28.4.11

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản


Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản

Về cuộc sụp đổ đế quốc cộng sản, Đức Giáo Hoàng nói: “Có thể là đơn giản khi nói rằng Đấng Tối Cao đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ, vì hậu quả của những lỗi lầm và sự đối xử tồi tệ của riêng nó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ vì sự yếu kém cố hữu của nó.”

Ngày 1-5-2011, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ cử hành lễ tuyên phong chân phước Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican, Roma.
Nhân dịp này, tôi có ý cùng toàn thể Giáo Hội ca tụng công đức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thêm vào đó, tôi còn có một vài lý do riêng. Ngài với tôi cùng một tuổi. Ngài sinh ngày 18-5-1920, lấy tên là Karol Jozef Wojtyla, tại Balan. Còn tôi, sinh ngày 15-11-1920, tại Việt Nam. Sau khi làm linh mục, ngài với tôi cùng học một trường đại học ở Roma. Đàng khác, ngài và tôi có cùng một tinh thần chống chủ nghĩa cộng sản.
Với tuổi già và sự hiểu biết lịch sử có hạn, tôi vẫn muốn góp nhặt một vài biến cố về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong sự sụp đổ của đế chế cộng sản. Đặc biệt những biến cố đó đã được ghi lại trong cuốn sách “His Holiness John Paul II and the HiddenHistory of Our Time” của hai nhà báo Carl Bernstein và Marco Polili. Cuốn sách này đã được Nguyễn Bá Long và Trần Quy Thắng dịch, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân in tại Hà Nội, 1997, 911 trang.
Cuộc hành trình đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với tư cách giáo hoàng đến Balan
Ngày 2-6-1979 chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hạ cánh xuống thủ đô Balan. Vào lúc đó, những tiếng chuông từ tất cả các nhà thờ ở Balan đều gióng lên. Giáo sư Henryk Jablonsky Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Balan sốt ruột nhìn, khi chiếc máy bay phản lực trắng toát của hãng hàng không Alitalia bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Vacxava. Giờ đây, chiếc máy bay đang hạ cánh xuống Vacxava giống như một thiên thạch và không một ai biết tác động của nó sẽ như thế nào. Người lái chiếc máy bay của ngài, sau khi vào không phận Balan, đã lượn một vòng cho chiếc máy bay bay qua thành phố Krakow. Ngày 1-10-1978, ở tuổi 58, Ngài Karol Wojtyla (tên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) đã rời thành phố đó với cương vị hồng y giáo chủ. Ngài nhìn xuống những khung cảnh quen thuộc: “Tôi trở về, tôi trở về để gặp lại Giáo Hội mà từ đó tôi đã ra đi”, ngài đã nói như thế với thủ tướng Italia G Andreotti khi rời khỏi Roma. Từ khoang lái, phi công có thể nhìn thấy những dòng người vô tận đang đi tới trung tâm Vacxava và những đám đông tập họp lại dọc theo con đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ đi từ sân bay vào thành phố. “Với tôi, đây là một chuyến trở về nhà”, Đức Giáo Hoàng mỉm cười nói với một nhà báo người Balan. Khi Đức Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên mặt đất tại sân bay và ôm hai bé gái đến chào đón Ngài, với những lẵng cẩm chướng trắng và đỏ (những sắc màu của Balan) cùng với những bông huệ trắng và vàng (những sắc màu của Vatican), tiếng vang của những hồi chuông kia đã dội tới các đường biên giới của Đông Đức, vượt qua biên giới Tiệp Khắc, băng qua những rào chắn của Ukraina và Belorussia ở Liên Xô và của nước Latvia.
Trong những ngày tiếp theo đó, ý nghĩa của những hồi chuông nhẫn nại này sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với hàng triệu người. Nghi lễ trong những giây phút đầu tiên của chuyến viếng thăm này đã xác nhận rằng trong cả một ngàn năm, Giáo Hội Balan vẫn là hiện thân của dân tộc Balan, bất chấp những cuộc chiến tranh, giềt chóc, chia cắt, thanh trừng…
Trên khắp nước Balan, màu cờ đỏ của của chủ nghĩa cộng sản dường như đã biến mất một cách kỳ lạ, và ở đó chỉ còn lá cờ của quốc gia Balan và của Tòa Thánh. Trong chín ngày sau đó, dân chúng Balan và đặc biệt giới trẻ sống trong một tâm trạng phấn khởi, xem như họ mục kích sự xuất hiện của một đấng cứu tinh. Cảm giác này rất choáng ngợp và không thể cưỡng lại được.
Thoạt nhìn thấy ngôi nhà thờ lớn, gương mặt Đức Giáo Hoàng thay đổi và những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên hai gò má của Ngài. Một số người xung quanh Ngài gào thét lên, thế nhưng nhiều người khác không reo hò mà chỉ đắm nhìn Ngài và cũng giống như Ngài, khóc để những tình cảm dịu bớt. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được cử hành ở trung tâm Quảng Trường Chiến Thắng, nơi có tượng đài chiến sĩ vô danh của Balan, thường chỉ có đảng cộng sản sử dụng quảng trường này cho các cuộc duyệt binh, mít tinh quần chúng. Khi Đức Giáo Hoàng đến quảng trường vào lúc 4 giờ chiều hôm đó, ba trăm ngàn người đang chờ đợi và hàng chục ngàn người khác không được cho vào đã tập trung quanh khu vực trung tâm thành phố.
Trong thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đưa ra một tuyên ngôn mà các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Vacxava lo sợ nhất: “Đối với Balan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người… Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người”. Với những lời đó, Đức Giáo Hoàng đã bãi bỏ toàn bộ chính sách phương đông Ostpolitik mà Vatican đã thúc đẩy suốt hai mươi năm trước đó. Các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã theo chính sách đó để giảm bớt căng thẳng giữa Giáo Hội và các chế độ cộng sản, để làm bớt đi khả năng diễn ra các cuộc thanh trừng mới, để có thêm nhà thờ được xây lên, thêm linh mục, giám mục được bổ nhiệm, nói tắt là để đưa đến cùng tồn tại hòa bình, nhưng mất đi tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội. Điều đang diễn ra giờ đây ở Quảng trường Chiến Thắng của Vacxava là một bước đột phá lớn đối với Giáo Hội ở Balan, Đông Âu, Liên Xô và trong các vấn đề quốc tế. Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết.
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tới Balan là một biểu hiện công khai ngoạn mục về quyền lực tiềm tàng của Ngài.
Đức Giáo Hoàng và đảng cộng sản Balan
Ngày đầu tiên trở về Balan trong hào quang chiến thắng, ngày 2-6-1979, Đức Giáo Hoàng đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản Balan và Liên Xô run sợ. Ngay những lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trong cuộc nói chuyện với Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Balan, Edward Gierek, đã gây náo động. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu công khai hy vọng của Ngài về một bản thỏa thuận giữa Giáo Hội và chính quyền, điều mà ông Edward Gierek không hề muốn. Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra danh mục một loạt các điều kiện được đặt ra để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ sẽ phải tồn tại một cách hòa bình với Giáo Hội.
Khi ông Edward Gierek nói về sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế, Đức Giáo Hoàng đáp lại: “Hòa bình và việc thiết lập lại các mối quan hệ phải được đặt trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có quyền xây dựng và tạo lập nền văn hóa, văn minh riêng của họ”.
Khi ông E. Gierek nói về những cam kết an ninh và vị trí của Balan trong cộng đồng quốc tế, ông muốn đề cập đến liên minh trong khối COMECON và hiệp ước Varsava (cả hai khối này đều hoàn toàn bị chi phối và điều hành bởi Liên Xô), Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả các loại hình nô dịch về chính trị, kinh tế, văn hóa đều đi ngược lại với sự đòi hỏi của luật lệ quốc tế. Những hiệp ước đảm bảo là những hiệp ước dựa trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau và công nhận lợi ích của mỗi dân tộc”. Sự thẳng thắn và dũng cảm của Ngài đã bất ngờ thuyết phục được nhà lãnh đạo cộng sản, ông Gierek tỏ ý sẳn sàng ký một giải pháp cơ bản về các hoạt động của Giáo Hội trong xã hội Balan, Đức Giáo Hoàng muốn chính quyền Balan công nhận rằng: Giáo Hội phục vụ con người trong khía cạnh cuộc sống trần thế của họ, và đó là các hoạt động chính trị và xã hội của họ.
Tất cả những điều Đức Giáo Hoàng nêu lên, đã làm cho đảng cầm quyền ở Balan và Liên Xô sợ. Bằng những bài phát biểu mạnh mẽ, Ngài thách thức thế giới quan, tư tưởng của chế độ Cộng Sản, đặt vấn đề về vai trò của nhà nước, về mối liên minh giữa Balan và Liên Xô, kể cả về những sự phân chia bản đồ địa lý – chính trị ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tướng Jaruzelski, người đang theo dõi các hoạt động của Đức Giáo Hoàng từ trung tâm chỉ huy ở Bộ Quốc phòng, có thể thấy các đồng chí của ông trong Bộ Chính trị Balan đã cực kỳ bối rối, thậm chí sợ hãi. Đối phó và phản ứng lại Đức Giáo Hoàng, đó là vấn đề nan giải đối với Kremlin. Nghiêm trọng là nhiều đoạn trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, theo họ, đã vượt quá những khuôn khổ hoạt động tôn giáo một cách nguy hiểm. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Balan, Gierek và Thủ tướng Piotr Jaroszewicz đã bày tỏ sự quan tâm của họ về cái gọi là “sự lật đổ”.
Đế chế cộng sản rung động
Mùa hè 1980, những cuộc đình công đã gây chấn động ở Balan. Đây không hoàn toàn là những cuộc đình công, mà còn là những cuộc nổi loạn chính trị, như Brezhnev nhận xét, chính xác là “cuộc phản cách mạng”.
Phong trào này, giống như tất cả các cuộc cách mạng xã hội mang tính lịch sử, đã tập họp được một nhóm lực lượng chính trị ghê gớm – những người lao động, giới trí thức và Giáo Hội – mà trước đây họ không hề thống nhất với nhau được một cách dứt khoát, rõ ràng đến như vậy. Một ủy ban bảo vệ công nhân đã được thiết lập, viết tắt là KOR, do những nhà trí thức thành lập, nhằm giúp đỡ những công nhân bị bắt giữ hoặc bị xử bắn sau lần bạo động nổ ra năm 1976.
Câu lạc bộ những nhà trí thức theo Kitô Giáo, các Giám Mục, có sự hậu thuẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bây giờ đang tiến hành thử nghiệm truyền đạo qua Tin Mừng về nhân quyền. Phong trào công đoàn độc lập bắt đầu hình thành trong các thành phố chính, trong suốt năm 1978 – Công đoàn Tự do được hình thành.
Lech Walesa đứng ra tổ chức cuộc đình công ở xưởng đóng tàu Lênin. Walesa đưa ra một bản yêu cầu gồm 16 điểm, quan trọng nhất trong đó là sự công nhận của Chính Phủ về các công đoàn tự do. Mặc dầu cuộc đình công lúc đầu bị giới công nhân dự định hủy bỏ vì nhà nước đã tăng lương, nhưng rồi với sự thuyết phục của Walesa, cuộc đình công vẫn tiếp tục tái diễn, với sự tham gia rất đông công nhân. Walesa đưa ra một bản yêu cầu mới với 21 điểm cơ bản. Nội dung của cuộc đình công và đòi hỏi mới có tính táo bạo của công nhân đã lan nhanh trên khắp vùng biển Baltic. Ngày làm việc đã bị đình lại trong hơn 180 xí nghiệp. Những người tham gia đình công đã tỏ bày những bất bình của họ đối với chế độ bằng cách hát thánh ca và các bài hát yêu nước, và phất cờ tổ quốc trong những nhà máy đang đình công. Người ta báo cho Đức Giáo Hoàng: “Những hạt giống được Đức Thánh Cha gieo vãi đang nở hoa”.
Vụ ám sát Đức Giáo Hoàng
Ngày 13-05-1981, Đức Giáo Hoàng bị ám sát bởi Mehmet Ali Agca. Vụ ám sát này được giám đốc CIA, Robert Gates coi như âm mưu của Cộng Sản Liên Xô. Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB của Liên Xô. Và đó cũng là nhận định của Andreotti, người lãnh đạo đầy quyền lực của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Italia.
Những người cộng sản Liên Xô muốn giết hại Đức Giáo Hoàng, vì cái chết của Ngài dường như là cách duy nhất nhằm bóp chết Công đoàn Đoàn kết. Hồng Y Achille Silvestrini, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao của Toà Thánh cũng xác nhận: “Nếu âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng thành công, thì đó sẽ là tấm bia mộ cho Balan, và cho những người đang đối đầu với sự kiểm soát của hệ thống Xô Viết”.
Đáp lại sự lên án của phương Tây, Liên Xô cho rằng cùng với một số âm mưu khác, Mỹ đã đứng đàng sau âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng tin rằng: số phận của Ngài được bảo vệ nhờ phép lạ của Đức Mẹ Fatima… “Một người nổ súng nhưng một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo viên đạn”. Ngài đã gởi đến Liên Xô một tín hiệu “tha thứ”.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng
Ngày 18-08, trong một bài nói chuyện được phát trên truyền hình, Gierek đã hứa cải tổ và đưa ra sự đe dọa: “Vận mạng của đất nước gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa …, những nhóm người vô chính phủ, chống lại chủ nghĩa xã hội đang cố gắng khai thác triệt để tình hình, nhưng chúng ta sẽ không dung thứ bất kỳ một yêu sách hay hoạt động nào nhằm mục đích phá hủy trật tự xã hội ở Balan.”
Các đơn vị quân đội và hàng loạt xe cảnh sát đã bắt đầu tràn về phía bờ biển Baltic. Nhưng số lượng người tham gia đình công đã tăng vọt, lên đến khoảng 300.000 người. Các cuộc đình công đã lan tràn khắp nơi. Cương lĩnh mà Walesa đã chuyền tới tay công nhân là hoàn toàn nghi ngờ toàn bộ hệ thống chế độ cộng sản. Lời kêu gọi đối với các công đoàn độc lập đã gạt bỏ những lý lẽ cho rằng chỉ có đảng cộng sản là một đại diện duy nhất mang tính lịch sử cho tầng lớp lao động. Sự đòi hỏi hủy bỏ các cơ quan kiểm duyệt báo chí, thông tin và đòi quyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các công đoàn tự do và Giáo Hội, đã phủ nhận quyền sử dụng của đảng cộng sản về công cụ đầy hiệu quả này để duy trì sự độc tôn về quyền lực.
Ngày 20-08, khi phong trào đình công bị đe dọa, dẫn đến tình trạng tê liệt mọi hoạt động có màu sắc chính trị lâu dài, Đức Giáo Hoàng nói với một nhóm người Balan hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma: “Chúa ban cho chúng con, qua sự can thiệp giúp đỡ của Đức Mẹ, biết rằng tôn giáo có thể luôn luôn được hưởng tự do và rằng tổ quốc chúng ta có thể được hưởng sự an ninh. Lạy Chúa, xin giúp đỡ những con người này và luôn luôn che chở họ khỏi mọi hiểm nguy, cám dỗ và điều ác.”Sau đó Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Lời cầu nguyện trên đây cho thấy rằng tất cả chúng ta ở Rôma đều thống nhất với những người yêu nước ở Balan, với Giáo Hội ở Balan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta.”
Ngày 23-08 một cuộc tranh chấp kịch liệt nổ ra trong trong đảng cộng sản Balan, giữa phe cứng rắn muốn áp đặt thiết quân luật và nhóm người tán thành sự thỏa hiệp và tránh sử dụng quân đội. Cùng hôm đó, Đức Giáo Hoàng đưa ra một mệnh lệnh chính trị rõ ràng: “Tôi cầu mong với tất cả lòng nhiệt thành rằng: các Giám Mục của Balan, thậm chí ngay bây giờ, có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, để dành lấy bánh hằng ngày, dành lấy công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Balan.”
Vào đêm đó, chính phủ đã thực hiện một sự nhượng bộ có tính lịch sử, chấp nhận đàm phán với các ủy ban đình công của 3 thành phố. Ngay từ đầu, cuộc đàm phán đã trở thành một cuộc chất vấn đầy kịch tính, kéo dài một tuần. Một nhóm cố vấn đã xuất hiện ngay bên cạnh Walesa. Nhóm này gồm các trí thức, giáo sư và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Balan. Hai trong số những người này có quan hệ mật thiết với Đức Giáo Hoàng. Với sự xuất hiện nhóm này, sự lãnh đạo chiến lược của phong trào (Công đoàn Đoàn kết) được chuyển giao hầu hết cho Giáo Hội.
Lập trường kiên định của Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định cuộc khủng hoảng ở Balan. Ngày 27-08, với sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục Balan đã thông qua một tài liệu và tuyên bố một cách dứt khoát quyền độc lập của các tổ chức đại diện cho công nhân và của các tổ chức tự quản. Ý chí của Đức Giáo Hoàng đã trở thành ý chí của cả dân tộc. Giờ đây, chính phủ không còn gì nhiều để lựa chọn, ngoài việc phải chấp nhận. Lech Walesa biết rằng ông đã được Đức Giáo Hoàng ủng hộ.
Ngày 05-09, Edward Gierek mất chức bí thư của Đảng Cộng Sản Balan. Liên Xô chuyển cho Đức Giáo Hoàng một thông điệp yêu cầu Đức Giáo Hoàng kiềm chế Công đoàn Đoàn kết trong việc đưa ra các yêu sách và những vấn đề dễ gây căng thẳng. Đàng khác, qua thông điệp này, họ thông báo rằng, họ sẽ dùng quân đội để can thiệp, nếu Công đoàn Đoàn kết đe dọa những lợi ích sống còn của Liên Xô. Đức Giáo Hoàng cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng khó khăn và mong manh. Đó là ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, giữ cho Liên Xô không can thiệp, tránh không đi quá xa trong các yêu sách và tránh khiêu khích chính quyền.
Vào mùa thu năm 1980, những người cộng sản ở Berlin (Đức), Budapest (Hungari), Praha (Tiệp Khắc) thực sự hoảng sợ bởi những gì đang xảy ra ở Balan.
Lech Walesa đến Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Ngài đã tổ chức một thánh lễ riêng cho 14 thành viên của đoàn đại biểu của Công đoàn Đoàn kết. Đức Giáo Hoàng cũng tiếp Lech Walesa 2 lần. Ngài nói với phái đoàn: “Tôi tin rằng điều cơ bản trong những hành động mạo hiểm của các bạn bắt đầu từ tháng 08-1980 ở miền duyên hải và ở những trung tâm công nghiệp lớn khác của Balan, là một xung lực chung nhằm thúc đẩy những việc đạo đức tốt đẹp cho xã hội.”
Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho Brezhnev đòi Liên Xô phải tôn trọng chủ quyền của Balan và quyền lợi hợp pháp của Balan.
Ở Balan, Jaruzelski thì sợ rằng khi Công đoàn Đoàn kết thực sự nắm quyền, ông có thể bị cầm tù hoặc tử hình. Hơn thế nữa, điều quan trọng là vì ông là một người cộng sản trung thành, đã cam kết phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản và cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Balan. Ông biết rằng sự thành công của Công đoàn Đoàn kết là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở Balan. Hơn thế nữa, nó sẽ kéo theo những hậu quả ghê gớm về lâu về dài đối với hệ thống cộng sản toàn thế giới.
Giữa đêm thứ bảy, ngày 13-12-1981, Jaruzelski ban bố lệnh thiết quân luật. Hơn 10.000 người liền bị bắt. Đến nửa đêm, xe tăng và binh lính đã di chuyển vào các đường phố trên khắp đất nước.
Những phản ứng ban đầu của Đức Giáo Hoàng là cầu nguyện cho việc chỉ đường vạch lối cho người Balan. Điều e ngại lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là người Balan sẽ quay lại chống người Balan, và rằng sẽ có một cuộc tắm máu. Nếu dân chúng Balan đổ xô ra đường phố, điều đó sẽ tạo cho người Xô Viết cái cớ để can thiệp vào Balan và gây ra đổ máu nhiều hơn. Sự áp bức là không thể thay đổi được. Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Có quá nhiều máu của người Balan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Balan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình.” Sau đó, Ngài đã giao phó người Balan cho Đức Mẹ, “Người được phái tới để bảo vệ chúng ta”
Đức Giáo Hoàng đã giao cho ông Jaruzelski một lá thư. Ngài nói: “Những sự kiện gần đây ở Balan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13-12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương.Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Balan.”
Trong cuộc gặp Jeruzelski, Đức Giáo Hoàng khẳng định quyền độc lập của Balan, và nêu lên vấn đề thiết quân luật. Ngài nói: “Đối với tôi, việc giải tán các công đoàn đau đớn hơn nhiều so với việc ban bố thiết quân luật hồi tháng 12 – 1986… Tôi quan tâm đến việc đạt tới một tình trạng bình thường càng sớm càng tốt”. Ý ngài muốn nói đến tình trạng thiết quân luật.
Sau 18 tháng thi hành thiết quân luật, Công đoàn Đoàn kết không còn là một tổ chức lớn mạnh của công nhân, vai trò lãnh đạo bị xóa bỏ và hàng loạt các trụ sở bị đóng cửa. Nhưng qua chuyến thăm Balan của Đức Giáo Hoàng, Công đoàn Đoàn kết đã trở thành một tư tưởng, một lương tri, một chân giá trị. Nó là một sự thách thức đối với nhà nước Balan.
Bốn năm ba tháng sau khi ban bố thiết quân luật ở Balan, Mikhail Gocbachev được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa xuân năm đó, Đức Giáo Hoàng được biết Gocbachev có thể sẽ là một dạng cộng sản kiểu khác. Trở thành Tổng bí thư được vài tuần, Gocbachev muốn biết trực tiếp càng nhiều càng tốt. Gocbachev là người chủ trươngPerestroika (cải tổ) nên rất cởi mở, làm cho tướng Jaruzelzki cảm thấy có người thương cảm với mình, mà đó lại là Tổng bí thư cộng sản Liên Xô, đảm bảo rộng rãi các quyền về tôn giáo cho các công dân cộng sản. Jaruzelski đề nghị với Gocbachev nhìn nhận Vatican như là một thế lực đáng tin cậy. Ông nói: “Tôi cho rằng Giáo Hội là một sức mạnh khổng lồ ở Balan, nghiêng về phía đối lập, nhưng nó vẫn có một vị trí khá lành mạnh”. Ông cũng nói: “Đức Giáo Hoàng có một nhân cách tuyệt vời , một nhà nhân văn vĩ đại, một nhà yêu nước vĩ đại. Ngài không chỉ là một lãnh tụ một tôn giáo vĩ đại, một Giáo Hội vĩ đại, mà còn là một người con của một quốc gia có số phận đặc biệt khó khăn”.
Sự xuất hiện của Gobachev đem đến sự thay đổi nhanh chóng đối với quan hệ “Giáo Hội – Nhà Nước” ở Balan và tạo ra bầu một không khí an toàn để Jaruzelski bắt đầu nới lỏng các hạn chế gắn liền với thiết quân luật. Đức Giáo Hoàng phấn khởi và hy vọng vào những đổi thay mà Gobachev đang khởi xướng. Ngài nói: “Ông ta là một người tốt nhưng ông sẽ thất bại bởi vì muốn làm một điều không bao giờ có thể làm được. Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể cải cách được”. Ngài còn nói thêm: “Perestroika là một dòng thác mà chúng ta đã tháo cho chảy và nó sẽ tiếp tục chảy. Perestroika là sự tiếp tục của Đoàn kết. Không có Đoàn kết sẽ không có Perestroika. Dòng thác này tuôn chảy sang Tiệp Khắc.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng phong công chúa Bohemia của Tiệp Khắc lên bậc hiển thánh, Đức Hồng Y Tomasek đã có một tuyên bố nẩy lửa trước 200 ngàn người biểu tình tại Praha ngày 21-1-1989. Sau khi đề cao công chúa Anê miền Bohemia của Tiệp Khắc, ngài nói tiếp: “Về phần tôi , tôi không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia chúng tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể yên lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hợp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay; người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta”. Sau khi kể những đau khổ người dân phải chịu trong 40 năm, ngài kết luận: “Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc,cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được. Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúngta: “Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Mặc dầu các lãnh tụ cộng sản ở Đông Âu như Gustav Husak (Tiệp), Erich Honecker (Đông Đức), Nicolas Ceausescu (Rumani), Janos Kadar (Hungari) chống chủ chương dân chủ hóa của Gocbachev, cuộc dân chủ hóa vẫn được tiếp tục. Các lãnh tụ cộng sản Đông Âu sợ rằng kiểu đa nguyên sẽ kết liễu chủ nghĩa cộng sản.
Đế chế cộng sản đã giẫy chết
Ngày 8-6-1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II lại thực hiện một cuộc trở về Balan lần thứ 3 hết sức thành công để phục hồi Công đoàn Đoàn kết. Đức Giáo Hoàng nhận thấy rằng sự kết thúc của chế độ cộng sản đang đến gần.
Ngày 6-2-1989, trên đất nước Balan nổ ra các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá cả; đại diện của chính phủ và các phe đối lập đã ngồi lại với nhau thương thuyết bàn tròn về tương lai của Balan. Sự kết thúc của một kỷ nguyên đã tới. Hiệp định cốt lõi đạt được. Các cuộc đàm phán bàn tròn đã cho phép tiến hành các cuộc bầu cử tự do vào tháng 6 cho các ghế của một bộ máy được gọi là Thượng Viện. Đồng thời, tính hợp pháp đầy đủ của Công đoàn Đoàn kết cũng được công nhận. Khi các cuộc bầu cử được tiến hành ngày 4-6 thì Công đoàn Đoàn kết đã giành thắng lợi hoàn toàn và chính thức lên nắm quyền lực.
Sự sụp đổ của Balan đã gây ảnh hưởng làm lung lay khối Đông Âu trong những ngày cuối mùa đông, cho đến khi không còn khối nào tồn tại. Quân cờ domino cộng sản đang bị đảo lộn: Hungari, Đông Đức, Bulgary, Rumani. Và tiếp đó là Liên Xô. Gocbachev tuyên bố: “Tôn giáo đã giúp cho cải tổ. Chúng ta đã từ bỏ đòi hỏi có sự độc quyền về chân lý … Ngay lập tức chúng ta sẽ không cho rằng những ai không đồng tình với chúng ta là kẻ thù”. Điều này thực sự là “một trật tự thế giới mới”.
Ngày 1-2-1989, Gocbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Vatican lần đầu tiên. Trong hơn 60 năm qua, Giáo Hội Công Giáo và điện Kremlin đã đấu tranh với nhau dữ dội.
Thế là chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Đông Âu và Liên xô. Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng bí thư Liên Xô và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại Vatican đã hình tượng hóa phong phú cho một kỷ nguyên cuối.
Vào lúc rạng sáng ngày 19-8-1991, trong một cuộc đảo chính, các thành viên bảo thủ trong Bộ chính trị đã nắm lấy quyền lực tại Matxcơva, giam lỏng Gocbachev trong ngôi nhà nghỉ của ông ở Crimê. Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa liên bang Nga chống lại cuộc đảo chính và biến tòa nhà quốc hội Nga thành đại bản doanh của Sở chỉ huy lực lượng chống đối. Sự chống đối của ông đã nhanh chóng thúc giục các nước phương Tây ủng hộ ông. Ngày 23-8, đúng cái ngày các lãnh tụ của cuộc đảo chính đầu hàng, Đức Giáo Hoàng đã gửi một bức điện cho Gocbachev: “Tôi xin cám ơn Chúa, vì sự kết thúc có hậu quả của cuộc thử thách đầy kịch tính kéo theo nhân dân, gia đình và cả đất nước của ngài. Tôi xin bày tỏ niềm mong ước của tôi rằng ngài có thể tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của mình vì công cuộc đổi mới cả về vật chất và tinh thần cho các dân tộc Liên Xô, những người mà tôi thường cầu nguyện cho họ”. Thắng lợi của lực lượng chống đối của Yeltsin đã trở thành biểu tượng cho ý chí của nhân dân nhằm xóa bỏ chế độ cộng sản một lần và mãi mãi.
Về cuộc sụp đổ đế quốc cộng sản, Đức Giáo Hoàng nói: “Có thể là đơn giản khi nói rằng Đấng Tối Cao đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ, vì hậu quả của những lỗi lầm và sự đối xử tồi tệ của riêng nó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ vì sự yếu kém cố hữu của nó”.
Lm. Chân Tín
Sài Gòn 25-4-2011
5
0
 
Rate This
Đăng trong Linh Mục Chân Tín
Be the first to like this post.

One Response to Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản

  1. TCN
    Abraham, thánh tổ phụ của các đạo Chúa, lấy em ruột làm vợ rồi dâng vợ cho các vua Ai Cập Pharaoh và Abimelech để đổi lấy trâu bò đồng ruộng, rồi lại ra tay định giết đứa con ruột của mình là Issac (Sáng Thế 20, 21); thánh Lot, dâng hai đứa con gái còn trinh cho bọn cướp muốn làm gì thì làm (bọn cướp từ chối), sau lại ngủ với cả hai đứa con gái ruột của mình làm cho cả hai đều mang thai (Sáng Thế 19); thánh Moses, sản phẩm của một cuộc loạn luân (Exodus 6: bố của Moses lấy cô ruột sinh ra Moses và Aaron), nghe lệnh Chúa, giết người không gớm tay, cùng ra lệnh cho quân dưới trướng phải giết sạch đàn ông, đàn bà và con nít trong một thị trấn, chỉ để lại gái trinh và dâng cho Chúa một phần là 32 trinh nữ (Numbers 31); thánh David đã có nhiều vợ nhưng còn cướp vợ của Uriah là Bethsheba bằng cách gửi Uriah ra tiền tuyến kèm theo mật lệnh cho vị chỉ huy tiền tuyến là Joab phải làm sao để Uriah không được sống sót (2 Samuel 11: 24,26,27); và ngay cả Chúa Giê-su, Chúa của các thánh, cũng là người hỗn hào với cha mẹ (Luke 2: 48-50, John 2: 1-4), xấc láo gọi người đàn bà không phải dân Do Thái là chó (Matthew 15: 21-28), tàn nhẫn ác độc bắt 2000 con heo vô tội đâm đầu xuống sông chết đuối (Matthew 8: 28-34), nguyền rủa cây sung cho nó chết héo chỉ vì nó không ra quả khi trái mùa (Matthew 21: 18-21) v..v.. như đã được viết rõ trong Tân ước. Đó là tên một số thánh quen thuộc, còn biết bao thánh khác trong thánh kinh cũng như ở ngoài đời lòng dạ độc ác, hành động bạo tàn, phi luân v..v.., đếm thật không xuể.
    Ở ngoài đời thì cứ lên làm giáo hoàng, bất kể là lên như thế nào, là tự động thành “đức thánh cha”, chưa kể nhiều tội đồ của nhiều dân tộc khác cũng trở thành thánh Ca Tô qua cái “xưởng sản xuất thánh: Vatican” (Hồng y Silvio Oddi: Vatican has become a saint factory). Người ta đã ước tính là trong Ca Tô giáo có cả đến vài ngàn thánh và á thánh. Lẽ dĩ nhiên trong số này có 117 Việt Gian, một số Hán gian, Nhật gian và đủ mọi quốc tịch gian. Vì vậy không có cách nào có thể biết rõ về các thánh này. Chúng ta chỉ có thể kết luận, các thánh Ca Tô giáo là những sản phẩm hữu danh vô thực của một cái xưởng sản xuất thánh: Vatican, đúng như Hồng Y Silvio Oddi đã nhận định, mà mục đích “phong thánh” của giáo hội là để giam đám tín đồ thấp kém ở trong vòng mê tín dị đoan vào những vai trò, phép lạ, thường là ngụy tạo, của các “thánh” Ca Tô giáo trong khi tuyệt đại đa số tín đồ không đủ trình độ để hiểu thế nào là “thánh”. Nhận định của Hồng Y Silvio Oddi chắc chắn không phải là một lời khen tặng mà hàm ý các thánh sản xuất bừa bãi từ cái xưởng Vatican này đều thuộc loại tạp nham, không có mấy giá trị. Trong bài này tôi xin tự hạn viết về một loại thánh đặc biệt trong Ca Tô giáo, những người mà các tín đồ Ca Tô giáo Việt Nam gọi là “Đức Thánh Cha”, để cho chúng ta và các tín đồ Ca Tô giáo hiểu thêm về những người mà họ coi là “thánh” và từ đó hiểu rõ từ “thánh” trong Ca Tô giáo có ý nghĩa gì..
    Tín đồ Ca Tô giáo ở Việt Nam gọi giáo hoàng của họ là “đức thánh cha”, tin rằng giáo hoàng đương nhiên phải là bậc thánh thiện (holy), vì giáo hội dạy rằng, giáo hoàng được chọn là do kết quả hướng dẫn của thánh linh cho các hồng y, những người có quyền chọn lựa, quyết định ai là giáo hoàng. Vả chăng Giáo hội cũng bắt các tín đồ Ca Tô giáo nói chung, Ca Tô giáo Việt Nam nói riêng, phải tin rằng giáo hoàng là “đại diện của Chúa” (Vicar of Christ) trên trần, nắm trong tay chìa khóa của thiên đường (mù), có quyền cho họ lên thiên đường hay tuyệt thông họ. Tất cả những niềm tin này đều do các “bề trên” của họ cấy vào đầu óc từ khi còn nhỏ.
    Tại sao họ có thể tin vào những điều lừa dối rất trắng trợn này. Trách nhiệm chính là do các “bề trên” của họ, những người đã nhốt họ vào vòng mê tín qua một chính sách nhồi sọ tinh vi để dễ bề ngự trị trên họ. Có thể nói rằng, các tín đồ tin là vì trong đầu óc họ hầu như có một cái “gen” để tin vào bất cứ điều gì, và lẽ dĩ nhiên, vì chính sách của giáo hội, họ không bao giờ được dạy hay được quyền biết gì về lịch sử các giáo hoàng trong giáo hội của họ. Lịch sử các giáo hoàng Ca Tô đã viết rõ: có những giáo hoàng do vua chúa chỉ định, có những giáo hoàng giết nhau để lên làm giáo hoàng, có những giáo hoàng do những cô gái điếm dựng lên, có những giáo hoàng là trẻ vị thành niên mới có 12 tuổi, có những giáo hoàng là con hoang của một giáo hoàng, hay là con của giáo hoàng loạn luân mà sinh ra v..v.. Những sự kiện này sẽ được chứng tỏ rõ ràng qua một số tài liệu sau đây.
    Trước hết, tôi xin trích dẫn một đoạn trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của Thánh Kinh của Lloyd M. Graham. Đây chỉ là một đoạn tóm tắt một số sự kiện liên quan đến chế độ giáo hoàng. Chi tiết về những sự kiện này sẽ được bổ túc qua những tài liệu của các vị có thẩm quyền trong giáo hội Ca Tô.
    Chúng tôi thừa nhận rằng điều mà chúng tôi trình bày ở đây là chủ ý đưa ra hình ảnh một mặt, mặt đen tối và ô nhục. Lý do để đưa ra mặt này là vì hàng triệu linh hồn bị lạc dẫn đang sơn phết mặt kia và đưa cao nó lên như là mặt duy nhất cho thế giới những kẻ nhẹ dạ, cả tin. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải biết cả hai mặt, không chỉ vì lợi ích của sự thật mà còn là cho những người đang sống trong sự nô lệ tâm linh cho một quyền lực lừa đảo. Đối với những người này, một ngàn năm tội ác và đồi bại được làm nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là “chỉ có vài giáo hoàng xấu”. Nếu những người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có vài giáo hoàng tốt.
    Chúng tôi đã nói về sự bất lương của học thuật Công giáo. Không ở đâu rõ ràng bằng luận điệu bào chữa, che đậy cho các giáo hoàng đồi bại.
    Những tội ác của các giáo hoàng là do những người khác làm và “không thể tránh được”, sự thiêu sống những kẻ dị giáo là một “điều cần thiết của thời đại”, những sự trụy lạc của giáo hoàng chỉ là “yêu thích sự vui vẻ lành mạnh”. Những hồ sơ ghi chép sự việc đương thời đã hoàn toàn phủ bác những luận điệu trên, và những điều ghi chép này không phải là do những kẻ thù của giáo hội viết, mà phần lớn là do những sử gia của chính giáo hội gồm có những giáo hoàng và hồng y: giáo hoàng Victor II, Pius II, hồng y Baronius, giám mục Liutprand, linh mục Salvianus, và các sử gia như Milman, Gerbert, Burchard, Guicciardini, Vacandard, Draper, và nhiều người khác. Đây chính là những người có đầy đủ thẩm quyền đưa ra cái mặt đen tối và ô nhục của giáo hội. Những gì mà chúng tôi trình bày ở đây chỉ là lượm lặt trong thời gian 1500 năm, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cũng đủ để bác bỏ mọi điều tự nhận của giáo hội, cho rằng giáo hoàng đã được thánh linh tuyển chọn và hướng dẫn..
    Trong “thời đại tăm tối” (the dark ages) những giáo hoàng được thánh linh hướng dẫn này đã giết nhau với nhịp độ 10 giáo hoàng bị giết trong vòng 12 năm (891-903) và 40 trong vòng hơn 100 năm. Giáo hoàng Sergius III là một kẻ giết nhiều người; theo hồng y Baronius và Vulgarius, ông ta đã giết hai vị giáo hoàng tiền nhiệm. Năm 708, Toto, một nhà quý tộc đứng đầu một đám thuộc hạ ô hợp, đã vận động để cho anh hắn được bầu làm giáo hoàng. Đó là giáo hoàng Constantine II, người sau đó bị Christopher, thủ tướng của ông ta, móc mắt ra. Rồi Christopher cùng con của hắn âm mưu chống giáo hoàng Gregory và cũng cho người móc mắt Gregory. Hai đứa cháu của giáo hoàng Leo III là Pascal và Campulus đều là linh mục. Chúng toa rập với nhau mưu đồ thay thế Leo III, thuê một đám giết mướn để giết Leo III khi ông ta đi dạo phố. Việc không thành, chúng đích thân ra tay, kéo Leo III vào một tu viện và giết ông ta tại đó. Chắc độc giả cho rằng đó là chuyện thuần túy giả tưởng, chỉ để phỉ báng. Nhưng không phải vậy, đó là dựa theo những hồ sơ ghi lại sự việc của nhà viết tiểu sử các giáo hoàng.
    Đó chỉ là chuyện thường tình của thời đại. Giáo hoàng Leo V bị một người cũng tên là Christopher hạ bệ, rồi đến lượt tên này cũng bị hạ bệ và cái tên sát nhân giết mấy giáo hoàng tiền nhiệm đã nói ở trên, Sergius III, lên thay. Trong thời đại này, không phải là Thánh Linh tuyển chọn giáo hoàng mà là, theo Hồng y Baronius, những cô gái điếm (scortas). Đó là “luật lệ của những cô gái điếm hạng sang” (rule of the courtesans), đôi khi còn được gọi là “chế độ điếm trị” (Pornocracy), hay là triều đại của các cô gái điếm (reign of the whores). Trong số điếm này có một người mà Baronius gọi là “con điếm vô liêm sỉ”, Theodora, và đứa con gái vô liêm sỉ không kém là Marozia. Cả hai mẹ con đều có con với giáo hoàng Sergius III, và cả hai đều đưa những đứa con hoang của mình lên ngai giáo hoàng – John XI và John XII. John XI bị cầm tù và John XII đã “biến dinh Lateran (nơi giáo hoàng ở, trong Vatican. TCN) thành một ổ điếm”. Không có một tội ác nào mà John XII không làm – giết người, khai gian, thông dâm, loạn luân với hai em, đâm chém và thiến kẻ thù v..v.. Hắn ta chết trong tay của một người chồng bị xúc phạm (vì bị bắt quả tang đang thông dâm với vợ người này.)
    Theo sử liệu, hồng y Francone cho người thắt cổ giáo hoàng Benedict VI, sau đó lên làm giáo hoàng Boniface VII, “một con quỷ khủng khiếp vượt mọi con người về tội ác”, theo sử gia Gerbert. Hắn ta cũng chẳng tệ hơn gì giáo hoàng Boniface VIII.. Thật vậy! Để chiếm được cái mũ tiara (mũ ba tầng của giáo hoàng. TCN) hắn đã thủ tiêu giáo hoàng dở hơi Celestine V. Nhưng hắn cũng chẳng hưởng được sự chiến thắng lâu dài vì ngay sau đó hắn bị những người La Mã truất phế. Trong triều đại của một giáo hoàng kế vị, Clement V, sau khi chết hắn còn bị mang ra xét xử và được xem là phạm mọi tội ác, kể cả tội hành dâm với đồng nam (pederasty) và giết người. Và khi Clement chết thì người kế vị hắn, John XXII, phanh phui ra rằng Clement đã quá nhân từ (Tác giả chơi chữ: “Clement had been so very clement” vì clement có nghĩa là nhân từ) nên đã cho người cháu một số tiền tương đương với 5 triệu dô-la, tiền của giáo hoàng. Vào thời gian này, triều đình của giáo hoàng được chuyển đến Avignon, và thánh Phê-rô nay cùng lúc có hai người kế thừa, một người ở Avignon và một người ở Rô-Ma. Nhưng vậy mà cũng chưa đủ vì có khi có tới ba giáo hoàng cùng một lúc – Gregory XII, Alexander V, và John XXIII. Về sau John XXIII bị từ khước, tên thánh bị hủy bỏ, và gần đây tên này (John XXIII) được giáo hoàng kế vị Pius XII lấy lại.
    Sự đồi bại của John XXIII lên đến độ mà Sigmund ở Hung Gia Lợi phải triệu tập một hội đồng điều tra hắn ta. Kết quả của cuộc điều ta là đưa ra năm mươi bốn (54) khoản mô tả John XXIII là “độc ác, không tôn trọng những điều thiêng liêng, không trong trắng, nói láo, không tuân theo luật lệ và đầy những thói xấu.” Khi còn là hồng y, John XXIII đã là người “vô nhân đạo, bất công và tàn bạo.” Khi lên làm giáo hoàng, ông ta là “kẻ đàn áp người nghèo, khủng bố công lý; là cột trụ của tội ác, hình tượng của những kẻ buôn bán chức tước và thánh tích; ham mê trò quỷ thuật, cặn bã của thói xấu, đắm mình trong nhục dục; là tấm gương của sự ô nhục, một kẻ phát minh ra những tội ác.” Hắn giữ chắc ngôi vị giáo hoàng bằng “bạo lực và gian lận và bán chứng thư xá tội, chức vụ, bí tích và những đồ ăn cướp được.” Hắn “xúc phạm thánh thần, thông dâm, giết ngưòi, hiếp dâm và ăn cắp.”.. Một vài những giáo hoàng như vậy vô đạo đức, tục tĩu đến độ phải đi đày. Ít nhất là có hai giáo hoàng bị móc mắt và cắt lưỡi, rồi buộc vào đuôi lừa kéo lê ngoài đường phố. Một số khác bị khinh ghét đến độ người ta quật xác chúng lên và ném xuống sông Tiber. Sau một ngàn bốn trăm năm dưới quyền lực của Ki Tô Giáo, đạo đức xuống thấp đến độ giáo hoàng Pius II than rằng “hiếm mà có một ông hoàng ở Ý không phải là đứa con hoang.” Lời tuyên bố này cũng áp dụng cho những ông hoàng của giáo hội (the princes of the church: nghĩa là những giáo hoàng, hồng y, giám mục v..v..) như là của chính quyền dân sự.
    Tệ hại như vậy nhưng sự tệ hại hơn còn chưa tới – với giòng họ Borgias, đặc biệt là Rodrigo. Trong những giáo hoàng xấu xa độc ác thì hắn xứng đáng đứng đầu. Bằng cách hối lộ 15 hồng y với số tiền tương đương với 3 triệu đô-la, hắn chiếm được sự tuyển lựa một con người tệ hại nhất trong lịch sử – chính hắn, lên làm giáo hoàng với tên Alexander VI. Sử gia Guicciardini mô tả hắn như sau: “..có những thói quen cực kỳ tục tĩu, vô liêm sỉ và không có một ý thức nào về sự thật, nuốt lời, không có tình cảm tôn giáo, tham lam vô độ, nhiệt tình tham vọng, độc ác quá sự độc ác của những giống người man rợ, tham muốn đưa con lên địa vị cao bằng mọi thủ đoạn: hắn có nhiều con, và một trong những đứa này – cũng đáng ghê tởm như cha của nó.” Đó là con người nổi tiếng, Cesare Borgia, người đã giết người anh rể là John, và hai hồng y khác để chiếm được cái áo hồng y..
    Khi còn là hồng y, cái kẻ chơi bời phóng đãng và sát nhân này đã biến chỗ ở của mình trong Vatican thành một ổ điếm. Theo sử gia đương thời là Burchard, hắn đắm mình trong những cuộc hoan lạc trong những phòng của hắn, ngay trên phòng của giáo hoàng, và những cô gái điếm hạng sang “nhảy múa trần truồng trước những tôi tớ của Chúa [các hồng y, giám mục, linh mục] và vị đại diện của Chúa (giáo hoàng. TCN).”.. Đó là sự hoan lạc được giải thích như là “lòng yêu thích sự vui vẻ lành mạnh.”
    Đó là những ông hoàng của giáo hội trong những ngày đó. Trong thời Trung Cổ, tập thể các hồng y cũng đồi bại như là một tập thể mà người ta có thể kiếm được trong suốt giòng lịch sử. Chiếm được một ngôi vị hồng y chỉ là vấn đề có tiền và ảnh hưởng quen thuộc. Đức tính, sự hiểu biết, và khả năng không dự phần nào trong đó. Thật vậy, những đứa trẻ mười bốn mười lăm tuổi đôi khi cũng được đưa lên ngôi vị hồng y. Giáo hoàng Paul III cho hai đứa cháu (gọi Paul III bằng ông) làm hồng y.. Paul IV cũng cho một đứa cháu gọi Paul IV bằng bác lên làm hồng y tuy chính ông ta nói “cánh tay của nó ngập máu đến tận khuỷu tay.”
    Vậy mà đó là những người, với sự trợ giúp của Thánh Linh, tuyển chọn giáo hoàng..
    Tại sao cái lịch sử ô nhục này không được tín đồ biết đến như là lịch sử các giáo hoàng mà họ cho là tốt? Tại sao các tín đồ Công giáo không được dạy rằng chính những con người như trên đã đưa đến sự cải cách chứ không phải là do “con quỷ Luther đó.”? Giáo phái Tin Lành nổi giậy không chỉ vì Luther mà vì sự phản đối tội ác và sự đồi bại của giáo hội Công giáo trong nhiều thế kỷ. Tên Sa-Tăng Phê-rô đã xúc phạm đến toàn thể Âu Châu..
    Trên đây chỉ là sơ lược về những sự đồi bại cùng cực của một số không nhỏ “đức thánh cha” của giáo dân Việt Nam, những “đại diện của Chúa” trên trần, những người được Thánh Linh nhập vào tập đoàn hồng y trong sự tuyển chọn, trong lịch sử Ca Tô giáo Rô-ma. Tôi chưa hề nói đến những hoạt động lừa đảo, gian dối, thế tục, thực dân của “hội thánh” liên hệ đến những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa v..v.. trên khắp thế giới. Những vấn đề này cần riêng một cuốn sách mới có thể tạm gọi là đầy đủ.
    Để bổ túc cho đoạn trên của Lloyd Graham, sau đây là vài đoạn điển hình trong chương nói về Các Triều Đại Giáo Hoàng Do Điếm Trị (Papal Pornocracy) mà Hoàng Thiên đã dịch với đầu đề không được sát nghĩa cho lắm: Triều Đại Dâm Loạn Của Các Giáo Hoàng, và đăng trong Tuyển Tập I: Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, trang 134-173, cùng với nguyên bản tiếng Anh, do Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo ở Texas xuất bản và phát hành năm 1994. Chương này lấy ở trong cuốn Những Đại Diện Của Ki-Tô: Cái mặt Đen Tối Của Cung Đình Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) của nguyên Tổng Giám Mục Peter de Rosa, Giáo sư Siêu Hình Học và Đạo Đức Học tại Trường Dòng Westminster và Khoa Trưởng khoa Thần Học, đại học Corpus Christi, Luân Đôn.
    Các Triều Đại Giáo Hoàng Do Điếm Trị: [Papal Pornocracy]
    Cách La Mã 15 dặm, trên vùng đồi núi Alban, có nhóm Conti nổi tiếng trong thế kỷ 10, những Công Tước họ Alberic ở Tusculum. Những lãnh chúa này nắm toàn quyển kiểm soát những cuộc tuyển chọn giáo hoàng. Bảy giáo hoàng xuất thân từ dòng họ này, có ba vị kế tiếp nhau, và hầu như không có trường hợp ngoại lệ nào, họ đều cùng nhau hình thành “Một La Mã Ô Nhục” (A Rome of Shame).
    Lịch sử đã làm nổ tung cái huyền thoại trong dân gian là chỉ có Borgia là một giáo hoàng xấu. Thực ra, không bao lâu sau thời Charlemagne, trong hơn một thế kỷ rưỡi, toàn thể tập đoàn giáo hoàng đều thối nát (the whole batch [of popes] was rotten). Họ là tông đồ của Quỷ Sứ, Ma Vương hơn là tông đồ của Đấng Ki Tô [They were less disciples of Christ than of Belial, the Prince of Darkness]. Rất nhiều giáo hoàng là những tên dâm ô trụy lạc, sát nhân, gian dâm, hiếu chiến, bạo chúa, mua bán chức tước và sẵn sàng bán cả thánh thần. Hầu hết bọn chúng đều mê tiền bạc và mưu đồ xấu xa hơn là đạo giáo [They were nearly all wrapped up in money and intrigue than in religion]..
    Trước hết, chúng ta hãy xét đến danh sách những giáo hoàng từ năm 880. Trong 150 năm tiếp theo có 35 giáo hoàng, mỗi ông trị vì trung bình là 4 năm. Trong thời kỳ đầu, những cuộc chuyển nhiệm quyền hành đều như nhau: những giáo hoàng được chọn vì họ là những người già cả hay bệnh tật. Nhưng trong hai thế kỷ 9 và 10, nhiều giáo hoàng mới ngoài 20 tuổi, một số còn là vị thành niên. Một vài vị trong nhóm đó chỉ trị vì có 20 ngày, một tháng, hay 3 tháng. Sáu vị bị truất phế, một số bị sát hại [Six of them were dethroned, a number were murdered]..
    Khi một giáo hoàng bỗng dưng biến mất, thế thì ông ta đã bị cắt cổ hay đã bị đạp xuống sông Tiber? Hay đã bị treo cổ trong ngục tù? Hay đang ngủ luôn trong nhà điếm? [Was he sleeping it off in a brothel?] Hay đã bị cắt tai và mũi như Stephen năm 930 mà sau đó – dĩ nhiên – không còn dám chường mặt ra trước công chúng nữa? Hay đã trốn mất, như Benedict V năm 964, sau khi cưỡng hiếp một bé gái, đã chạy trốn về Constantinople với tất cả tài sản trong thánh đường Peter? Sử gia sùng tín của giáo hội, Gerbert, đã gọi Benedict là “kẻ đồi bại nhất trong những quái vật vô Thượng đế” [the most iniquitous of all the monsters of ungodliness]. Giáo hoàng này sau cùng đã bị một người chồng ghen tuông đâm chết. Thân xác của y, với hàng trăm vết đâm, bị kéo lê qua những đường phố, trước khi bị đạp vào một hầm chứa phân.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, những giáo hoàng này đã tạo nên một tập đoàn lãnh đạo, tu sĩ hay giáo dân, đê tiện nhất trong lịch sử [Without question, these pontiffs constitue the most despicable body of leaders, clerical or lay, in history] Nói trắng ra, chúng là những tên man rợ.
    Một giáo hoàng, Stephen VII, đã hoàn toàn điên khùng. Hằn cho đào mả một giáo hoàng tiền nhiệm, Formosus, đã chết được 9 tháng. Trong cái được gọi là Hội Nghị Tử Thi (cadaveric Synod), hắn cho cái thây ma đã thúi rữa mặc đủ lễ phục của giáo hoàng, đặt ngồi trên ngai ở điện Lateran và đích thân thẩm vấn xác chết. Formosus bị cáo buộc là đã lên làm giáo hoàng với những lý do ngụy tạo, đã làm giám mục ở một nơi khác, do đó không được làm giáo hoàng ở La Mã. Theo Stephen, điều này đã khiến cho những hành động của Formosus vô giá trị, đặc biệt là những cuộc tấn phong. Sau khi buộc tội, cái thây ma bị kết án là một ngụy giáo hoàng (antipope), bị lột hết quần áo, sau khi đã bị chặt đứt hai ngón tay mà khi còn sống đã dùng để ban phúc nhân danh tông đồ của Chúa, rồi bị ném xuống sông Tiber. Rồi cái thây được vớt lên bởi những kẻ ủng hộ Formosus và được chôn cất kín đáo. Sau cùng, cái thây ma được đưa về ngôi mộ của ông ta ở trong thánh đường Phê-rô. Còn Stephen thì bị treo cổ sau đó ít lâu.
    Giáo hoàng làm tàn phế người rồi cũng bị người làm tàn phế lại, giết hại người rồi cũng bị người giết lại. Đời sống của họ không có gì giống như là trong các Phúc Âm. Họ có nhiều điểm giống như là các trẻ con nhà giàu hiện đại, thường trở thành du đãng, nghiện ngập, la cà những quán cà phê ven biển hay những hộp đêm, hơn là như các giáo hoàng. Một số lên làm giáo hoàng là nhờ cha mẹ có nhiều tham vọng, một số nhờ gươm giáo, một số nhờ ảnh hưởng của các cô nhân tình đẹp đẽ quý phái trong thời đại được biết là “triều đại của những gái điếm” (The Reign of the harlots).
    Nổi bật trong đám gái điếm hạng sang (courtesans) là Marozia thuộc dòng họ Theophylact. Theo giám mục Liutprand ở Cremona, sống cùng thời với Marozia, thì Marozia đã được mẹ là Theodora huấn luyện kỹ (well coached). Theodora có một đứa con gái thứ hai với giáo hoàng John X (914-929), cũng tên là Theodora… [Theodora, who had a second daughter, also named Theodora, by pope John X] Trong vòng chưa đầy một thập niên, mấy mẹ con Theodora đã dựng lên – cũng như phế bỏ tùy hứng – không dưới 8 giáo hoàng. [In less than one decade, they created – and, when it suited them, destroyed – no less than eight popes]
    Cô Gái Điếm Xinh Đẹp
    Marozia đầu tiên dấn thân vào những quan hệ tình ái trong cung đình giáo hoàng là với giáo hoàng Sergius III (904-911). Trước đó, Sergius đã bị giáo hoàng Leo V ngăn chận con đường lên làm giáo hoàng. Giáo hoàng Leo V chỉ trị vì được có một tháng rồi bị bắt cầm tù bởi một kẻ thoán vị, Hồng y Christopher. Sergius giết tốt cả hai.
    Sergius lại quật mồ của giáo hoàng Formosus, đã chết được 10 năm, và lại kết án cái thây ma một lần nữa. Sergius, trước đó được Formosus tấn phong, thực sự nên tự coi mình là bất hợp lệ, nhưng y không cần để ý đến những lý sự cùn thần học, xa lạ với bản chất của hắn. Hắn cho người chặt đầu cái thây ma của Formosus, chặt thêm 3 ngón tay của Formosus trước khi ném thây xuống sông Tiber. Khi cái thây ma không đầu bị vướng vào cái lưới đánh cá của một ngư phủ, một lần nữa cái thây ma đó lại được “sống một cuộc đời êm đẹp”, đem trở về ngôi mộ ở thánh đường Phê-rô.
    Khi Marozia trở thành tình nhân của Sergius, lúc đó đã 45 tuổi, thì nàng mới có 15 tuổi. Nàng có một đứa con trai với Sergius mà nàng rất lo cho sự nghiệp của nó. Sergius chết sau đó 5 năm, sau một triều đại giáo hoàng kéo dài 7 năm đẫm máu, đầy những mưu đồ xấu xa và ái ân cuồng nhiệt. [Sergius was to die five years later after a seven-year pontificate crammed with blood, intrigue and passion.]
    Marozia không bao giờ quên được mối tình khi còn trẻ. Ăn nằm với một giáo hoàng đã đưa nàng đến những dự tính và những khoái cảm mà ngay cả 3 cuộc hôn nhân sau, cùng vô số những cuộc lăng nhăng tình ái khác, cũng không xóa nhòa được. Lần đầu tiên giáo hoàng Sergius quyến rũ nàng là ở điện Lateran. [The first time Pope Sergius had seduced her was in the Lateran Palace]. Họ thường gặp nhau vì suốt thời thơ ấu nàng sống ở đó khi cha nàng là Nghị Viên Trưởng của thành La Mã. Rồi trong một lúc nào đó, Sergius bỗng chợt nhận ra rằng cô bé dễ thương ngày xưa đã nẩy nở thành một thiếu nữ kiều diễm. Về phần Marozia, không phải là nàng kiếm khoái lạc trong vòng tay của giáo hoàng, mà là quyền lực.
    Mẹ nàng, Theodora, đã từng lập lên và phế bỏ 2 giáo hoàng, khi mụ ta bất chấp giáo luật, đã đưa gã nhân tình yêu chuộng từ giám mục lên đến tổng giám mục và sau cùng lên ghế của Phê-rô làm giáo hoàng John X…
    Đúng vào thời điểm này, dòng họ Alberic ở Tuscany, xuất thân từ miền Bắc, nhập cuộc. Giáo hoàng John X đề nghị cùng vợ Theodora là một cuộc hôn nhân giữa Marozia và Alberic có thể có lợi cho mọi người. Marozia củng nhận thấy Alberic là một ngôi sao đang lên, và từ cuộc hôn nhân, Alberic Con ra đời. Alberic Cha, có lẽ do vợ giật dây, định cướp quyền ở La Mã nên bị giết. Giáo hoàng John bắt người góa phụ trẻ phải chứng kiến cái thây của chồng bị băm vằm cắt xẻo. Đây là một sai lầm tai hại. Một người đàn bà đã ăn nằm với giáo hoàng Sergius phải biết thế nào là trả thù.
    Khi Theodora chết năm 928, Marozia cho người bắt giáo hoàng John cầm tù trước khi ra lệnh hành quyết hắn bằng cách làm cho ngạt thở [thường là úp đè một cái gối lên mặt]. Con trai đầu của Marozia nay đã 17 tuổi. Chẳng bao lâu nữa y sẽ có đủ kinh nghiệm để nắm lấy chức giáo hoàng. Y đã được huấn luyện cho chức vụ này bằng một cuộc sống trụy lạc và hoàn toàn đồi bại. [He had been groomed for it by a sensous and totally immoral life.] Một vài giáo hoàng sau John X, mỗi người chỉ trị vì trong một thời gian ngắn, và người nào cũng biến mất trong những trường hợp bí mật. [each of them disappearing in mysterious circumstances]. Bây giờ, con trai của Marozia và giáo hoàng Sergius lên làm giáo hoàng John XI.
    Marozia lấy người chồng thứ hai là Guy. Sau khi Guy chết, Marozia lấy luôn người anh cùng cha khác mẹ của Guy là Vua Hugo ở Provence. Hugo đã có vợ nhưng vợ y đã bị dẹp bỏ dễ dàng. Thật may mắn cho Marozia có con làm giáo hoàng: vì hắn có quyền dẹp bỏ mọi điều gây trở ngại cho cặp Marozia-Hugo, như là loạn luân chẳng hạn. John XI đã đứng ra làm chủ lễ trong đám cưới của mẹ hắn ở La Mã vào mùa xuân năm 932.
    Rồi thì tất cả đã tan vỡ vì đứa con thứ hai của Marozia, đứa con đầy ghen tị của Alberic, nay đã 18 tuổi. Hắn đã cướp quyền kiểm soát La Mã để tự ý lựa chọn Giáo hoàng. Hugo phải bỏ vợ chạy trốn trong nhục nhã. Alberic bắt Giáo hoàng John XI, người anh cùng mẹ khác cha và con của Giáo hoàng Sergius, tống giam chung thân trong điện Lateran – nơi mà John XI chết sau đó 4 năm – và, tàn bạo hơn cả, hắn đã hạ ngục luôn cả mẹ hắn.
    Dù đã quá tuổi xuân thì, Mazoria vẫn còn là một người đàn bà diễm lệ khi nàng bước bước chân đầu tiên vào ngục Hadrian’s Mausolem, thường được biết dưới tên Lâu Đài Sant’Angelo. Nàng sống trong cái nơi khủng khiếp đó bên bờ sông Tiber, hơn 50 năm, không một ngày được ân giảm.
    Năm nàng 60 tuổi, ở trong ngục nàng nghe tin Alberic đã chết năm 40 tuổi và con hắn, tức cháu nội của nàng, tên là Octavian, đã tự phong là Giáo hoàng của giáo hội. Là Giáo hoàng đầu tiên đổi tên mình, tự đặt là John XII. Đó là vào mùa Đông năm 955.
    Có lẽ tuổi trẻ của Giáo hoàng mới này có thể giải thích phần nào tác phong vô đạo đức tôn giáo của hắn, vì hắn lên làm Giáo hoàng khi mới có 16 tuổi. Tất cả các tu viện đều cầu nguyện ngày đêm cho hắn chết đi.
    Người ta nói rằng, hắn đã phát minh ra những tội lỗi chưa từng có từ thời khai sinh lập địa, kể cả việc ăn nằm với chính mẹ hắn. [He had invented sins, they said, not known since the beginning of the world, including sleeping with his mother] Hắn có một hậu cung chứa gái ngay trong điện Lateran. Hắn dùng tiền cúng của người hành hương để cờ bạc. Hắn thưởng cho những người con gái ngủ với hắn ngay cả những ly đựng rượu lễ bằng vàng của thánh đường Phê-Rô. Đặc biệt là phụ nữ thường được khuyên là đừng có vào điện Lateran nếu coi trọng danh tiết. [Women in particular were warned not to enter St John Lateran if they prized their honour].
    Chưa từng có một Giáo hoàng nào đã “về với Chúa” trong một vị thế xấu hổ hơn. Một đêm nọ, một người chồng ghen tuông, một trong số nhiều ông chồng, đã bắt được quả tang [in flagrante delicto] “Đức Thánh Cha” đang ăn nằm với vợ mình và đã tặng cho y một lễ nghi cuối cùng là giáng một búa vào gáy. [One night, a jealous husband, one of many, caught his Holiness with his wife in flagrante delicto and gave him the last rites with one hammer blow in the back of the head]. Y chết khi mới có 24 tuổi. Người dân La Mã, nổi tiếng về đầu óc tiếu lâm, nói đấy là cao điểm sự nghiệp của y. Ít nhất là y cũng may mắn được chết trên giường, dù đó là giường của người khác…
    Giáo hoàng mà được chết trên giường, dù là giường của vợ người, quả là điều may mắn. Vì như Malachi Martin đã viết, Ibid., p.3:
    Từ cái chết của Tông đồ Simon Peter [Nền thần học của Giáo hội dựng lên làm giáo hoàng thứ nhất tuy rằng ngày nay nhiều học giả đã phủ bác điều này] vào năm 67 cho đến năm 312, có 39 giáo hoàng, kế vị Peter làm giám mục thành La Mã. Không một người nào trong số 18 giáo hoàng đầu tiên chết ở trên giường. Tất cả đều chết bất đắc kỳ tử. Khi còn sống, mỗi vị trong số 31 Giáo hoàng đầu tiên đều sử dụng quyền của cái vương quốc tâm linh đó, và dạy những gì mà vị tiền nhiệm của họ đã dạy: Hãy đóng trụ trong vương quốc tinh thần của Thượng đế. Hãy chờ đợi sự trở lại của Giê-su, ngày tận thế, và sự chiến thắng chung cùng của luật Thượng đế.
    (Malachi Martin: p.3: Between the death of Simon Peter the Apostle in A.D. 67, and the year 312, there were 39 popes, successors to Peter as bishops of Rome. Not one of the first 18 popes died in his bed. All perished violently. While he lived, each of the first 31 popes wielded the authority of that spiritual kingdom, and taught what his predecessor had taught before him: Abide in the kingdom of God’s spirit. Wait for the return of Jesus, the final end of this visible world, and the ultimate triumph of God’s rule.)
    Hiển nhiên là trong 2000 năm qua Giê-su không hề trở lại và ngày nay chẳng có mấy ai còn tin là ông ta sẽ trở lại để mà trông ngóng. Thay đổi chiến thuật mị dân, Ki Tô Giáo dạy cứ tin ở Giê-su thì sau khi chết sẽ được Giê-su cứu rỗi, cho phần hồn nhập với phần xác, và cho lên thiên đường hưởng nhan thánh Chúa. Chẳng hiểu “hưởng nhan thánh Chúa” thì hay ho ở chỗ nào và có gì là vinh dự. Nhưng thực tế là, bộ xương cứu thế của Giê-su vẫn còn ở Jerusalem và Giáo Hoàng John Paul II đã khẳng định là chẳng có chỗ nào là thiên đường ở trên các tầng mây.
    Chuyện về các giáo hoàng trong mọi thời đại đó không kể sao cho đầy đủ. Vậy tôi xin cắt nhắn và chỉ nhắc đến một tài liệu của Hồng Y Baronius, viết trong cùng Chương này của Peter de Rosa]:
    Thực là dễ hiểu nếu Hồng Y Baronius đã phải bối rối thế nào khi ông viết về những biến cố mà ông ta đã ghi lại với một sự thành thực đáng kể. Ông ta gọi những Giáo hoàng của thời kỳ này là “những kẻ xâm lăng Tòa Thánh, là những kẻ phản đạo hơn là những tông đồ [non apostolicos sed apostaticos]
    Ông ta thú nhận là đã rất lo lắng và xúc động khi phải viết về những giáo hoàng này. Ngồi trên cái ngai của Thánh Phê-rô không phải là những con người mà là những con quỷ đội lốt người. [On the chair of St Peter sat not men but monsters in the shape of men]. “Những tên khoác lác tự phụ trong những bộ áo láng của Giáo hoàng có đầy những dục vọng xác thịt và những xảo trá dưới mọi hình thức của ác ôn đã cai trị La Mã và biến cái ngai của Thánh Phê-rô thành ổ điếm cho những tì thiếp và nhân tình của chúng.”
    Tôi nghĩ từng ấy tài liệu cũng đủ cho chúng ta thấy thực chất những “Đức Thánh Cha” của Ca-Tô Giáo Rô Ma ra sao, và chúng ta đã có thể có một nhận định chính xác về lời đề tặng của Dr. Arthur Frederick Ide ở trên. Có bao giờ các “bề trên” trong giáo hội dạy cho tín đồ biết những sự kiện lịch sử thực sự về một số “Đức Thánh Cha” của họ cũng như về lịch sử thực sự của Giáo hội từ ngày đầu đến ngày cuối? Tôi nghĩ không bao giờ. Vì dấu kín những chuyện nhơ bẩn của các vị chủ chăn và của hàng giáo phẩm cũng như lịch sử tàn bạo của Giáo hội là sách lược của Giáo hội, được duy trì bởi sự bất lương trí thức của các “bề trên”, những vị đáng lẽ ra phải có nhiệm vụ giáo dục mở mang đầu óc của các tín đồ.
    Theo một tài liệu của Linh mục John Shuster trên Internet thì trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma có tới 39 Giáo hoàng có vợ, ngày nay trên thế giới có trên 110000 linh mục có vợ nhưng nhiều vị vẫn âm thầm hành nghề linh mục, một phần ba số linh mục ở Mỹ có vợ và số linh mục lập gia đình vẫn tiếp tục gia tăng [Hiện tượng truyền giống song song với truyền giáo]
    (“39 Popes Were Married!” was written and recorded by Father John Shuster. In the past 25 years, over 110,000 Roman Catholic priests, worldwide, have married and many have discreetly continued to practice their priesthood. One out of every three Roman Catholic priests in the United States today is a married priest, and the number of priests getting married continues to grow.)
    Có thể có những tín đồ Ca Tô, tin theo lời chống đỡ của giáo hội, cho rằng đây chỉ là những chuyện dính líu đến một số giáo hoàng, hồng y xấu xa trong quá khứ và đó là những chuyện đã qua. Không hẳn vậy, những chuyện đồi bại, ác độc không chỉ giới hạn trong giới giáo hoàng hay hồng y mà còn lan tràn trong mọi giới lãnh đạo Công giáo gồm cả các Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh mục, và kéo dài cho đến tận ngày nay. Độc giả có thể đọc những chuyện này trong nhiều tác phẩm đã xuất bản, đặc biệt là chương I trong cuốn Những Chuyện Tình Ái của Vatican hay Những Tình Nhân Yêu Chuộng của Các Giáo Hoàng [The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes] của Dr. Angelo S. Rappoport.
    Độc giả cũng có thể đọc những cuốn sau đây: Những Giáo Hoàng Xấu Xa (The Bad Popes) của E. R. Chamberlin; Vạch Trần Những Sự Thực về Các Giáo Hoàng: Một Nghiên Cứu Thẳng Thắn về Vấn Đề Nhục Dục và Đồi Bại trong cung đình Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex and Corruption in the Vatican) của Dr. Arthur Frederick Ide.
    Tôi không muốn đi sâu vào những vấn đề này. Những tài liệu nêu trên chỉ có mục đích giúp những tín đồ Ca-Tô Việt Nam hiểu rõ thêm về những “đức thánh cha” của họ đồng thời chứng minh rằng: không có cách nào chúng ta có thể coi Ca Tô giáo như là một “hội thánh” vì giáo hội Ca Tô đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại, và vì nhiều bậc lãnh đạo trong Ca Tô giáo, kể cả một số người được phong làm Thánh Ca Tô giáo, xưa cũng như nay, không đủ tiêu chuẩn đạo đức và trí tuệ để theo kịp những người dân bình thường lành thiện, khoan nói đến những bậc thánh nhân theo sự hiểu và định nghĩa của những người Á Đông về thánh nhân..
    Một luận điệu mà các giáo dân thường dùng để bảo vệ “Hội Thánh” của họ là: Những Giáo hoàng đồi bại cũng như những Linh mục loạn dâm cũng chỉ là những con người, không tránh được những cám dỗ thế tục. Không phải! Tuyệt đối không phải! Tại sao? Vì Giáo hoàng không phải là người như mọi người mà là “đại diện của Chúa” trên trần, nắm trong tay chìa khóa cửa thiên đường, có quyền tuyệt thông tín đồ, muốn cho ai lên thiên đường thì cho. Linh mục cũng vậy, họ không phải là người mà là “Chúa thứ hai”, có quyền tha tội cho ai thì người ấy được tha, cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ. Đó là giáo lý cốt tủy để tạo quyền lực cho Giáo hoàng và các linh mục. Bảo họ cũng chỉ là người như mọi người có nghĩa là phủ nhận tất cả những quyền lực thần thánh mà Giáo hội đã tạo ra cho họ. Cho nên luận điệu trên thực chất vô giá trị, chẳng qua chỉ là một luận điệu chống đỡ yếu ớt để vớt vát mặt mũi của cái gọi là “hội thánh Ca-Tô”.
    Nhưng cái gì gọi là “hội thánh”? Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề với từ “hội thánh” trong Kinh Tin Kính của Ca Tô Giáo Rô Ma như sau:
    Kinh Tin Kính kết bằng một đoạn hiến dâng cho Thánh Linh, cái mà người ta nói rằng đã tạo nên giáo hội trong ngày hạ trần của ông ta (được quy định vào ngày chủ nhật thứ bảy sau ngày chủ nhật Phục Sinh. TCN), và được cho là vẫn tiếp tục chứa đầy giáo hội với “sự hiện diện của Thiên chúa”. Thứ nhất, chúng ta cần ghi nhận rằng, tất cả những biểu tượng về ngày hạ trần của Thánh Linh đều bắt nguồn từ cùng một quan niệm về ba tầng trời (theo thánh kinh: thiên đường ở trên các tầng mây, mặt đất phẳng dẹt, đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, và hỏa ngục ở dưới mặt đất. TCN) trong đó người ta nói rằng Giê-su đã bay lên trời (thiên đường). Giả định đằng sau câu chuyện gửi Thánh Linh hạ trần là cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và Thiên chúa sống ở trên trời có thể đổ xuống những ân sủng. Thứ nhì, Kinh Kinh Tín khẳng định là thánh linh này sẽ được phân phát trong các “hội thánh”, liên tục tiếp sinh khí cho “giáo hội Ca Tô thánh thiện.” Nhưng trong lịch sử giáo hội, giáo hội cũng có những giai đoạn khủng khiếp ghi dấu bởi những cái gọi là “thánh chiến”, “chiến tranh thiêng liêng của các thập tự quân”, những tòa hình án xử dị giáo, chính sách vô nhân đạo chống Do-Thái, và sự công khai giết những người khác giống, kỳ thị phái nữ và chống những người có khuynh hướng đồng giống luyến ái. Trong những giai đoạn này, bạo lực quá mức đã được những người tự gọi mình là tín đồ Ki-Tô dùng thả giàn trên cả những dân của Thiên chúa cũng như những tạo vật của Thiên chúa. Những sự khủng khiếp như vậy đã giáng xuống đầu nhân loại nhân danh một Thiên chúa của tình yêu thương. Trong những giai đoạn này thì hội thánh ở đâu? Chúng ta tính sao với những sự kiện lịch sử này mỗi khi chúng ta đọc câu trên trong Kinh Tin Kính?
    [John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 16-17: This creed concludes with a paragraph dedicated to the Holy Spirit, who was said to have created the church at Pentecost and who, it is suggested, continues to fill the church with “God presence”. First, we need to note that all of these Pentecost symbols come out of the same three-tired skies into which Jesus was said to have ascended. The assumption lying behind the story of the sending of the Holy Spirit is that the earth is the center of the universe and that onto it the heavenly gifts of the God who lives above the sky can be poured. Second, the creed asserts that this spirit will issue in the communion of saints, which will continually renew the “holy Catholic church.”.. But the church has also had in its history some rather dreadful moments marked by such things as “holy wars”, “sacred crusades”, inquisitions, inhumane anti-Semitism, and an overt, killing racism, sexism, and homophobia. In these episodes incredible violence has been unleashed upon both God’s people and God’s creation by those who counted themselves as believers. These horrors have even been inflicted in the name of the God of love. Where was the communion of saints during those episodes? What do we do with this known history when we recite these words in this creed?]
    Chúng ta thấy rằng, những tín đồ Ca Tô giáo quả là đáng thương vì bị đưa vào một cấu trúc quyền lực giả tạo mà họ tin rằng đó là một “hội thánh”.. Chúng ta không thể và không nên trách họ. Đầu óc họ bị nhào nặn từ khi mới sinh ra đời và có thể khả năng hiểu biết của họ không cho phép họ biết rằng mình đã bị lừa dối bởi những lời nói láo vĩ đại. Vì đã được nhào nặn trong một khuôn đúc đức tin không cần biết không cần hiểu cho nên họ không thể tin được và không thể chấp nhận những gì không phù hợp với đức tin của họ, bất kể là những điều này đúng với sự thật như thế nào. Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm được ngày nay là giúp họ hiểu rõ thêm về chính tôn giáo của họ được chừng nào hay chừng ấy. Vấn đề chính là chỉ có chính họ mới giúp được họ mà thôi. Điều này tùy thuộc nhiều vào căn trí của mỗi người.

Không có nhận xét nào: