26.4.11


Quy định mới cho công nhân đi Hàn Quốc

2011-04-26
Để giữ uy tín đối với Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam, Bộ lao động đề ra qui định mới hầu hạn chế tình trạng nhiều công nhân sang Hàn Quốc theo hợp đồng nhà nước nhưng lại bỏ trốn ra làm cho các hãng xưởng bên ngoài.

Source Vietnam.gov
Công nhân ra sân bay xuất khẩu lao động năm 2010.Source Vietnam.gov

Bỏ hợp đồng

Sự kiện nhiều công nhân Việt, sang Hàn Quốc lao động mà tự ý bỏ ngang để ra làm cho các hãng xưởng bên ngoài, tuy có phần giảm nhưng vẫn là mối quan tâm bởi Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống với mức cầu lao động cao nhất của Việt Nam.

Chính vì thế, Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội chỉ thị Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước và Trung Tâm Lao Động Ngoài Nước lập đề án hạn chế lao động sang Hàn Quốc tự ý vi phạm hợp đồng, trốn ra làm việc ở ngoài.

Tưởng cần biết từ tháng Giêng đến hết tháng Tư 2011, 7.800 lao động Việt đã và sắp sửa đi Hàn Quốc, chiếm 34% trong tổng số gần 22.000 được chọn.
Có em mới qua là trốn ngay sân bay rồi. Tự đầu óc mấy em suy nghĩ đi qua tới là muốn trốn ra ngoài để nó được tự do hơn rồi làm ngoài nó nhiều tiền hơn.
Ông Cường
Từ đầu tháng này, Bộ Lao Động Và Việc Làm Hàn Quốc tiến hành mạng tuyển chọn đợt hai, cung cấp hồ sơ dự tuyển của lao động nước ngoài cho những doanh nghiệp nội địa đang cần người.

Theo tính toán của Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Việt Nam,  khả năng mười nghìn lao động Việt sang Hàn Quốc năm 2011 là chuyện có thể xảy ra, và nếu cứ theo đà phát triển thuận lợi này thì Việt Nam đang đứng đầu  danh sách mười lăm quốc gia gởi lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

Vấn đề vẫn là tại sao khi sang đến nơi thì công nhân Việt lại chuyển hướng, bỏ trốn ra ngoài để làm việc trong các hãng xưởng khác. Trong một lần trao đổi trước , ông Cường, công ty  Suleco trực thuộc Sở Lao 
Một lớp học tiếng Hàn cho công nhân xuất khẩu lao động.
Một lớp học tiếng Hàn cho công nhân xuất khẩu lao động.
Động, Thương Binh và Xã Hội thành  phố Hồ Chí Minh, chuyên tuyển người sang  Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, cho biết:
Người lao động nước ngoài vào mà tay nghề không có, rồi do ở ngoài các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu lao động rất cao, cho  nên họ dụ người lao động Việt Nam ra đó họ trả lương cao hơn trong nhà máy đang làm chính nghạch.
Bà Hoài
"Có em mới qua là trốn ngay sân bay rồi. Tự đầu óc mấy em suy nghĩ đi qua tới là muốn trốn ra ngoài để nó được tự do hơn rồi làm ngoài nó nhiều tiền hơn. Động cơ trốn là tuỳ mỗi em. Có nhiều em nó suy nghĩ đơn giản thôi, trong hợp đồng ghi rõ ràng là ba năm, nó chỉ suy nghĩ đơn giản là làm ba năm rồi mà về đây là khó kiếm việc, về đây lương thấp. Các em trốn ra ngoài để đi làm lậu ở ngoài, làm bất hợp pháp. Và khi bị phát hiện bị trục xuất về  thì coi như vi phạm hợp đồng rồi." 

Bà Hoài, cán bộ văn phòng trong Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội mà Suleco trực thuộc, giải thích thêm:  

"Người lao động nước ngoài vào mà tay nghề không có, rồi do ở ngoài các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu lao động rất cao, cho  nên họ dụ người lao động Việt Nam ra đó họ trả lương cao hơn trong nhà máy đang làm chính nghạch. Vì vậy  người Việt Nam thấy lao động ở đó được trả lương  cao hơn thì họ bỏ nhà máy họ trốn ra ngoài." 

Quy định mới

Nhưng đến những đợt tuyển chọn sau này thì mọi sự  đã khác, bà Hoài trình bày tiếp:

"Bây giờ thì  khác! Bây giờ lương là họ trả bằng với lương của người bản địa, cho nên tỷ lệ trốn bây giờ ít, hầu như không có trốn nữa. Bây giờ họ không tuyển tu nghiệp sinh như ngày xưa nữa mà phải thông qua một kỳ thi sát hạch. Lương của họ cao hơn người tu nghiệp sinh, họ đảm bảo được việc làm đầy đủ hơn tu nghiệp sinh, chế độ của họ cũng bằng người bản địa tại đó."  
Bây giờ thì  khác! Bây giờ lương là họ trả bằng với lương của người bản địa, cho nên tỷ lệ trốn bây giờ ít, hầu như không có trốn nữa.
Bà Hoài
Chuẩn bị thứ nhất là họ được đào tạo, thứ hai là phải qua một kỳ thi sát hạch. Nếu đủ điều kiện và đậu với số điểm bao nhiêu thì họ mới được đi. Họ đi chỉ tốn khoản tiền rất ít,  năm nay thì chưa thông báo, tới tháng Tám mới tuyển cho nên không biết là bao nhiêu. 
Nhưng mà mấy năm trước thì tiền đóng ở tại sở là 654 đô và họ phải mang theo 500 đô nữa để qua bên Hàn Quốc đóng bảo hiểm một lần trong thời gian lao động ở tại đó. Như vậy là hơn 1000  đô thôi, qui ra tiền Việt khoảng mười mấy triệu, vì vậy có nhiều người, nhất là người lao động ở nông thôn, có đủ khả năng để đi.
Nếu họ đi mà họ hoàn thành hợp đồng và trở về thì sau này trong qui định lao động mới họ vẫn được đi nữa. Những người này khi phỏng vấn khi thi thì cơ may họ đậu rất là cao.
Công nhân Việt Nam chờ máy bay đi lao động nước ngoài. AFP
Công nhân Việt Nam chờ máy bay đi lao động nước ngoài. AFP
Còn nếu như họ trốn ra ngoài vì thấy rằng lương ở ngoài cao hơn lương của doanh nghiệp thì nếu bị cảnh sát phát hiện họ sẽ bị trục xuất về nước liền. Họ về nước thì tất cả những người trong gia đình họ sau này không được tuyển đi nữa. 


Vẫn theo lời cán bộ Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh, ngoài trường hợp đi Hàn Quốc theo hợp đồng rồi bỏ trốn ra ngoài , một diện khác cũng được liệt vào thành phần lao động và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc:
Nhưng thay vì lao động hợp pháp trong công ty xí nghiệp thì được đi đây đi kia, được bảo vệ quyền lợi mà lương  thấp, còn trốn ra ngoài lương cao mà không dám đi đâu hết. Nếu cảnh sát bắt được thì lập tức trong hai mươi bốn giờ phải đi ra  khỏi nước họ. Trốn rồi thì không được đặt chân tới nước đó lần thứ hai 
Có một loại hình nữa là họ tự đi. Những người trước đây đã qua đó làm việc rồi, có mối quan hệ quen biết, sau này họ đi bằng đường du lịch qua  đó rồi trốn ở lại.  Họ không thông qua con đường của tổ chức nào giới thiệu hết.  Họ đóng bảy ngàn đô tám ngàn đô gì đó. Những người này đi qua một công ty trung gian mà rũi ro rất cao. Có khi không đi được mà mất tiền,  may mắn qua đó thì phải trốn chui trốn nhũi để lao động mà nguy cơ bị trục xuất về rất là cao. Thực ra họ cũng ở lại lao động chứ không có làm gì đến mất an ninh trật tự của nước sở tại.

Nhưng thay vì lao động hợp pháp trong công ty xí nghiệp thì được đi đây đi kia, được bảo vệ quyền lợi mà lương  thấp, còn trốn ra ngoài lương cao mà không dám đi đâu hết. Nếu cảnh sát bắt được thì lập tức trong hai mươi bốn giờ phải đi ra  khỏi nước họ. Trốn rồi thì không được đặt chân tới nước đó lần thứ hai và sẽ không được giải quyết cho đi nước khác nữa. 


Tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi cũng đang gây khó khăn cho thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam qua hai khu vực đó. Hiện mọi hy vọng nhắm vào thị trường Hàn Quốc. Tháng Tám tới đây Trung Tâm Lao Động  Ngoài Nước mở đợt  kiểm tra sát hạch để cấp chứng chỉ tiếng Hàn cho khoảng năm chục ngàn người dự tuyển. Vẫn lời bà Hoài ở Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội:
...do phía Hàn Quốc họ quyết định. Cho nên nếu mà có viên chức hoặc công chức nào trong bộ máy mà có cái tiêu cực ở đây là không thể được. Tại vì bên kia họ chọn xong họ gởi danh sách đó về cho Bộ Lao Động, rồi Bộ Lao Động mới căn cứ tỉnh nào gởi về tỉnh đó
Bây giờ là qui định cao, giải quyết cho người lao động ở bên này không thể làm gì khác tại vì người đậu để qua Hàn Quốc không phải do phía  Việt Nam mà do phía Hàn Quốc họ quyết định. Cho nên nếu mà có viên chức hoặc công chức nào trong bộ máy mà có cái tiêu cực ở đây là không thể được. Tại vì bên kia họ chọn xong họ gởi danh sách đó về cho Bộ Lao Động, rồi Bộ Lao Động mới căn cứ tỉnh nào gởi về tỉnh đó và thông báo cho người lao động đến để làm thủ tục.
Ngay trong mấy hôm nay cũng đang mời lên làm các thủ tục tiếp theo để đi. Cũng không phải đi ở đây mà phải ra Hà Nội tập trung rồi đi ngày nào là do Bộ Lao Động đưa đi. 


Nguồn tin từ Hàn Quốc cho hay chỉ tiêu nhận lao động từ đợt kiểm tra tháng Tám năm nay chừng mười bảy nghìn người đạt điểm cao. Hồ sơ của người đạt điểm cao được chuyển cho chủ sử dụng lao động bên Hàn Quốc để họ chọn lựa. Qui định này khiến kỳ sát hạch tháng Tám tới đây có tính cạnh tranh cao, vào khi thị trường công nhân xứ Hàn đang rất cần lao động người Việt.  

Không có nhận xét nào: