27.4.11

Bamuoi thang tu nhung van nan can giai dap


Mỗi lần ngày 30 ntháng 4 trở về, dân Việt lại cảm thấy ngậm ngùi nhức nhối! Bao tiếc nuối, uẩn khúc và tủi hận trước cuộc đổi đời bi thảm vẫn mãi là vết thương rỉ máu, không biết đến bao giờ mới lắng đọng  và nguôi quên! Điều đáng nói là những người bên này và bên kia chiến tuyến vẫn có những cái nhìn khác nhau về ngày 30 tháng 4. Thiết tưởng, chúng ta cần nhìn lại ngày lịch sử đó một cách khách quan để tìm câu trả lời cho những vấn nạn lịch sử, đến hôm nay vẫn chưa tìm thấy những giải đáp thỏa đáng.
Lịch sử cần có tính cách khách quan, phản ảnh trung thực những diễn biến của xã hội con người trong những cuộc sống bình thường cũng như những ngày sóng gió. Thế nhưng, lịch sử cận đại và hiện đại của Vìệt Nam đang bị bóp méo bởi các thế lực chính trị, làm mất tính cách trung thực của các sự kiện và  tạo nên mỗt lớp mây mù che dấu sự thật. Chẳng hạn, ngày 30 tháng 4 được Hà Nội hãnh diện là ngày đại thắng, thì đa số dân Việt lại coi đó là ngày  Quốc Hận, Quốc Nhục hay Quốc Tang! Chính cựu Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt cũng đã thổ lộ là ngày 30 tháng 4 “ có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Thực ra, người vui thì ít mà người buồn thì nhiều! Có chăng chỉ có thiểu số “con cháu Bác” là vui, còn toàn thể dân Việt đều ngậm ngùi se thắt trước cảnh tự do rẫy chết và cánh cửa tự do khép lại tức tưởi.
Trong tâm trạng ngậm ngùi tủi hận đó, dân Việt vẫn thắc mắc về một số vấn nạn lịch sử liên hệ tới cuộc chiến tranh Việt Nam, kẻ chiến thắng, nguời chiến bại, ai có nhính nghĩa, ai phi chính nghĩa, và ai là người  yêu nước chân chính?
Vấn nạn thứ nhất liên hệ đến ý nghĩa của “giải phóng, độc lập và thống nhất”. Ngày 30 tháng 4 có phải là ngày miền Nam được giải phóng khỏi bàn tay “Mỹ Ngụy” không? Thử hỏi, so sánh miền Nam và miền Bắc, bên nào người dân sống âm no hạnh phúc, bên nào người dân bị đói nghèo thống khổ, và như thế, bên nào cần được giải phóng? Miền Nam hay miền Bắc? Nhất là người dân miền Bắc đã  từng trông chờ mjiền Nam ra giải phóng, chứ không phải ngược lại, thì thử hỏi  có nên gỡ bỏ từ ngữ giải phóng ra khỏi thời điểm 30 tháng 4 không? Còn dộc lập, thì theo tài liệu lịch sử, chính phủ Pháp đã trả lại độc lập cho Việt Nam năm 1949 qua  Hiệp Định Elysée do Tổng Thống Vincent Auriole ký. Thế thì  đâu cần phải phát động cuốn chiến tranh chống Pháp để dành độc lập cho Việt Nam! Thưc tế, độc lập chỉ là chiêu bài nhằm lợi dụng lòng yêu nuớc của dân Việt trong mục đích áp đặt chế độ cộng sản  quốc tế lên đầu dân tộc do Liên Sô và Trung Quốc lãnh đạo. Như thế, cuộc chiến tranh nói là dành độc lập cũng phải xét lại. Đặc biệt, ý niệm thống nhất qủa là mơ hồ! Dùng bạo lực xâm chiếm miền Nam, sát nhập miền Nam tự do vào miền Bắc cộng sản, mà gọi là thống nhất được sao? Nhất là lòng người oán hận, nhân tâm ly tán, thì dẫu có thống nhất địa lý , thì cũng không bao giờ thống nhất được lòng người. Ba mươi lăm triệu dân miền Nam cho đến nay vẫn coi cộng sản miền  Bắc là kẻ xâm lăng, là kẻ phản bội dân tộc, thì thử hỏi  thật sự có thống nhất không?
Vấn nạn thứ hai liên hệ đến bàn cờ chính trị quốc tế tại Việt Nam. Hẳn nhiên không ai có thể chối cãi rằng, miền Nam đã sụp đổ và miền Bắc đã thâu tóm miền Nam tự do  vào miền Bắc  cộng sản dưới ngọn cờ búa liềm. Nhưng thật sự, đây có phải chiến thắng oanh liệt của miền Bắc, hay chỉ là sự tiếp thu miền Nam do Hoa Kỳ hiến tặng? Theo sử liệu, sau khi Kissinger đã mở đường cho Tổng Thống Nixon vào Trung Quốc, thì miền Nam Việt Nam không còn là tiền đồn chống lại mộng  bành trướng của cộng sản nữa. Một khi vai trò tiền đồn chống cộng không còn cần thiết nữa, thì bỏ rơi miền Nam là chuyện đương nhiên để đổi lấy thị truờng Trung Quốc màu mỡ với con số trên cà tỷ người! Chính Kissinger đã chẳng dấu được lòng đểu giả khi thổ lộ với Chu Ân Lai “ Nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản thì Hoa Kỳ cũng chẳng mấy quan tâm”! Thế thì trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ muốn đổi tự do của miền Nam Việt Nam lấy quyền lợi kinh tế với Trung Quốc, thì  dù Hà Nội có chiến thắng cũng chẳng có gì là vinh dự và đáng khoe khoang.
Vấn nạn thứ ba lên hệ đến thái độ của cộng sản Việt Nam sau khi chiến thắng miền Nam. Hà  Nôi đã rêu rao là áp dụng chính sách khoan hồng và hòa giải dân tộc, nhưng thực tế, họ đã chủ trương trả thù một cách dã man dân chúng miền Nam , cuớp đoạt tài sản, kỳ thị Nam Bắc, hành hạ con cháu “ngụy quân ngụy quyền”. Hà Nội giải thich thế nào về các trại tù cải tạo nhằm hủy diệt tinh hoa miền Nam, các vùng kinh tế mới nhằm đẩy dân miền Nam lên vùng dắt chết? Đặc biệt, Hà Nội còn chủ trương đàn áp tôn giáo, sách nhiễu trí thức, bóc lột lao động, đánh gục tư sản mại bản, thì thử hỏi hòa giải dân tộc chỗ nào? Hôm nay, sau 36 năm cai trị đất nuớc gọi là thống nhất, dân Việt vẫn tiếp tục bị đọa đày trong thống khổ và  vẫn khát khao được  quyền làm người, thì thử hỏi  dân tộc có được hòa giải chút nào không?  Vì không có hòa giải, mà chỉ gieo rắc them thù hận, nên mới có hiện tượng dân oan đòi đất,  giáo oan đòi tự do tôn giáo và trí thức oan  đòi quyền tự do ngôn luận. Liệu cổng sản Việt Nam có để ý đến nhnữg tiếng kêu chính đáng đó không, hay cứ nhắm mắt bịt tai bước đi trong “thiên đường mù”?
Vấn nạn kế tiếp liên hệ đến ý niệm dân chủ. Lenin đã coi “dân chủ cộng sản còn dân chủ hơn cả dân chủ Tây Phương ngàn lần”. Cộng sản Việt Nam cũng đã đem ý niệm dân chủ tô điểm cho chế độ trong quốc hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc lập, Tự Do Hạnh Phúc”. Nhưng ý niệm dân chủ được Hà Nội quãng diễn là “dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo” thì  thử hỏi còn chỗ đứng nào cho dân chủ chân chính? Thực vậy, không biết người dân đươc  làm chủ cái gì khi tài sản , quyền sống, nhân quyền và nhân phẩm, nói chung là  cả thân tâm đều nằm trong tay nhà nuớc và đảng! Xin hãy nhìn vào bản án dành cho Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn vì phổ biến tài liệu dân chủ là gì, cũng như bản án dành cho Luật sư  Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Công Định, đạc biệt là Tiến Sĩ  Cù Huy hà Vũ vì tội cổn võ cho dân chủ, thì đủ hiểu cộng sản Việt Nam quan niệm thế nào là dân chủ!
Thế đó!  Bao nhiêu vấn nạn chưa được giải đáp! Bao nhiêu dối trá chưa được phơi bày! cộng sản Việt Nam quan niệm thề nào là dân chủ!Bao nhiêu dữ kiện lịch sử bị bóp méo và bao nhiêu sự thật bị che dấu? Thiết tưởng, 30 tháng 4 phải là mốc điểm để dân Việt nhìn lại chính mình, hầu  ý thức được tình trạng Tổ Quốc lâm nguy, và quyết tâm làm một cái gì đó để cứu nguy Tổ Quốc. Đặc biệt, 20 thắng 4 cũng là cơ hội để những người cộng sàn nhìn lại chính mình, nhìn lại dân tộc mình để tự kiểm và tự xử, để khỏi bị dân tộc và lịch sử xét xử sau này, có thể nghiêm khắc hơn, có thể bi đát hơn. Mong thay!
                                                                                                Ngô Quốc Sĩ

Không có nhận xét nào: