Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân không từ bỏ lý tưởng
Một luật sư nhân quyền trẻ tuổi tại Việt Nam nhiều lần bị bắt bớ và hành hung nhưng vẫn thẳng thắn thể hiện quan điểm trước những sự việc bất bình trong xã hội, kêu gọi dân chủ, và mạnh dạn tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13 vào tháng 3 năm nay.
Hình: REUTERS
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Ls Quân: "Tôi không bao giờ từ bỏ lý tưởng của tôi là phấn đấu cho một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, cho đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày càng tốt đẹp hơn."
Nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân được giới ngoại giao quốc tế và cộng đồng thế giới biết đến, nhất là kể từ khi ông trở về nước sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh theo học bổng do Cơ quan Phát triển Dân chủ NED ở Mỹ tài trợ. Năm 2007, ông bị giam 3 tháng và với áp lực của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông được trả tự do ngay trước khi Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ. Đầu tháng này, ông và bác sĩ bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn bị giam giữ 9 ngày vì đã hiện diện trước cổng tòa án để xem xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi sau khi được phóng thích, luật sư Quân thuật lại những gì đã xảy ra với ông và chia sẻ niềm tin, lý tưởng tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và khẳng định những thử thách ông phải đối mặt không hề cản trở ý chí của ông.
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi bị giam 1 ngày, 1 đêm ở công an quận Hoàn Kiếm, sau đó bị chuyển lên giam ở trại tạm giam số 1 của Hà Nội, tức trại Hỏa Lò, trong 8 ngày. Lần này họ đối xử với Quân cũng không khác gì so với những lần giam trước. Ngày đầu tiên bị giam ở công an quận Hoàn Kiếm, Quân bị một công an hành hung. Ông đấm hai phát vào đầu và dùng tay vò đầu, kéo tóc, nhưng tôi vẫn bình thản.
Trà Mi: Việc đó xảy ra ngay giữa đồn công an?
Luật sư Lê Quốc Quân: Vâng, ngay giữa đồn công an.
Trà Mi: Một số thông tin nói rằng lúc anh bị bắt trước cổng Tòa án Nhân dân Hà Nội, anh có bị hành hung. Việc này có không anh?
Luật sư Lê Quốc Quân: Cá nhân tôi không bị hành hung, nhưng khi chúng tôi bị bắt, chúng tôi đứng thẳng hàng, đan tay lại với nhau. Họ dùng dùi cui điện dí vào phần bên dưới của một số người, đau quá nên nhiều người phải rút tay ra. Sau đó, họ chỉ vào mặt tôi và hô to: “Bắt thằng này!” Lúc đó, dân chúng la lên không cho bắt tôi và dân níu lấy tôi. Những người níu giữ tôi lại đều bị dí dùi cui điện. Ngay lúc họ tiến hành bắt giữ, chỉ còn mỗi tôi và Phạm Hồng Sơn vẫn còn đan tay vào với nhau. Họ bắt cùng lúc hai chúng tôi và đưa lên xe.
Trà Mi: Trước khi xảy ra bắt bớ, anh và anh Sơn cùng những người khác đã có những hành vi, lời nói, hay cử chỉ nào khiến dẫn tới vụ bắt giữ không, thưa anh?
Luật sư Lê Quốc Quân: Chúng tôi hoàn toàn không có một cử chỉ nào manh động hoặc vi phạm pháp luật. Chúng tôi bước đi trên vỉa hè đối diện tòa, nơi có rất nhiều người đang đứng, không có biển cấm gì cả. Chúng tôi bị một lực lượng mặc thường phục đuổi ra, và chúng tôi lùi dần. Khi chúng tôi thắc mắc không thấy biển cấm, họ mới mang tới 1 biển cấm. Thế là họ cứ tiến tới và chúng tôi cứ lùi dần. Nghĩa là chúng tôi luôn luôn ở ngoài phía biển cấm. Sau đó, họ chỉ mặt từng người chúng tôi và họ bắt đi.
Trà Mi: Đây không phải là lần đầu tiên anh bị chính quyền bắt giữ. Về Việt Nam sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh nửa năm ở Mỹ do Cơ quan Phát triển Dân chủ NED tài trợ, anh đã bị bắt giam bao nhiêu lần?
Luật sư Lê Quốc Quân: Thật sự tôi đã trải qua những trường hợp hết sức nguy hiểm. Kể từ khi tôi học xong khóa học ở Hoa Kỳ về, tôi đi xem xét xử luật sư Đài và Công Nhân, tôi cũng bị bóp cổ, bị đập vào thành xe, rồi bị đưa lên xe. Tôi đi biểu tình trước sứ quán Trung Quốc chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa, tôi cũng bị công an hành hung và bắt đi. Lần ở trong Tòa Khâm Sứ, tôi cũng bị công an đánh rất nặng và lần này nữa cũng vậy. Những khó khăn tôi đã trải qua trong 5 năm nay là ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mong manh.
Trà Mi: Đã trải qua nhiều kinh nghiệm tương tự, chắc anh đã lường trước là nếu can dự vào các vụ việc “nhạy cảm” ở Việt Nam thì chắc không tránh khỏi những rủi ro như thế. Vì sao biết vậy mà anh vẫn tiếp tục quan tâm và tham dự vào các vụ việc “nhạy cảm”?
Luật sư Lê Quốc Quân: Những người thi hành công vụ đối mặt với tôi, họ hết sức manh động. Họ làm việc với tính chất vũ lực ngày càng cao, và họ chà đạp lên pháp luật. Cá nhân tôi là người theo tinh thần bất bạo động. Theo lý tưởng của tôi, tôi thấy những việc bất bình thì tôi hướng vào để tìm cách giải quyết. Ví dụ như vụ ở Tòa Khâm Sứ, khi tôi thấy công an đánh một phụ nữ, tôi cũng vào. Vụ của luật sư Đài, Công Nhân, hay luật sư Vũ, pháp luật đã quy định là các phiên tòa công khai và người dân có thể xem, tôi tin tưởng vào pháp luật và tôi hiện diện ở đó. Có lẽ chính vì vậy mà tôi vẫn tiếp tục rất tự tin khi đi đối mặt với những vấn đề “nhạy cảm”.
Trà Mi: Khi tới trước phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4, anh có mang theo máy ảnh không?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có mang máy ảnh nhưng tôi chưa chụp một kiểu nào cả.
Trà Mi: Có ý kiến cho rằng nếu đến chỉ để quan sát, theo dõi phiên tòa thì mang máy ảnh làm gì, phải chăng có một ý định nào đó không được nhà nước hoan nghênh? Nếu đó là lý do khiến họ bắt giữ anh, anh giải thích thắc mắc đó như thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có một máy ảnh nhỏ bỏ trong túi áo khoác, nhưng tôi không lấy ra và tôi cũng chưa chụp ảnh gì cả. Bản thân tôi thường là một sự kiện chứ ít khi tôi lại đi chụp ảnh để làm một sự kiện.
Trà Mi: Trong 9 ngày bị giam giữ vừa qua, nội dung họ xét hỏi anh là gì và lý do nào họ giam anh lâu như thế?
Luật sư Lê Quốc Quân: Đây là một điểm mới, khác lạ so với những lần bắt giam trước. Những lần trước, họ thẩm vấn rất nhiều và quyết liệt. Lần này, trong suốt 9 ngày họ chỉ hỏi 1, 2 câu vì thật sự hành vi chẳng có gì cả. Việc họ bắt giữ tôi là do chỉ đạo từ một cấp rất cao, ý là họ cầm chân tôi đến sau phiên xử là thôi.
Trà Mi: Làm thế nào anh biết được việc này là do chỉ đạo từ cấp cao? Họ có văn bản nêu rõ điều đó hay anh chỉ phỏng đoán?
Luật sư Lê Quốc Quân: Không có văn bản, nhưng rõ ràng việc “gây rối trật tự công cộng”, nếu có, chỉ là một việc rất nhỏ và cơ quan cấp quận giải quyết được. Nhưng đột nhiên khoảng 4 giờ chiều, mọi việc trở nên hết sức căng thẳng. Chúng tôi hỏi lý do họ thông báo cho biết Bộ Công an có cho người xuống làm việc. Thứ hai, họ không đi sâu vào tình tiết sự việc mà tỏ ra rất lúng túng. Khi chuẩn bị thả chúng tôi ra cũng có 3, 4 cuộc họp rất căng thẳng giữa các cơ quan cấp cao, kể cả với các lãnh đạo tôn giáo, với ban tôn giáo của chính phủ. Trong quá trình làm việc luôn luôn có một người cấp quận là chính thức làm việc với tôi, và có 1 công an cấp thành phố và 1 công an cấp bộ ngồi cùng. Có những khi họ đang theo đuổi hướng làm việc này thì đột ngột dừng lại họp lấy ý kiến. Khi quay trở lại, họ đề cập đến một vấn đề khác.
Trà Mi: Trước khi anh được trả tự do, phía chính quyền thông báo chính thức với anh thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Họ thông báo chính thức rằng hành vi của chúng tôi không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm “gây rối trật tự công cộng”, có nghĩa đương nhiên họ thừa nhận việc bắt giam chúng tôi 9 ngày là oan sai. Chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề một cách tổng thể, phải trả lại tài sản tịch thu của chúng tôi, phải giải quyết những xâm phạm về thân thể, uy tín, và danh dự của chúng tôi. Chúng tôi thấy oan ức, chúng tôi sẽ phải làm đơn khiếu nại. Họ có xử lý hay không và tới mức độ nào thì bóng hoàn toàn trong chân của các cơ quan tố tụng, nhưng chúng tôi thấy oan sai nên chúng tôi kiên quyết làm. Trong quá trình khám xét gia đình tôi, họ thậm chí còn phá cửa cơ quan tôi và khám xét từ 1 giờ đến 4 giờ sáng. Những hành vi này hoàn toàn bất hợp pháp.
Trà Mi: Trong thời gian anh bị giam, vợ anh có vận động sự ủng hộ của giáo dân giáo xứ Thái Hà. Việc này, theo anh, có ảnh hưởng thế nào và góp phần thế nào cho việc anh được trả tự do sau 9 ngày bị giam giữ?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi tin rằng chính sự ủng hộ và những lời cầu nguyện đó đã góp phần cho tôi nhanh chóng được trả tự do.
Trà Mi: Từ khi về Việt Nam tới nay, anh không được hành nghề luật sư nữa. Cuộc sống hiện tại của anh như thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Dù tôi không được làm luật sư nữa, nhưng tôi vẫn có thể tư vấn với tư cách làm luật sư tư vấn, và tôi vẫn có thu nhập. Ngoài ra, cá nhân tôi là giám đốc 1 công ty. Tôi làm khá nhiều các hoạt động về tư vấn đầu tư, xóa đói giảm nghèo, và các dự án cho các tổ chức quốc tế ở đây.
Trà Mi: Xin được hỏi về ý định anh muốn ứng cử vào quốc hội. Hiện giờ kết quả chính thức ra sao?
Luật sư Lê Quốc Quân: Công dân ngoài 21 được tự quyền ứng cử nên tôi đứng ra tự ứng cử, như anh Hà Vũ tin là công dân nào cũng có thể bị kiện nên anh kiện Thủ tướng vậy thôi. Việc này đúng pháp luật nên tôi ứng cử với mong muốn cải thiện quá trình làm luật tại Việt Nam hiện đang có vấn đề. Tôi muốn ưu tiên ra các đạo luật về hội, trưng cầu ý dân, tiếp cận thông tin, sửa đổi luật chống tham nhũng, những điều luật rất cần thiết và quan trọng cho sự vận hành cơ bản của một quốc gia. Thế nhưng, tôi đã bị người ta cố tình sắp đặt loại ngay từ vòng bỏ phiếu tín nhiệm ở tổ dân phố. Nhân đây, tôi cũng nói thêm, sau 9 ngày tôi bị giam cầm trong Hỏa Lò, tôi đã tiếp xúc với nhiều người phạm tội sử dụng ma túy. Theo tôi, một đất nước văn minh có thể xem những người sử dụng ma túy như những bệnh nhân hơn là những tội phạm. Gỉa sử sau này một lúc nào đó tôi có thể làm cho quốc hội trong một chế độ chính trị khác tốt hơn, tôi sẽ cố gắng cập nhật vào chương trình nghị sự của mình những điều đó.
Trà Mi: Anh có cơ sở nào cho nhận xét của mình rằng việc loại anh ra là một sự sắp xếp hay không?
Luật sư Lê Quốc Quân: Một ví dụ rất rõ là họ không đưa ra họp ở tổ dân phố 64 của tôi mà đưa sang tổ dân phố 50. Hầu hết những người tham dự đã được làm việc, được nói chuyện trước, và được chỉ đạo phải bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi. Thay vì bỏ phiếu tín nhiệm thì cuộc họp lại mang mùi vị “đấu tố” chống lại tôi.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi sau khi được phóng thích, luật sư Quân thuật lại những gì đã xảy ra với ông và chia sẻ niềm tin, lý tưởng tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và khẳng định những thử thách ông phải đối mặt không hề cản trở ý chí của ông.
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi bị giam 1 ngày, 1 đêm ở công an quận Hoàn Kiếm, sau đó bị chuyển lên giam ở trại tạm giam số 1 của Hà Nội, tức trại Hỏa Lò, trong 8 ngày. Lần này họ đối xử với Quân cũng không khác gì so với những lần giam trước. Ngày đầu tiên bị giam ở công an quận Hoàn Kiếm, Quân bị một công an hành hung. Ông đấm hai phát vào đầu và dùng tay vò đầu, kéo tóc, nhưng tôi vẫn bình thản.
Trà Mi: Việc đó xảy ra ngay giữa đồn công an?
Luật sư Lê Quốc Quân: Vâng, ngay giữa đồn công an.
Trà Mi: Một số thông tin nói rằng lúc anh bị bắt trước cổng Tòa án Nhân dân Hà Nội, anh có bị hành hung. Việc này có không anh?
Luật sư Lê Quốc Quân: Cá nhân tôi không bị hành hung, nhưng khi chúng tôi bị bắt, chúng tôi đứng thẳng hàng, đan tay lại với nhau. Họ dùng dùi cui điện dí vào phần bên dưới của một số người, đau quá nên nhiều người phải rút tay ra. Sau đó, họ chỉ vào mặt tôi và hô to: “Bắt thằng này!” Lúc đó, dân chúng la lên không cho bắt tôi và dân níu lấy tôi. Những người níu giữ tôi lại đều bị dí dùi cui điện. Ngay lúc họ tiến hành bắt giữ, chỉ còn mỗi tôi và Phạm Hồng Sơn vẫn còn đan tay vào với nhau. Họ bắt cùng lúc hai chúng tôi và đưa lên xe.
Trà Mi: Trước khi xảy ra bắt bớ, anh và anh Sơn cùng những người khác đã có những hành vi, lời nói, hay cử chỉ nào khiến dẫn tới vụ bắt giữ không, thưa anh?
Luật sư Lê Quốc Quân: Chúng tôi hoàn toàn không có một cử chỉ nào manh động hoặc vi phạm pháp luật. Chúng tôi bước đi trên vỉa hè đối diện tòa, nơi có rất nhiều người đang đứng, không có biển cấm gì cả. Chúng tôi bị một lực lượng mặc thường phục đuổi ra, và chúng tôi lùi dần. Khi chúng tôi thắc mắc không thấy biển cấm, họ mới mang tới 1 biển cấm. Thế là họ cứ tiến tới và chúng tôi cứ lùi dần. Nghĩa là chúng tôi luôn luôn ở ngoài phía biển cấm. Sau đó, họ chỉ mặt từng người chúng tôi và họ bắt đi.
Trà Mi: Đây không phải là lần đầu tiên anh bị chính quyền bắt giữ. Về Việt Nam sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh nửa năm ở Mỹ do Cơ quan Phát triển Dân chủ NED tài trợ, anh đã bị bắt giam bao nhiêu lần?
Luật sư Lê Quốc Quân: Thật sự tôi đã trải qua những trường hợp hết sức nguy hiểm. Kể từ khi tôi học xong khóa học ở Hoa Kỳ về, tôi đi xem xét xử luật sư Đài và Công Nhân, tôi cũng bị bóp cổ, bị đập vào thành xe, rồi bị đưa lên xe. Tôi đi biểu tình trước sứ quán Trung Quốc chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa, tôi cũng bị công an hành hung và bắt đi. Lần ở trong Tòa Khâm Sứ, tôi cũng bị công an đánh rất nặng và lần này nữa cũng vậy. Những khó khăn tôi đã trải qua trong 5 năm nay là ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mong manh.
Trà Mi: Đã trải qua nhiều kinh nghiệm tương tự, chắc anh đã lường trước là nếu can dự vào các vụ việc “nhạy cảm” ở Việt Nam thì chắc không tránh khỏi những rủi ro như thế. Vì sao biết vậy mà anh vẫn tiếp tục quan tâm và tham dự vào các vụ việc “nhạy cảm”?
Luật sư Lê Quốc Quân: Những người thi hành công vụ đối mặt với tôi, họ hết sức manh động. Họ làm việc với tính chất vũ lực ngày càng cao, và họ chà đạp lên pháp luật. Cá nhân tôi là người theo tinh thần bất bạo động. Theo lý tưởng của tôi, tôi thấy những việc bất bình thì tôi hướng vào để tìm cách giải quyết. Ví dụ như vụ ở Tòa Khâm Sứ, khi tôi thấy công an đánh một phụ nữ, tôi cũng vào. Vụ của luật sư Đài, Công Nhân, hay luật sư Vũ, pháp luật đã quy định là các phiên tòa công khai và người dân có thể xem, tôi tin tưởng vào pháp luật và tôi hiện diện ở đó. Có lẽ chính vì vậy mà tôi vẫn tiếp tục rất tự tin khi đi đối mặt với những vấn đề “nhạy cảm”.
Trà Mi: Khi tới trước phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4, anh có mang theo máy ảnh không?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có mang máy ảnh nhưng tôi chưa chụp một kiểu nào cả.
Trà Mi: Có ý kiến cho rằng nếu đến chỉ để quan sát, theo dõi phiên tòa thì mang máy ảnh làm gì, phải chăng có một ý định nào đó không được nhà nước hoan nghênh? Nếu đó là lý do khiến họ bắt giữ anh, anh giải thích thắc mắc đó như thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi có một máy ảnh nhỏ bỏ trong túi áo khoác, nhưng tôi không lấy ra và tôi cũng chưa chụp ảnh gì cả. Bản thân tôi thường là một sự kiện chứ ít khi tôi lại đi chụp ảnh để làm một sự kiện.
Trà Mi: Trong 9 ngày bị giam giữ vừa qua, nội dung họ xét hỏi anh là gì và lý do nào họ giam anh lâu như thế?
Luật sư Lê Quốc Quân: Đây là một điểm mới, khác lạ so với những lần bắt giam trước. Những lần trước, họ thẩm vấn rất nhiều và quyết liệt. Lần này, trong suốt 9 ngày họ chỉ hỏi 1, 2 câu vì thật sự hành vi chẳng có gì cả. Việc họ bắt giữ tôi là do chỉ đạo từ một cấp rất cao, ý là họ cầm chân tôi đến sau phiên xử là thôi.
Trà Mi: Làm thế nào anh biết được việc này là do chỉ đạo từ cấp cao? Họ có văn bản nêu rõ điều đó hay anh chỉ phỏng đoán?
Luật sư Lê Quốc Quân: Không có văn bản, nhưng rõ ràng việc “gây rối trật tự công cộng”, nếu có, chỉ là một việc rất nhỏ và cơ quan cấp quận giải quyết được. Nhưng đột nhiên khoảng 4 giờ chiều, mọi việc trở nên hết sức căng thẳng. Chúng tôi hỏi lý do họ thông báo cho biết Bộ Công an có cho người xuống làm việc. Thứ hai, họ không đi sâu vào tình tiết sự việc mà tỏ ra rất lúng túng. Khi chuẩn bị thả chúng tôi ra cũng có 3, 4 cuộc họp rất căng thẳng giữa các cơ quan cấp cao, kể cả với các lãnh đạo tôn giáo, với ban tôn giáo của chính phủ. Trong quá trình làm việc luôn luôn có một người cấp quận là chính thức làm việc với tôi, và có 1 công an cấp thành phố và 1 công an cấp bộ ngồi cùng. Có những khi họ đang theo đuổi hướng làm việc này thì đột ngột dừng lại họp lấy ý kiến. Khi quay trở lại, họ đề cập đến một vấn đề khác.
Trà Mi: Trước khi anh được trả tự do, phía chính quyền thông báo chính thức với anh thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Họ thông báo chính thức rằng hành vi của chúng tôi không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm “gây rối trật tự công cộng”, có nghĩa đương nhiên họ thừa nhận việc bắt giam chúng tôi 9 ngày là oan sai. Chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề một cách tổng thể, phải trả lại tài sản tịch thu của chúng tôi, phải giải quyết những xâm phạm về thân thể, uy tín, và danh dự của chúng tôi. Chúng tôi thấy oan ức, chúng tôi sẽ phải làm đơn khiếu nại. Họ có xử lý hay không và tới mức độ nào thì bóng hoàn toàn trong chân của các cơ quan tố tụng, nhưng chúng tôi thấy oan sai nên chúng tôi kiên quyết làm. Trong quá trình khám xét gia đình tôi, họ thậm chí còn phá cửa cơ quan tôi và khám xét từ 1 giờ đến 4 giờ sáng. Những hành vi này hoàn toàn bất hợp pháp.
Trà Mi: Trong thời gian anh bị giam, vợ anh có vận động sự ủng hộ của giáo dân giáo xứ Thái Hà. Việc này, theo anh, có ảnh hưởng thế nào và góp phần thế nào cho việc anh được trả tự do sau 9 ngày bị giam giữ?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi tin rằng chính sự ủng hộ và những lời cầu nguyện đó đã góp phần cho tôi nhanh chóng được trả tự do.
Trà Mi: Từ khi về Việt Nam tới nay, anh không được hành nghề luật sư nữa. Cuộc sống hiện tại của anh như thế nào?
Luật sư Lê Quốc Quân: Dù tôi không được làm luật sư nữa, nhưng tôi vẫn có thể tư vấn với tư cách làm luật sư tư vấn, và tôi vẫn có thu nhập. Ngoài ra, cá nhân tôi là giám đốc 1 công ty. Tôi làm khá nhiều các hoạt động về tư vấn đầu tư, xóa đói giảm nghèo, và các dự án cho các tổ chức quốc tế ở đây.
Trà Mi: Xin được hỏi về ý định anh muốn ứng cử vào quốc hội. Hiện giờ kết quả chính thức ra sao?
Luật sư Lê Quốc Quân: Công dân ngoài 21 được tự quyền ứng cử nên tôi đứng ra tự ứng cử, như anh Hà Vũ tin là công dân nào cũng có thể bị kiện nên anh kiện Thủ tướng vậy thôi. Việc này đúng pháp luật nên tôi ứng cử với mong muốn cải thiện quá trình làm luật tại Việt Nam hiện đang có vấn đề. Tôi muốn ưu tiên ra các đạo luật về hội, trưng cầu ý dân, tiếp cận thông tin, sửa đổi luật chống tham nhũng, những điều luật rất cần thiết và quan trọng cho sự vận hành cơ bản của một quốc gia. Thế nhưng, tôi đã bị người ta cố tình sắp đặt loại ngay từ vòng bỏ phiếu tín nhiệm ở tổ dân phố. Nhân đây, tôi cũng nói thêm, sau 9 ngày tôi bị giam cầm trong Hỏa Lò, tôi đã tiếp xúc với nhiều người phạm tội sử dụng ma túy. Theo tôi, một đất nước văn minh có thể xem những người sử dụng ma túy như những bệnh nhân hơn là những tội phạm. Gỉa sử sau này một lúc nào đó tôi có thể làm cho quốc hội trong một chế độ chính trị khác tốt hơn, tôi sẽ cố gắng cập nhật vào chương trình nghị sự của mình những điều đó.
Trà Mi: Anh có cơ sở nào cho nhận xét của mình rằng việc loại anh ra là một sự sắp xếp hay không?
Luật sư Lê Quốc Quân: Một ví dụ rất rõ là họ không đưa ra họp ở tổ dân phố 64 của tôi mà đưa sang tổ dân phố 50. Hầu hết những người tham dự đã được làm việc, được nói chuyện trước, và được chỉ đạo phải bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi. Thay vì bỏ phiếu tín nhiệm thì cuộc họp lại mang mùi vị “đấu tố” chống lại tôi.
Trà Mi: Sau những gì đã xảy ra, ở quốc hội khóa tới, liệu anh sẽ tiếp tục giữ khát vọng được đóng góp vào quốc hội hay chăng?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi không bao giờ từ bỏ lý tưởng của tôi là phấn đấu cho một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, cho đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày càng tốt đẹp hơn. Còn phương thức thì có thể trong mỗi giai đoạn sẽ mỗi khác. Lần sau, biết được họ đã dàn xếp trước và mình cũng không có nhiều cơ hội, tôi sẽ lựa chọn một phương pháp khác nhẹ nhàng hơn, khả thi hơn.
Trà Mi: Xin cảm anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Luật sư Lê Quốc Quân: Xin cảm ơn chị. Cho tôi gửi lời đặc biệt cảm ơn đến tất cả những ai đã nhớ tới tôi và đã có những hoạt động tranh đấu cho sự tự do của tôi trong những ngày qua.
Trà Mi: Vừa rồi là luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân từ Hà Nội trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA. Mời các bạn thường xuyên ghé thăm Tạp chí Thanh Niên tại địa chỉwww.voatiengviet.com hoặc trên facebook ởhttp://www.facebook.com/VOATiengViet để xem những câu chuyện hằng tuần về giới trẻ người Việt khắp nơi và chia sẻ ý kiến, bình luận với các độc giả VOA trong và ngoài nước. Tạp chí Thanh Niên hẹn gặp lại quý vị các bạn trong một đề tài mới vào giờ này, tuần sau.
Trà Mi: Xin cảm anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Luật sư Lê Quốc Quân: Xin cảm ơn chị. Cho tôi gửi lời đặc biệt cảm ơn đến tất cả những ai đã nhớ tới tôi và đã có những hoạt động tranh đấu cho sự tự do của tôi trong những ngày qua.
Trà Mi: Vừa rồi là luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân từ Hà Nội trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA. Mời các bạn thường xuyên ghé thăm Tạp chí Thanh Niên tại địa chỉwww.voatiengviet.com hoặc trên facebook ởhttp://www.facebook.com/VOATiengViet để xem những câu chuyện hằng tuần về giới trẻ người Việt khắp nơi và chia sẻ ý kiến, bình luận với các độc giả VOA trong và ngoài nước. Tạp chí Thanh Niên hẹn gặp lại quý vị các bạn trong một đề tài mới vào giờ này, tuần sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét