Trong những ngày gần 30/4, những tin tức về các hoạt động đối kháng trong nước như được dâng cao áp đảo không khí ngày “Trói Buộc Miền Nam” của 36 năm về trước.
Những truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử vì Cù Huy Hà Vũ, bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa và bom tấn hơn là lá đơn gởi đến viện kiểm soát nhân dân xin bị truy tố của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn vì hành vi tàng trữ tài liệu chống nhà nước.
Chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ ứng xử làm sao trước hành động mang tính biểu tượng này của Nguyễn Anh Tuấn nhưng theo dự đoán sẽ kéo theo một phong trào dây chuyền “bất tuân dân sự” biến các bản cáo trạng và các lời tự thú mà công an (do ép cung mà có được) trở thành trò hề, biến những thái độ “ăn năn hối cải” thành mũi kim chích vào bộ mặt hầm hô của công an: “nếu có đủ sức thì truy tố hết cả muôn vạn người đang hàng ngày đọc các tài liệu vạch trần âm mưu biến nước Việt Nam trở thành Tập Đoàn Nguyễn Tấn Dũng (trên báo Người Việt)” .
Xin tỏ lòng kính ngưỡng sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đã vung một nhát mở đường để muôn người sẽ có động lực tạo nên một trào lưu tranh đấu mới. Cho dù đây là một cử chỉ biểu tượng nhưng sẽ biến “viện kiểm soát nhân dân” như bị hàng vạn kim đâm trở thành tê liệt một ngày không xa vì “phong trào toàn dân tự tố” mời công an có sức thì đến bắt. Thanh niên Việt Nam đã nhập cuộc rồi!
Cũng vào thời điểm này, công an đã bắt nguội nhà báo tự do, blogger Thanh Tú trên đường đi Thái Lan.
Trên facebook, Thanh Tú được biết đến qua nick Tào Lao hoặc Thiên Sầu. Thanh Tú trước đây cũng là sinh viên, chỉ vì tham gia trong đợt biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2007 cùng với anh blogger Điếu Cày mà bị đuổi học. Từ đó, cuộc đời của Thanh Tú tuy tại ngoại nhưng trở thành kẻ “phiêu bạt giang hồ”. Thanh Tú có phong cách rất phong trần và lãng tử được nhiều bạn bè yêu mến ở nhiều góc cạnh khác nhau.
Có lẽ Thiên Sầu – Thanh Tú tạo được cá tính hơi “Tào Lao” cho nên công an không coi là nguy hiểm nhưng không thể không để mắt vào những gì bạn ấy viết dù chỉ vài dòng phiếm chỉ sự vật. Vả lại, Thiên Sầu không có điều kiện kinh tế cao cho nên công an không xem là nguy hiểm như anh Điếu Cày, chỉ cần đuổi học, cô lập về kinh tế và khống chế nơi cư trú “là hết cựa quậy”.
Có lần tôi hỏi Thanh Tú trên facebook “có bị gì với công an không”? Thanh Tú bảo là còn nợ mười mấy triệu tiền phạt hành chánh trong vụ biểu tình chống Trung Quốc. Thanh Tú bị bản án treo về kinh tế lại vừa vi phạm luật gì gì về tạm trú tạm vắng cho nên lúc nào cũng nằm trong trạng thái vô định bất an.
Tuy nhiên, Thanh Tú rất thích ngao du và lạc quan với cuộc sống. Thỉnh thoảng độc giả hải ngoại đọc được các bài ký sự mang tính chất biên niên địa lý của Lào, Cao Miên, Chiêm Thành là do Thanh Tú tận mắt ghi chép.
Thật đáng tiếc một cuộc sống và một tâm hồn tự do hào phóng như thế lại bị chôn vùi ở tuổi còn rất trẻ, cắt đường học vấn vì chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước.
Tôi có kỷ niệm lớn về lòng tự trọng của Thanh Tú và thật áy náy khi phải đối diện với một cuộc đời sau những cái tên trên màn hình facebook. Xét cho cùng, thân phận và hoàn cảnh của bạn ấy như một người tù mà công an không phải nuôi cơm. Đi đâu Thanh Tú cũng bị dòm ngó và điều tra hạch hỏi về hồ sơ tạm trú tạm vắng với mười mấy triệu tiền nợ chống Trung Quốc vào năm 2007.
Nhưng Thanh Tú đã tạo cho mình một không gian tự do và tâm hồn của bạn ấy không thể bị cầm tù. Đây chính là cá tính và phong cách thu hút trong của biệt danh Tào Lao -Thiên Sầu của blogger Thanh Tú.
Bạn ấy đang bất chấp cuộc sống khó khăn phía trước và sống như một lãng tử, nói tục chửi thề như phong cách của nhà thơ Bùi Giáng. Đây cũng có lẽ là điều blogger Trương Duy Nhất cố tình chỉ trích nặng nề về “dân chủ”. Nhưng có ai biết được sau những lời biếm chỉ bông đùa với số phận chính là một trái tim dũng cảm và nụ cười nhạo báng với thế lực cầm quyền.
Tôi đã kết bạn thân thiết với Thanh Tú trên facebook. Tôi muốn làm một việc gì hữu ích để giúp bạn ấy nhưng hình như được bạn ấy nói rằng hãy để cuộc sống như thế này chính là nhân chứng cho hiện thực của Việt Nam. Cuộc sống phiêu bạt phải chạy trốn khỏi địa phương, khỏi những chủ nợ công an và bản án treo lơ lửng trên đầu chính là lương tâm cho các lực lượng đấu tranh vì tự do công lý.
Trong dịp 30/4, bỗng dưng các truyền đơn tấp nập vì Cù Huy Hà Vũ, đơn xin bị truy tố của Nguyễn Tuấn Anh, rồi đến việc công an bắt nguội nhà báo Thanh Tú. Tất cả những sự kiện này nhìn chung cho thấy sự nao núng của công an.
Cũng như việc bắt nguội LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, các bạn bè và các nhà đấu tranh cho công bằng lẽ phải không thể nào không quan tâm.
Thanh Tú còn là một người Công Giáo do đó về đạo lý của tinh thần đồng đạo cho chân lý và sự thật, bạn ấy xứng đáng được giáo dân Sài Gòn, Nha Trang và khắp nơi nắm tay cầu nguyện trong nghĩa cử hiệp thông.
Hy vọng các bạn hữu giáo dân Công Giáo vì tình con em đồng bào cùng nắm tay cầu nguyện như là một biện pháp tích cực xua đuổi các thế lực u mê tà mị ra khỏi Việt Nam. Không cho công an phải tiếp tục lộng hành chà đạp phẩm giá con người góp phần giúp những tiếng nói dũng cảm như Nguyễn Tuấn Anh khỏi vào số phận bị chôn vùi một cách tinh vi như trường hợp của blogger Thanh Tú.
Ngoài việc ủng hộ việc tới nhà thờ cầu nguyện cho Thanh Tú và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù, hy vọng các giới nhân sĩ ủng hộ tự do công lý hãy tự viết đơn “xin bị truy tố” xem thử sức lực công an thụ lý được bao nhiêu hồ sơ trước khi điều luật 88 này hoàn toàn bị vô hiệu hóa trước làn sóng thách thức nền bạo chính đang càng lúc càng đến hồi quyết liệt.
Ngày 30/4 cũng là ngày đáng nắm tay cầu nguyện cho nghiệp chướng của dân tộc hơn là một lễ hội che đậy những giả dối lừa bịp về mặt lịch sử. Trong lúc một số người vui mừng vì chiếm được miền Nam nhưng họ đã quên mất và chà đạp cảm xúc của những người miền Nam đã bị cưỡng chiếm và tìm cách thoát khỏi gông xiềng của một chủ nghĩa muốn bắt cả linh hồn con người làm nô lệ.
Xét cho cùng Blogger Thiên Sầu bị bắt vào dịp này cũng chính như là sự cưỡng chiếm vào tâm hồn tự do và phóng khoáng của người dân miền Nam của 36 năm về trước.
Chúng ta hãy đồng loạt nắm tay để cho thế lực cầm quyền biết rõ tâm trạng phẫn uất này đang cao độ đến mức nào.
Blogger Thiên Sầu, như ý nghĩa của hai chữ này, chính là niềm đau chưa dứt của dân tộc Việt Nam trong ngày 30/4 năm nay.
Trần Đông Đức
Chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ ứng xử làm sao trước hành động mang tính biểu tượng này của Nguyễn Anh Tuấn nhưng theo dự đoán sẽ kéo theo một phong trào dây chuyền “bất tuân dân sự” biến các bản cáo trạng và các lời tự thú mà công an (do ép cung mà có được) trở thành trò hề, biến những thái độ “ăn năn hối cải” thành mũi kim chích vào bộ mặt hầm hô của công an: “nếu có đủ sức thì truy tố hết cả muôn vạn người đang hàng ngày đọc các tài liệu vạch trần âm mưu biến nước Việt Nam trở thành Tập Đoàn Nguyễn Tấn Dũng (trên báo Người Việt)” .
Xin tỏ lòng kính ngưỡng sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đã vung một nhát mở đường để muôn người sẽ có động lực tạo nên một trào lưu tranh đấu mới. Cho dù đây là một cử chỉ biểu tượng nhưng sẽ biến “viện kiểm soát nhân dân” như bị hàng vạn kim đâm trở thành tê liệt một ngày không xa vì “phong trào toàn dân tự tố” mời công an có sức thì đến bắt. Thanh niên Việt Nam đã nhập cuộc rồi!
Cũng vào thời điểm này, công an đã bắt nguội nhà báo tự do, blogger Thanh Tú trên đường đi Thái Lan.
Trên facebook, Thanh Tú được biết đến qua nick Tào Lao hoặc Thiên Sầu. Thanh Tú trước đây cũng là sinh viên, chỉ vì tham gia trong đợt biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2007 cùng với anh blogger Điếu Cày mà bị đuổi học. Từ đó, cuộc đời của Thanh Tú tuy tại ngoại nhưng trở thành kẻ “phiêu bạt giang hồ”. Thanh Tú có phong cách rất phong trần và lãng tử được nhiều bạn bè yêu mến ở nhiều góc cạnh khác nhau.
Có lẽ Thiên Sầu – Thanh Tú tạo được cá tính hơi “Tào Lao” cho nên công an không coi là nguy hiểm nhưng không thể không để mắt vào những gì bạn ấy viết dù chỉ vài dòng phiếm chỉ sự vật. Vả lại, Thiên Sầu không có điều kiện kinh tế cao cho nên công an không xem là nguy hiểm như anh Điếu Cày, chỉ cần đuổi học, cô lập về kinh tế và khống chế nơi cư trú “là hết cựa quậy”.
Có lần tôi hỏi Thanh Tú trên facebook “có bị gì với công an không”? Thanh Tú bảo là còn nợ mười mấy triệu tiền phạt hành chánh trong vụ biểu tình chống Trung Quốc. Thanh Tú bị bản án treo về kinh tế lại vừa vi phạm luật gì gì về tạm trú tạm vắng cho nên lúc nào cũng nằm trong trạng thái vô định bất an.
Tuy nhiên, Thanh Tú rất thích ngao du và lạc quan với cuộc sống. Thỉnh thoảng độc giả hải ngoại đọc được các bài ký sự mang tính chất biên niên địa lý của Lào, Cao Miên, Chiêm Thành là do Thanh Tú tận mắt ghi chép.
Thật đáng tiếc một cuộc sống và một tâm hồn tự do hào phóng như thế lại bị chôn vùi ở tuổi còn rất trẻ, cắt đường học vấn vì chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước.
Tôi có kỷ niệm lớn về lòng tự trọng của Thanh Tú và thật áy náy khi phải đối diện với một cuộc đời sau những cái tên trên màn hình facebook. Xét cho cùng, thân phận và hoàn cảnh của bạn ấy như một người tù mà công an không phải nuôi cơm. Đi đâu Thanh Tú cũng bị dòm ngó và điều tra hạch hỏi về hồ sơ tạm trú tạm vắng với mười mấy triệu tiền nợ chống Trung Quốc vào năm 2007.
Nhưng Thanh Tú đã tạo cho mình một không gian tự do và tâm hồn của bạn ấy không thể bị cầm tù. Đây chính là cá tính và phong cách thu hút trong của biệt danh Tào Lao -Thiên Sầu của blogger Thanh Tú.
Bạn ấy đang bất chấp cuộc sống khó khăn phía trước và sống như một lãng tử, nói tục chửi thề như phong cách của nhà thơ Bùi Giáng. Đây cũng có lẽ là điều blogger Trương Duy Nhất cố tình chỉ trích nặng nề về “dân chủ”. Nhưng có ai biết được sau những lời biếm chỉ bông đùa với số phận chính là một trái tim dũng cảm và nụ cười nhạo báng với thế lực cầm quyền.
Tôi đã kết bạn thân thiết với Thanh Tú trên facebook. Tôi muốn làm một việc gì hữu ích để giúp bạn ấy nhưng hình như được bạn ấy nói rằng hãy để cuộc sống như thế này chính là nhân chứng cho hiện thực của Việt Nam. Cuộc sống phiêu bạt phải chạy trốn khỏi địa phương, khỏi những chủ nợ công an và bản án treo lơ lửng trên đầu chính là lương tâm cho các lực lượng đấu tranh vì tự do công lý.
Trong dịp 30/4, bỗng dưng các truyền đơn tấp nập vì Cù Huy Hà Vũ, đơn xin bị truy tố của Nguyễn Tuấn Anh, rồi đến việc công an bắt nguội nhà báo Thanh Tú. Tất cả những sự kiện này nhìn chung cho thấy sự nao núng của công an.
Cũng như việc bắt nguội LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, các bạn bè và các nhà đấu tranh cho công bằng lẽ phải không thể nào không quan tâm.
Thanh Tú còn là một người Công Giáo do đó về đạo lý của tinh thần đồng đạo cho chân lý và sự thật, bạn ấy xứng đáng được giáo dân Sài Gòn, Nha Trang và khắp nơi nắm tay cầu nguyện trong nghĩa cử hiệp thông.
Hy vọng các bạn hữu giáo dân Công Giáo vì tình con em đồng bào cùng nắm tay cầu nguyện như là một biện pháp tích cực xua đuổi các thế lực u mê tà mị ra khỏi Việt Nam. Không cho công an phải tiếp tục lộng hành chà đạp phẩm giá con người góp phần giúp những tiếng nói dũng cảm như Nguyễn Tuấn Anh khỏi vào số phận bị chôn vùi một cách tinh vi như trường hợp của blogger Thanh Tú.
Ngoài việc ủng hộ việc tới nhà thờ cầu nguyện cho Thanh Tú và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù, hy vọng các giới nhân sĩ ủng hộ tự do công lý hãy tự viết đơn “xin bị truy tố” xem thử sức lực công an thụ lý được bao nhiêu hồ sơ trước khi điều luật 88 này hoàn toàn bị vô hiệu hóa trước làn sóng thách thức nền bạo chính đang càng lúc càng đến hồi quyết liệt.
Ngày 30/4 cũng là ngày đáng nắm tay cầu nguyện cho nghiệp chướng của dân tộc hơn là một lễ hội che đậy những giả dối lừa bịp về mặt lịch sử. Trong lúc một số người vui mừng vì chiếm được miền Nam nhưng họ đã quên mất và chà đạp cảm xúc của những người miền Nam đã bị cưỡng chiếm và tìm cách thoát khỏi gông xiềng của một chủ nghĩa muốn bắt cả linh hồn con người làm nô lệ.
Xét cho cùng Blogger Thiên Sầu bị bắt vào dịp này cũng chính như là sự cưỡng chiếm vào tâm hồn tự do và phóng khoáng của người dân miền Nam của 36 năm về trước.
Chúng ta hãy đồng loạt nắm tay để cho thế lực cầm quyền biết rõ tâm trạng phẫn uất này đang cao độ đến mức nào.
Blogger Thiên Sầu, như ý nghĩa của hai chữ này, chính là niềm đau chưa dứt của dân tộc Việt Nam trong ngày 30/4 năm nay.
Trần Đông Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét