23.4.11

Viễn ảnh chạy theo nhiên liệu sinh học


Viễn ảnh chạy theo nhiên liệu sinh học

2011-04-23
Việc sử dụng số lượng lớn bắp, rễ sắn và những loại ngũ cốc hay nông sản khác để chế biến ethanol thay thế xăng nhớt đã đẩy giá lương thực lên cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt thực phẩm, bất ổn toàn cầu, người nghèo trở thành nghèo khó hơn.

Photo courtesy of US Dept of Energy
Xe bus chạy bằng biodiesel làm từ đậu nành.
Đó là viễn ảnh của nhân loại trong vài chục năm tới nếu cứ mãi chạy theo nhiên liệu sinh học mà không lo nghĩ đến an toàn thực phẩm cho con người trên địa cầu. Thanh Trúc có bài chi tiết.

Phong trào dùng nông sản chế biến nhiên liệu

Số liệu từ Viện Nghiên Cứu Chính Sách Lương Nông thực thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho thấy chưa bao giờ nhiều số lượng lớn ngũ cốc được sử dụng để chế biến nhiên liệu thay vì để ăn như hiện nay.
biodiesel-200.jpg
Một trạm bán dầu Diesel ở Issaquah, tiểu bang Washington hôm 30-8-2005. AFP photo.
Nói một cách khác, từ 2004, khuynh hướng dùng ngũ cốc hoặc nông sản để chế biến ethanol thay thế xăng dầu càng ngày càng cao.
Năm 2010, 6% lượng ngũ cốc trên toàn cầu được dồn vào việc chế tạo biofuel, tức nhiên liệu sinh học, góp phần đội giá thực phẩm lên cao và có thể gây nạn đói kém trong vài chục năm tới.
Theo FAO Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc , năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng lên tới mức cao nhất tính từ hai thập niên trở lại đây. Còn theo Ngân Hàng Thế Giới World Bank, chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 15% từ tháng Mười năm ngoái đến tháng Giêng năm nay khiến bốn mươi bốn triệu dân các quốc gia có lợi tức trung bình và lợi tức thấp rơi xuống cảnh nghèo túng hơn.
Từ giữa năm 2010 trở đi, giá bắp trên thế giới ngày một tăng vọt. Tại Hoa Kỳ, 73% số lượng bắp trồng được đều dùng vào việc chế biến ethanol.
Tại Trung Quốc, sau bắp, hàng số lượng lớn rễ sắn, còn gọi là củ khoai mì, cũng được dùng vào việc chế biến nhiên liệu sinh học. Ngoài sản lượng rễ sắn trong nước, Trung Quốc mua thêm của Thái Lan, Lào và Campuchia.

Thực phẩm lên giá, thiếu hụt lương thực

ethanol_newbuster.org_200
Tại một số nước có sản lượng bắp cao như Hoa Kỳ và Ba Tây, bắp góp phần cao nhất trong sản xuất nhiên liệu sinh học. courtesy of newsbuster.org
Xu hướng sản xuất nhiên liệu sinh học là nguyên nhân của giá tiêu dùng tăng vọt và tình trạng hút hàng trên thị trường thế giới. Nhà nghiên cứu tại đại học Princeton, Hoa Kỳ, giáo sư Timothy Searchinger, khẳng định như vậy. Ông nói quốc hội Mỹ đã tu chính luật tiến tới mức sử dụng nhiên liệu sinh học năm 2022 là 36 tỷ gallons/năm. Các quốc gia EU đề chỉ tiêu đến 2020 thì 10% nhiên liệu chạy xe phải là nhiên liệu sinh học hoặc năng lượng gió. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan cũng đã nhắm kế hoạch chế biến nhiên liệu sinh học.
“Giá thực phẩm đã tăng gấp ba lần trong vòng mười năm mà quan trọng nhất là mức cung không đủ đáp ứng mức cầu. Gặp lúc mưa thuận gió hòa thì không có vấn đề, nhưng vào khi thời tiết thay đổi mùa màng thất bát thì không đủ sản lượng để cung ứng cho thị trường.
Khí hậu khắc nghiệt ở Nga, Trung Quốc và Australia hồi năm ngoái gây mất mùa nghiêm trọng tại ba nước này. Tại Thái Lan thì dịch sâu rầy đã hủy hoại hàng loạt rễ sắn canh tác. Khi nhìn thấy mức cầu tăng thì nông gia cũng theo đó nâng giá sản phẩm lên, hoặc tìm cách sang đi bán lại với giá trên trời dưới đất.
Vậy thì câu trả lời cho câu hỏi tại sao lương thực thiếu hụt là vì nhu cầu chế biến biofuel nhiên liệu sinh học đang ở mức cao nhất trước giờ.
GS Timothy Searchinger
Vậy thì câu trả lời cho câu hỏi tại sao lương thực thiếu hụt là vì nhu cầu chế biến biofuel nhiên liệu sinh học đang ở mức cao nhất trước giờ, mà nếu có thể nhìn lại sáu năm qua thì lượng ngũ cốc cần thiết để dùng vào việc đó cũng tăng lên dần, trong lúc nhà nông không thể đáp ứng đủ sản lượng.
Lấy thí dụ năm ngoái, nhà nông đã sản xuất số lượng ngũ cốc đủ ăn nhưng không đủ cung cấp cho kỹ nghệ chế biến nhiên liệu sinh học. Đó là nguyên nhân của sự thiếu hụt thực phẩm và mất quân bình cung cầu.”
Ông Olivier Dubois, chuyên gia năng lượng sinh học thuộc Tổ Chức Lương Nông ở Roma, cho là khó có thể xác định mức độ ảnh hưởng từ việc chế tạo nhiên liệu sinh học khiến cho thực phẩm lên giá. Vấn đề khá phức tạp và khó có thể xác quyết nhiên liệu sinh học lợi hay hại, ông nói, nhưng điều chắc chắn đó là một trong những yếu tố làm tăng giá lương thực, nếu bảo là 20 hoặc 30% thì cũng còn tùy thuộc vào cách điều động:
“Đừng nghĩ chế tạo nhiên liệu sinh học không phải là vấn đề, không phải hình thức cạnh tranh hay có thể nói là chạy đua với sự an toàn thực phẩm. Tất cả tùy nơi phương cách ứng dụng để giảm nhẹ vấn đề bởi nhu cầu nhiên liệu sinh học trong tương lai cũng cần thiết như nhu cầu ăn uống vậy.”

Người nghèo thiếu ăn

world-food-programme-220.jpg
Giám đốc khu vực Châu Á World Food Programme (WFP) Tony Banbury tại một buổi ăn trưa trong một trại mồ côi ở Chongjin, Bắc Hàn hôm 23.04.2004. WFP đã phải ngừng phân phối lương thực đến nhiều nơi vì sự suy giảm tài trợ. AFP photo/WFP/Gerald Bourke.
Ông Greg Harris, phân tích gia của cơ sở tư vấn mậu dịch Commodore Research and Consultancy ở New York, lấy Trung Quốc làm thí dụ điển hình. Ông nói kể từ lúc thấy lượng bắp nội địa sụt giảm do được dồn nhiều vào nhiên liệu sinh học, các khoa học gia Trung Quốc quay sang hoàn chỉnh lãnh vực chế tạo nhiên liệu sinh học từ rễ sắn với lập luận rễ sắn rẻ hơn và cũng không cần thiết nhiều cho thực phẩm như bắp.
“Đây cũng là điều khá mạo hiểm vì rễ sắn khoai sắn vốn cũng là một loại thức ăn cho dân nghèo, nay nếu dồn vào nhiên liệu sinh học thì hóa ra chỉ người trồng để bán là có lợi, sẽ có nhiều trang trại hay đồn điền trồng rễ sắn mọc lên, nhưng thị trường thực phẩm rễ sắn lại trở nên eo hẹp, người nghèo phải mua rễ sắn củ sắn với giá đắt hơn trước.”
Năm 2008, 10% lượng rễ sắn tại Trung Quốc được dùng để chế biến ethanol. Năm 2009, con số này tăng lên 52%. Dưới mắt phân tích gia Greg Harris của Commodore Research and Consultancy ở New York, bắp và rễ sắn còn là thức ăn cho gia súc, tác động của việc chế biến nhiên liệu sinh học từ hai loại này cũng khiến giá cả thịt thà tăng cao, thịt có thể trở thành xa xí phẩm đối với người nghèo, trong lúc thị trường thịt gia súc bị eo hẹp đi.
Ngoài rễ sắn nhập từ Thái Lan, Lào và Campuchia, Trung Quốc còn mua lại sản lượng rễ sắn từ Châu Phi với giá cao. Đây là cái lợi trước mắt cho nông gia ở Châu Phi, ông Greg Harris nói, nhưng cái hại là nhà nông xứ này chỉ lo trồng rễ sắn để bán lấy tiền chứ không thiết tha đến việc trồng lúa hay những loại ngũ cốc khác. Theo ông, tình trạng này xem ra cũng tệ như bị mất mùa vậy.
Khi giá nông phẩm và giá thịt tăng có nghĩa là nguồn lương thực mà những tổ chức viện trợ như Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới WFP mua vào để cung cấp cho dân các nước nghèo cũng sẽ bị hụt đi.
Ô. Greg Harris
Phân tích gia về chính sách của tổ chức phát triển quốc tế ActionAid, bà Marie Brill, cho biết giá bắp ở Hoa Kỳ dù có tăng thì người tiêu thụ chỉ trả thêm vài xu cho một hộp thực phẩm ngũ cốc là cùng, trong lúc giá bắp ở Rwanda là cả một vấn đề cho người nghèo vì đã tăng 19% hồi năm ngoái.
“Khi giá nông phẩm và giá thịt tăng có nghĩa là nguồn lương thực mà những tổ chức viện trợ như Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới WFP mua vào để cung cấp cho dân các nước nghèo cũng sẽ bị hụt đi.”
Hiện các công ty chế biến biofuels Châu Âu đang tìm mua nhiều dãi đất rộng ở Châu Phi, được gọi là đất lề, để trồng mè dùng cho nhiên liệu sinh học.
Tuy không quá trù phú nhưng đó là đất canh tác của dân nghèo Châu Phi, là miếng ăn của họ, và đó cũng là một vấn đề khác của tương lai.
Tóm lại, theo nhận định của giới khoa học gia, chuyên gia lương thực và chuyên gia chính sách, nếu không cẩn trọng thì nhiên liệu sinh học tạo thiếu hụt sản lượng lương thực toàn cầu và làm giá thực phẩm tăng cao là điều không thể tránh.

Không có nhận xét nào: