000 năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ nằm cách xa tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. Chúa Giê-su mới “thăng thiên” cách đây khoảng 2000 năm, và dù cho chúng ta chấp nhận Chúa thăng thiên với vận tốc của ánh sáng, một vận tốc giới hạn của mọi vật chất, thì Thiên Đường của Chúa cũng chỉ quanh quẩn đâu đó cách đây nhiều nhất là 2000 năm ánh sáng. Chỉ phiền có một điều, điểm đặc biệt trong những khám phá mới về vũ trụ là các kính thiên văn tối tân nhất hiện nay đã quét khắp vòm trời, đến tận những thiên hà cách xa trái đất cả hơn 10 tỷ năm ánh sáng, mà không thấy bóng dáng của Thiên Đường ở đâu. Nếu cho rằng Thiên Đường ở xa hơn nữa, ngoài tầm khảo sát của các kính thiên văn, thì lại đưa đến một vấn đề: cũng phải ít nhất là 10 tỷ năm nữa Chúa Giê-su mới lên tới Thiên Đường. Các tín đồ Ca-Tô tin tưởng rằng sẽ được lên Thiên Đường cùng Chúa sau khi chết nên chuẩn bị một thời gian ít ra là 10 tỷ năm trước khi có thể thấy dung nhan Chúa trên Thiên Đường. Dù vậy cũng chưa chắc, vì vũ trụ đang ngày càng nở rộng, và trong 10 tỷ năm nữa thì vũ trụ nở rộng đến cỡ nào, chưa ai có thể biết trước được. Khi đó, có thể mặt trời và trái đất sẽ không còn nữa vì các khoa học gia ước tính trái đất và mặt trời chỉ có thể tồn tại nhiều nhất là 5 tỷ năm nữa.
    Đó là chuyện Chúa bay lên trời, hiện ngồi bên hữu Thiên Chúa. Nhưng trời là cái gì? Giám Mục John Shelby đã đặt vấn đề như sau:
    Trời là cái gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thiên Chúa dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thiên Chúa, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thiên Chúa toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?
    [John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10: What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?]
    4. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết..
    Đây là niềm tin của những người sùng tín Giê-su về một chuyện trong tương lai, cho nên không có một căn bản khả tín nào. Trong 2000 năm qua, giáo hội Gia Tô và nhiều hệ phái Ki-Tô khác đã nhiều lần tiên đoán ngày phán xét, nhưng ngày đó không hề xảy ra, và sẽ không bao giờ có thể xảy ra cho đến khi trái đất không còn tồn tại nữa. Tại sao? Bởi vì những huyền thoại do một số người sùng tín Giê-su bày đặt ra theo niềm tin riêng của mình thì không bao giờ có thể trở thành sự thực. Chứng minh?
    Đọc Thánh kinh, chúng ta thấy rõ ràng là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần (Matthew 16: 27-28: Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong nước ta; Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại; Mark 13:30: Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi; Luke 21: 27, 30: Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua đi, các biến cố ấy đã xảy ra rồi; John 14: 21: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi)
    Nhưng Giê-su, với những lời hứa hẹn hão huyền đầy tính chất tự tôn, tự cao, tự đại trên, đã cho các môn đệ ăn bánh vẽ vì ông ta đã ra đi và không hề trở lại. 2000 năm qua, những người tin là Giê-su có quyền phép “cứu rỗi” họ và cho họ lên thiên đường ở cùng ông đã dài cổ ra ngóng chờ “ngày trở về” của Giê-su, nhưng năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, thiên niên kỷ này qua thiên niên kỷ khác, Giê-su vẫn biệt tăm. Làm sao ông ta có thể trở về được khi ông ta đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác? Lời hứa hẹn vô trách nhiệm đầy tính cách lừa dối những kẻ nhẹ dạ như trên có giá trị gì khi những điều ông hứa không hề mảy may thực hiện được đã 2000 năm nay. Hiện giờ ông ta ở đâu? Không ai biết. Nhưng chắc chắn là không phải ở trên trời, vì Giáo hoàng John Paul II, đại diện của ông trên cõi trần, đã khẳng định không làm gì có thiên đường trên các tầng mây. Và điều này cũng phù hợp với những khám phá của khoa học trong môn vũ trụ học. Không ở trên trời thì chỉ có thể ở dưới đất, sâu ba thước. Nhưng ở đâu? Ở Jerusalem.
    Vì sự tình cờ trong công tác ủi đất để xây cất, một toán công nhân đã khám phá thấy những tiểu quách trong khu mồ Talpiot, được biết là “Mồ của 10 Tiểu Quách” (Tomb of Ten Ossuaries). Công tác được ngưng ngay và chính quyền Do Thái cũng như các nhà khảo cổ đã đến nơi xem xét. Người ta thấy trong khu mồ đó có 10 cái tiểu quách, một cái trong đó chứa “bộ xương cứu thế” của Giê-su, còn vài cái khác chứa xương của gia đình Giê-su gồm vợ, con, bố, mẹ và em Giê-su. [Five of the 10 discovered boxes in the Talpiot tomb were inscribed with names believed to be associated with key figures in the New Testament: Jesus, Mary, Matthew, Joseph and Mary Magdalene. A sixth inscription, written in Aramaic, translates to "Judah Son of Jesus."]
    Các học giả ngày nay biết rằng từ năm 30 trước thời đại này cho đến năm 70 trong thời đại này, nhiều người ở Jerusalem đã dùng vải gai quấn những xác chết rồi mang xác chết để trong những tấm mồ đẽo trong hốc đó. Ở đó xác chết sẽ thối rữa trong một năm rồi bộ xương được để vào một tiểu quách. [Scholars know that from 30 B.C. to 70 A.D., many people in Jerusalem would first wrap bodies in shrouds after death. The bodies were then placed in carved rock tombs, where they decomposed for a year before the bones were placed in an ossuary.]
    Những cuộc thử nghiệm DNA chứng tỏ những nhân vật trong các tiểu quách trên đó có viết những tên bằng tiếng Aramaic như “Giê-su Con của Joseph” (Jesus Son of Joseph), “Judah con của Giê-su” (Judah son of Jesus), và bằng tiếng Hebrew như “Maria” [tiếng Latin là Miriam, tiếng Anh là Mary], và một tiểu quách trên có ghi tiếng Hi Lạp “Mariamene e Mara,” được dịch là “Mary được biết là Thầy (Cô) Dạy”, có liên hệ gia đình với nhau. Ngoài ra cũng còn tiểu quách trên có viết tên “Matia” [Matthew] và “Joseph”. Francois Bovon, Giáo sư sử và tôn giáo tại đại học Harvard cho rằng “Mariamene” hay Mariamene, có thể chính là tên của Mary Magdalene, vợ của Giê-su]
    Phối hợp kết quả thử nghiệm DNA với những thống kê về tên để tránh sự trùng hợp tên, Andrey Feuerverger, Giáo sư Thống Kê và Toán tại đại học Toronto [Andrey Feuerverger, professor of statistics and mathematics at the University of Toronto] đã đưa tới kết luận là khu mồ ở Talpiot có xác suất là 600 trên 1, nghĩa là hầu như là chắc chắn, chính là khu mồ của gia đình Giê-su [The study concludes that the odds are at least 600 to 1 in favor of the Talpiot Tomb being the Jesus Family Tomb. In other words, the conclusion works 599 times out of 600.]
    Và đài truyền hình Discovery Channel đã trình chiếu cuốn phim “The Lost Tomb of Jesus” ngày 4 tháng 3, năm 2007 để trình bày một cách khoa học về kết quả này. Độc giả cũng có thể tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trên các trang nhà như sau:http://www.jesusfamilytomb.com và dsc.discovery.com/news/
    Lẽ dĩ nhiên Ki Tô Giáo không lấy gì làm thích thú trước những khám phá này. Và chúng ta đã thấy một vài trang nhà Ki Tô Giáo lên tiếng cho rằng những chữ viết trên các tiểu quách chỉ là ngụy tạo. Nhưng cũng lẽ dĩ nhiên họ không hề giải thích là ai ngụy tạo, ngụy tạo để làm gì, và các tín đồ thấp kém, từ con nít đến người già ở Việt Nam, vẫn tiếp tục tin vào “bộ xương cứu thế’ của Giê-su, nghe lời xúi bậy của TGM Ngô Quang Kiệt, đi cầu nguyện ngoài đường với búa, kìm, xà beng, và với hi vọng là “bộ xương cứu thế’ này sẽ giúp họ đòi lại được Tòa Khâm Sứ, đất mà thực dân Pháp toa rập cùng Giám mục Ca-Tô Puginier và Tổng Đốc tay sai Nguyễn Hữu Độ, ăn cướp của Chùa Báo Thiên, xây nhà thờ để vinh danh Chúa Do Thái của họ..
    Thật là tội nghiệp.
    1
    9
     
    Rate This
  4. viet
    Làm lãnh tụ trong một nước tự do dân chủ thật là rất khó, phải có thực tài thực học và khôn ngoan vì nhất nhất hành động lời nói đều phải tuân thủ luật pháp, văn hóa, lối sống…cho thật rõ ràng
    Những vị lãnh đạo của nền đệ nhất cộng hòa Việt nam đều là những tinh hoa dân tộc, vào thời đó VHCH có nhiều thành tựu, nhiều trí thức làm rạng danh đất nước, nếu không bị CS phá hoại triền miên và bẩn thiểu thì phải nói đó là thời kỳ hoàn kim nhất mà nước Việt có được, một nước VNCH ngang hàng với Nhật bản ….các nước Phi , Mã ,Thái chỉ được coi như Camp và lào
    Trí trức VNCH thành thạo hai sinh ngữ, học thật , bằng thật, những công trình xây dựng vào thời ấy đều là những trứ tác còn hữu dụng đến tận hôm nay
    Tiếc rằng thời ấy quá ngắn ngủi, vận nước chỉ đến thế thôi
    Xin gởi những lời tri ân như là lời đưa tiển bà Ngô đình Nhu về nơi nước chúa của một công dân đã sống qua thời đệ nhất cộng hòa hoàn kim
    7
    0
     
    Rate This
  5. Chạnh nghĩ về một “Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai!
    Lê Tấn Lộc
    http://www.bacaytruc.com
    Chạnh nghĩ về một “Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai!
    Lời mở đầu
    Ý định của tác giả khi quyết định viết bài nầy là chợt nhớ những gì Bà Ngô Đình Nhu đã tuyên bố vào đầu thập niên 60, với ước muốn cùng quí bạn đọc suy nghĩ xem có phải là những lời tiên đoán quá đúng về những gì xảy ra trên đất nước triền miên đau thương của chúng ta, sau ngày binh biến 1.11.1963, tất yếu dẫn tới thảm họa 30 tháng Tư 1975 cho cả dân tộc:
    “Thầy chùa nướng BBQ” và… Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu tại miền Trung do Thượng tọa Thích Trí Quang chủ xướng sau đó…
    “Các sĩ quan Mỹ là những tay phiêu lưu (aventuriers)” và…”Khi đồng minh tháo chạy”, bỏ rơi VNCH cho CSBV “làm thịt” sau đó…
    Ngoài ra, tưởng cũng cần suy nghĩ thêm về sự tranh đấu của Bà chống ly dị, chống tệ trạng 5 thê 7 thiếp để bảo vệ gia đình và để bình quyền nam nữ. Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới, trước đây bị đả kích, bôi bác, xuyên tạc nặng nề. Các phụ nữ VN hải ngoại cũng như trong nước giờ đây tưởng cũng nên điều chỉnh lại cái nhìn về vấn đề nầy: Bà Trần Thị Lệ Xuân phải chăng đã đi bước tiên phong tại VN so với Phong Trào Bảo Vệ Phụ Nữ (Féminisme) phát triễn rộng khắp thế giới ngày nay? -Lê Tấn Lộc-
    Tháng 4 năm 1961, trăm hoa xuân đua nở khoe sắc thắm, kết thành áo choàng ngoài muôn màu bao phủ những bức tường xám xịt, ám khói đen của Viện Pháp-Việt (InstitutFranco-Vietnamien), nằm trong quartier latin de Paris:
    Là nơi trú ngụ của nhóm 16 sinh viên VN trong đợt đầu được chính phủ VNCH chấp thuận cho xuất ngoại du học ngày 26 tháng 10 năm 1960 (Nghị định số 988-TTP/KH ngày 8 tháng 10 năm 1960 của Phủ Tổng Thống) -gồm 10 nam nữ sinh viên các ban Triết học, Pháp văn, Sử địa, năm thứ 3 Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và Đà Lạt, 1 nữ sinh viên sang làm luận án Tiến sĩ, cùng 5 nam nữ sinh viên theo học các trường đào tạo kỹ sư hóa học, cơ khí, thủy điện, công kỹ nghệ, với học bổng do chính phủ Pháp cấp sau một thời gian khá dài hai nước gián đoạn “giao lưu văn hóa”, hậu quả của không khí ngoại giao nguội lạnh từ khi Tây bị Mỹ hất cẳng khỏi VN- ngôi nhà hai tầng với sous-sol, tọa lạc số 269 rue Saint-Jacques nầy (góc Feuillantines, gần Hôpital du Val-de-Grâce, sát vách Schola Cantorum, trường dạy khiêu vũ Ballet, cách Trường Sorbonne, cùng đường, không xa lắm) đang sửa soạn tiếp đón các vị thượng khách từ VN sang thăm viếng. Nhóm anh chị em sinh viên chúng tôi chỉ được thông báo về vụ tiếp tân nầy vào giờ chót, nên phải tất bật bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các thứ. Tôi được giao phó phụ trách phần âm thanh cho khách “đàm đạo” với sinh viên và cho buổi dạ vũ sau đó, cũng như trang hoàng hoa đăng cho buổi dạ tiệc -rất đơn sơ, với thức ăn nhẹ- trong khuôn viên tuy nhỏ bé nhưng rất xinh xắn,ấm cúng, phía sau Institut…
    G.S. Giám đốc Viện Gustave Meillon và phu nhân -cả hai đều nói tiếng Việt lưu loát, ông giọng miền Bắc, bà, giọng miền Nam- cùng cô con gái và Ban Điều Hành Institut nghênh đón, hướng dẫn phái đoàn khách quí về hướng khuôn viên lộ thiên. Tháp tùng Ông Cố vấn và Bà Ngô Đình Nhu -nhủ danh Trần Thị Lệ Xuân- cùng ái nữ Ngô Đình Lệ Thủy -17 tuổi, đẹp nhu mì- có Ông Đại sứ và Bà Phạm Khắc Hy cùng cô con gái cưng tên Uyên, trang lứa với Lệ Thủy, cũng khá đẹp, nhưng cung cách hầu như không còn chút Á Đông nào hết.
    Kinh nghiệm đương đầu với đám sinh viên VN thân cộng thường lỡn vỡn trước phạn điếm đại học (restaurant universitaire “Maison des Mines”), đối diện Institut -nơi anh chị em sinh viên chúng tôi đến dùng bữa trưa và cơm tối sau giờ học- để gây sự, đôi khi đưa tới xô xát, tôi linh cảm thế nào chúng cũng tìm cách trà trộn vào buổi tiếp tân để phá thối…Quả nhiên!
    Đoán biết chúng sẽ bị nhận diện ngay, nếu chúng mưu toan len lỏi vào Institut -bởi chúng thường chận đường nhét truyền đơn chống VNCH vào tay chúng tôi trước cửa quán ăn sinh viên; và nếu chúng tôi vứt bỏ không cần xem là bị chúng áp lại hành hung tức khắc- chúng bèn đổi chiến thuật: đưa các cảm tình viên loại “gộc” của CSBV, bên ngoài trông rất đạo mạo, “trí thức”, ăn mặc rất “chic”, nói năng chững chạc, hòa nhã…vào tham dự buổi tiếp tân!
    Chính tôi cũng không rõ những tay nầy thiên tả “có bằng cấp”; không chừng dám là cán bộ CS chính hiệu con nai vàng nữa đấy! Trông họ rất đứng đắn, sang trọng, tiền bạc rủng rỉnh, tiêu xài rất “mát tay”. Họ thường lân la tìm cách giúp đỡ những sinh viên VN bị tạm cúp sổ chuyển ngân vì ngã theo CS tuyên truyền chống VNCH và hăng hái tham dự các sinh hoạt văn nghệ hay du ngoạn do các bộ phận CSBV trá hình tổ chức, nhằm thu phục cảm tình đám sinh viên nhẹ dạ rời xa quê hương khá lâu, không am tường hiện tình đất nước, với hậu ý khuyến dụ đám “nai tơ” nầy trở về miền Bắc phục vụ sau khi thành tài -những con nai tơ đã được miền Nam VN ưu đãi tài trợ cho xuất ngoại tiếp tục dồi mài kinh sử. Thế đấy: một lũ “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” mà vẫn hiu hiu tự đắc mình “cao siêu” hơn bọn sinh viên theo “Diệm-Mỹ”!
    Các đợt sinh viên kế tiếp do VNCH cho xuất ngoại hưởng học bổng của chính phủ Pháp nâng cao nhân số cư trú tại Institut, khiến chúng tôi cảm thấy đỡ lẻ loi trước sự hung hãn của bọn sinh viên theo VC luôn chờn vờn trước Maison des Mines: Những bậc đàn anh, như BS Nguyễn Phước Đại, GS Trần Văn Tấn, GS Hồ Thới San, v.v… trước đây đã từng du học tại Pháp, Bỉ… sang đây chuẩn bị tiến thêm về học vị quả thực có giúp chúng tôi thấu đáo hơn các mưu chước quỹ quyệt của CSBV nhắm vào giới sinh viên VN mới chân ướt chân ráo tới kinh đô ánh sáng.
    Dĩ nhiên , các giới chức trách nhiệm an ninh cho “thượng khách” biết trước sẽ có “địch thủ” thâm nhập, nhưng vì nơi đây là xứ tự do, không lý do gì ngăn cản họ tới tham dự cuộc tiếp tân dành cho giới chức cao cấp của VNCH, một chính thể…tự do! Chúng tôi chỉ còn biết hy vọng ông cố vấn Ngô Đình Nhu đủ bản lĩnh và thao lược đương đầu với các phần tử tập tành trung kiên với chế độ độc tài đảng trị Bắc Bộ Phủ!
    May mắn thay, lòng tin tưởng vào khả năng đối đáp của vị Cố vấn Tổng Thống VNCH trước những câu hỏi hốc búa của hai sinh viên “yêu nước” -yêu XHCN!- trong khuôn viên Institut được đền bù xứng đáng:
    Thưa ông Cố vấn, sinh viên yêu nước thứ nhứt hỏi. Xin ông vui lòng xác nhận hay phủ nhận chuyện ông cho chuyển ngân bất hợp pháp hai tỷ đô-la sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Có phải ông định dùng số tiền nầy kinh tài để củng cố chế độ “gia đình trị” do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ xướng chăng?
    Có tiếng vỗ tay lét đét từ phía “cò mồi” do các phần tử “yêu nước” gài.
    Ông Cố vấn chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, điềm tĩnh trả lời:
    Có! Chúng tôi có một ngân khoản ở Thụy Sĩ. Nhiều hơn con số anh đưa ra. Tôi không tiết lộ con số chính xác vì nó liên quan tới An Ninh Quốc Phòng. Đó là một ngân quỹ bí mật. Muốn sử dụng phải hội đủ 5 nhóm mật mã của 5 vị trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mà tôi là một thành viên. Có lẽ anh ở ngoại quốc quá lâu, nên không theo dõi hiện trạng đất nước. Người Mỹ đang áp lực chúng tôi theo đường lối chính trị của họ. Chúng tôi không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào họ, đánh mất chủ quyền quốc gia. Nên quỹ bí mật nầy nhằm đảm bảo sự độc lập của chúng tôi trong việc điều hành quốc sự…Hy vọng tôi đã trả lời thỏa đáng điều anh thắc mắc…
    Cử tọa không vỗ tay rầm rộ, nhưng gật gù tán thưởng. Sinh viên “yêu nước” bẽn lẽn rời khuôn viên Institut.
    Thưa ông Cố vấn, sinh viên “yêu nước” thứ hai sừng sõ “chất vấn” tiếp. Ông vẫn chưa trả lời dứt khoát Tổng Thống Ngô Đình Diệm có áp dụng chế độ “gia đình trị” tại miền Nam không?
    Lại có tiếng vỗ tay lét đét!
    Như ông bạn anh vừa hỏi tôi, tôi nghĩ rằng anh cũng đã xa quê hương rất lâu. Tôi xin tóm lược hiện tình đất nước từ ngày Ngô Tổng Thống về chấp chánh đến nay, để đặt câu hỏi ngược lại với anh:
    Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đình Diệm, về nước năm 1954 khi thực dân Pháp còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục các giáo phái có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau vì đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng?
    Sinh viên “yêu nước” thứ hai âm thầm lủi mất.
    Mọi người lần lượt rời khuôn viên bước vào hội trường tham dự dạ vũ…
    Ông Tuyên, tùy viên văn hóa (attaché culturel) Tòa Đại Sứ VNCH có lẽ là người duy nhứt trong cơ cấu đại diện quốc gia được anh chị em sinh viên chúng tôi quý mến. Ông rất cởi mở, chia sẻ và cảm thông những khó khăn của sinh viên du học, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của họ nơi xứ người. Nhờ vậy chuyện mất thiện cảm của kiều bào trước thái độ ít nhiều lãnh đạm, nếu không muốn nói là kiêu căng, hách dịch của các viên chức ngoại giao tại tòa đại sứ giảm sút thấy rõ từ lúc ông nhận trách nhiệm. Cũng nhờ ông chăm chú cải thiện việc tiếp đón thực khách mà số sinh viên lâu nay thường la cà ở tiệm ăn khu Maubert của CSBV dần dà trở lại quán cơm Việt Nam đường Monge của VNCH!
    Nhưng trong buổi tiếp tân nầy, trông ông có vẻ bối rối ra mặt trước phản ứng bất bình của một sinh viên VN đến mời cô con gái cưng của ông Đại sứ ra sàn nhảy, bị cô khước từ với lý do cô không biết…nhảy. Nhưng sau đó cô ta lại “nhảy” liên tu bất tận với…sinh viên Tây! Trong khi đó tôi cũng đến lịch sự mời ái nữ ông bà Cố vấn khiêu vũ và cũng bị từ chối, cũng với lý do rất lễ phép:
    Thưa anh! Rất tiếc Lê Thủy không biết khiêu vũ…
    Nhưng khác hơn cô Uyên, Lệ Thủy không khiêu vũ với ai cả. Tôi không cảm thấy bị mất mặt nhưng anh bạn sinh viên VN của tôi thì cho rằng anh bị xúc phạm nặng nề…Trước tình thế căng thẳng có thể gây bất lợi cho việc thu phục nhân tâm của chính quyền VNCH tại hải ngoại, ông bà Đại sứ vẫn không chút nao núng…Hầu như ông Đại sứ quên mất trách nhiệm của ông trước một “rối rắm” (incident) bất ngờ.
    Và…không ai ngờ Bà Cố vấn Ngô Đình Nhu đã nhanh trí ra tay làm công việc của ông Đại sứ VNCH! Với một phong cách “ngoại giao đầy nữ tính” (diplomatiquement féminine) hết sức duyên dáng, Bà Cố vấn nhẹ nhàng giải tỏa bế tắc (dénouer l’impasse):
    Lệ Thủy! Ban chiều con đi Kermesse (chợ phiên) bắn bia trúng được hai chai rượu. Mau đem ra mở mời các anh đi con!
    Lệ Thủy đích thân khui hai chai rượu đỏ, rót mời “các anh”. Con nhà gia giáo có khác! Một điểm son cho người mẹ quá tinh tế trong giao tiếp…
    Vì Tổng thống Ngô Đình Diệm suốt đời độc thân, nên do vị thế khá đặc biệt của người phụ nữ trong xã hội VN thời đó, Bà Ngô Đình Nhu -vừa là vợ Ông Cố vấn, vừa là Dân biểu Quốc hội- mặc nhiên được thiên hạ coi như “Đệ Nhất Phu Nhân”…không ngai!
    Nhờ sự “can thiệp” khéo léo của người phụ nữ đã có thời dạy piano cho các nữ sinh Couvent des Oiseaux (Đà Lạt), sự căng thẳng chùng hẵn và không khí vui tươi trở lại bao trùm cả hội trường. Chủ, khách trò chuyện râm rang, thoải mái.
    Khi hội trường trở lại hoang vắng, tôi liếc nhanh đồng hồ: 3 giờ sáng! Cũng may là…Chúa Nhật! Khỏi phải thức sớm!
    Có tiếng gõ cửa phòng tôi. Còn ngáy ngủ, tôi vẫn cố ngồi dậy: người gác dan Institut báo “une dame vietnamienne”muốn gặp sinh viên. Anh gõ cửa tất cả các phòng, không ai trả lời; chắc họ đi chơi hết rồi. May thay tôi chưa “sortir”. Hỏi có biết danh tánh người đến tìm gặp sinh viên chăng; được trả lời người ấy chỉ nói đêm qua có đến dự tiếp tân…
    Gấp rút làm vệ sinh, thay áo quần mới, tôi tự hỏi “Madame” nào bí ẩn dữ vậy, chẳng lẽ…Vô lý. Bởi nếu đúng như tôi nghĩ thì phải nghi lễ rườm rà, tiền hô hậu ủng chứ!
    Từ thang lầu vội vã bước xuống, tuy khách quay lưng về phía tôi, ngắm nhìn dàn hoa oeillet hai bên lối đi dẫn tới cổng Institut, tôi muốn đứng tim: dáng dấp nầy chỉ có thể của một người rất “tinh tế”…Nhưng sao không mặc áo dài cổ hở -dấu ấn độc đáo của “người ầy”? Quần tây sậm, sơ mi trắng giản dị, tóc buông thả phủ vai như Graziella, chân mang ballerines…Tôi tiến gần đến độ ngửi được hương tóc thoang thoảng mà người thiếu phụ vẫn chưa quay mặt lại vì mãi mê ngắm hoa. Vẫn giữ khoảng cách tối thiểu, tôi tuyệt đối im lặng cho tới khi “phu nhân” xoay người lại…
    Kính chào và hân hạnh được đón tiếp Bà Cố vấn…
    Quả thật khó khăn lắm tôi mới nói được suông câu, trong lòng bán tin bán nghi có phải mình chào đón đúng người chăng vì… “Bà Cố vấn” hôm nay sao hình như…quá trẻ? Tôi cảm thấy như đang tiếp chuyện với một nữ đồng môn ở Sorbonne!
    Tôi hỏi sao không ai báo trước cho chúng tôi bà đến thăm. Bà cho biết muốn đến tự nhiên với anh chị em sinh viên, muốn đích thân tìm hiểu cuộc sống chúng tôi xem có gì cần giúp đỡ cải thiện thêm chăng.
    Sau khi hướng dẫn bà đi quan sát phòng ốc, tiện nghi vệ sinh, v.v…tôi thực sự quí mến và cảm phục lòng ưu ái chân thành của bà đối với đám sinh viên xa quê hương, còn bỡ ngỡ trước những khác lạ trong nếp sinh hoạt thường nhật nơi xứ người. Tình thật tôi không cảm thấy chút kiêu căng, hách dịch, xa cách, “quan liêu” nào toát ra từ người phụ nữ rất phong lưu, rất có “classe” nầy! Có lẽ phần nào bị ảnh hưởng về cách phục sức y như sinh viên chúng tôi của vị khách quí bất chợt đến, tôi miên man liên tưởng tới hình ảnh người nữ một thời thanh thoát ngồi trước dương cầm, thả hồn phiêu lãng theo đôi bàn tay tuyệt trần bay lượn trên các phím ngà, cho hàng chuỗi giai điệu réo rắt vang lộng khắp các hành lang Couvent des Oiseaux Xứ Hoa Đào thơ mộng thuở nào…
    Hai mươi tám năm sau, từ dạo tiễn Đệ-Nhất-Phu-Nhân-Không-Ngai ra cổng Institut Franco-Vietnamien, lặng nhìn “Madame” đơn độc đếm bước về hướng métro Port Royal dưới ánh nắng xuân vàng ấm, tôi có dịp trở lại con đường Saint-Jacques đầy ắp kỷ niệm, sau khi ngồi tù cải tạo CS năm năm, vượt biển lưu lạc sang Xứ Tuyết Canada định cư.
    Tiệm Tabac, góc Saint-Jacques-Feuillantines, nơi bọn sinh viên chúng tôi thường đến điểm tâm trước khi đi cours vẫn còn, nhưng chắc cũng đã nhiều phen đổi chủ. Cũng nơi nầy, 28 năm về trước, tôi dự tính mời Madame-khách-quí ghé qua để nghe giọng lanh lảnh của nữ chủ tiệm Tabac duyên dáng lập lại “còm-măng” quá quen thuộc của tôi:
    Một cà-phê sữa to và 2 miếng bánh mì nướng! (Un grand crème et deux tartines!)
    Nhưng vào giờ chót tôi bỏ ý định vì sực nhớ phương vị rất “bề thế” của Madame, sợ không tiện lắm.
    Schola Cantorum vẫn bất biến, luôn kín cổng cao tường. Trái lại ngôi nhà mang số 269 St-Jacques, tuy vẫn còn ở nguyên vị trí, đã hoàn toàn thay hình đổi dạng, từ ngoài tới trong! Bảng đồng mạ vàng khắc hàng chữ xanh Institut Franco-Vietnamien được thay thế bằng tấm gỗ sơn mài, tô hàng chữ đỏ chói Maison du Sud-Est Asiatique! Phòng ốc bên trong cũng đã đổi thay toàn diện . Và hình như chẳng có sinh viên VN nào trú ngụ cả. Toàn sinh viên Căm-pu-chia và một số ít sinh viên Lào.
    Sau khi tiếm đoạt quán ăn đường Monge -mà CSBV đổi tên thành Foyer Vietnamien như đã đổi tên Sài Gòn- nghe đâu Hội Thân Hữu Pháp Việt (được tái lập từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa) bị CHXHCNVN áp lực tháo gỡ bảng hiệu Institut Franco-Vietnamien làm xốn mắt Bắc Bộ Phủ. Họ muốn xóa bỏ mọi dấu tích của VNCH trên đất Pháp…
    Paris, một thuở…Sài Gòn, một thời…Khi Tháng Tư còn Xanh…Khi Tháng Tư chưa Đen trên đất nước, chưa sầu thảm, uất nghẹn trong ký ức ray rứt, trăn trở của người dân Việt, trong cũng như ngoài nước…
    Hãy hình dung cảnh ngộ người vợ – đang công tác ngoài nước, rụng rời nhận hung tin chồng và anh chồng bị thảm sát trong cuộc binh biến 1.11.1963 tại Sài Gòn- chưa kịp khô nước mắt, đã phải sụt sùi lau lệ khóc đứa con gái Lệ Thủy tử nạn thảm khốc, chưa đầy một năm sau chịu tang chồng…
    Suốt 47 năm, người đàn bà đau khổ sống ẩn dật như một nữ tu, không hề lên tiếng trước những ồn ào náo nhiệt từ loa phát thanh của các “đấng” anh hùng hải ngoại, chuyên đấu võ mồm, mắc chứng “nổ” không ngưng nghỉ (non-stop), tự đánh bóng ngoài những giới hạn có thể chấp nhận! Nghe đâu người đàn bà rất tự trọng nầy dự tính viết hồi ký. Hàng ngũ anh hùng dỏm chắc chắn ít nhiều đang bị chấn động…
    Ném một hòn sỏi xuống giòng sông, theo dõi các vòng tròn từ từ tan loãng, tôi ngước nhìn trời cao thầm cầu nguyện cho người đàn bà bạc phước, một thời Đệ Nhất Phu Nhân không ngai của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mãi mãi vẫn ngự trị trong tâm hồn tôi như Một Phụ Nữ Việt Nam phi thường…
    Thôn trang Rêu-Phong, Tháng Tư 2010
    -Lê Tấn Lộc-
    Kính cầu nguyện Bà Ngô Đình Nhu -nhủ danh Trần Thị Lệ Xuân Đệ Nhất Phu Nhân không ngai của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa Một Phụ Nữ Việt Nam Có Ý Chí Kiên Cường , được siêu thoát về cỏi vĩnh hằng an lạc .
    tnt
    9
    0
     
    Rate This
  6. Hương
    Hồi xưa hiểu lầm Bà Nhu đàn áp Phật giáo, về sau mới biết việc làm đó là đúng vì chùa chiền toàn CS nằm vùng. Một thầy chùa già lam nói chính ra Phật giáo đã góp phần làm xụp đổ chế độ cũ đưa đất nước đến cảnh bị CS cai trị mấy chuc năm nay.

Không có nhận xét nào: