5.5.11

Báo động bệnh tay chân miệng tại TPHCM


Báo động bệnh tay chân miệng tại TPHCM

2011-05-05
Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện và đang phát triển mạnh trong phạm vi TPHCM, chỉ riêng trong tháng 4, có gần 600 trẻ em nhiễm căn bệnh đáng ngại này, trong só đó có 3 ca tử vong.

Photo courtesy of ITC
Trẻ em đến bệnh viện Nhi Đồng II khám và điều trị.

Đỗ Hiếu tóm lược các chi tiết vừa được báo chí loan tải và gọi là “tình trạng báo động đỏ”.

Dễ lây lan

Đây là căn bệnh thường thấy nơi trẻ em, với những triệu chứng ban đầu là đau  họng, đau miệng, nổi ban đỏ có bọng nước, lên cơn sốt, biếng ăn. Các đốm ban xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, nướu răng, bên trong má bị tổn thương, nên bệnh có tên là “tay, chân miệng”
Bệnh tay chân miệng thì đúng là một trong những bệnh có tác dụng nguy hiểm bởi vì nó có thể xâm nhập vào hệ thần kinh.
TS Nguyễn Thanh Bảo
Bệnh do nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên, và là một căn bệnh dễ lây lan từ người sang người do sự tiếp xúc qua các dịch tiết mũi, họng, nước bọt, phân của bệnh nhân.
Bệnh thường xảy ra nơi trẻ em dưới 10 tuổi vì chưa có kháng thể chống lại bệnh,  nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Đa số trẻ em bị nhiễm ở trạng thái nhẹ nhàng, có thể điều trị khỏi, tuy nhiên cũng có khi bệnh bùng phát trầm trọng dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, khiến trẻ tử vong, viêm màng não hay bị bại liệt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì vào thời điểm này, nắng mưa, oi bức bất thường, bệnh này phát triển mạnh, số bệnh nhân tăng nhanh đến mức báo động. Tại Việt Nam, mỗi năm bệnh tay, chân miệng thường có 2 đợt cao điểm, đợt một từ tháng 3 tới tháng 5, đợt hai từ tháng 9 đến tháng 11. 

Cần giữ vệ sinh

tay_chan_mieng250.jpg
Số trẻ đến bệnh viện khám và điều trị tay chân miệng đang tăng cao. Photo courtesy of ITC.
Qua báo cáo của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thì tháng 4 có gần 600 em , phần đồng từ 3 đến 5 tuổi mắc bệnh tay chân miệng. Trong tổng  số 322 phường xã, đã có 225 phường xã ghi nhận những trường hợp trẻ bi nhiễm. Các địa phương xuất hiện nhiều ca bệnh tay chân miệng thuộc các quận Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phù, Gò Vấp.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Bảo thuộc chuyên ngành vi sinh, miễn dịch, trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh giải thích về căn bệnh:
“Bệnh tay chân miệng thì đúng là một trong những bệnh có tác dụng nguy hiểm bởi vì nó có thể xâm nhập vào hệ thần kinh, bệnh này cần phải hết sức quan tâm, bệnh này do virus mà những thuốc chữa đặc hiệu cho virus thì hiện chưa có. Các bậc phụ huynh, cha mẹ phải chú ý  chăm sóc con cái,  để tránh bị lây nhiễm”.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Pasteur, Saigon cho biết là căn bệnh này không đáng ngại theo như cáo báo đưa tin:
Nhiều thứ tuyên truyền với người dân về vệ sinh chỗ vườn trẻ, trong nhà cửa, rồi rửa tay trước khi ăn, sau khi ở toilet.
TS Nguyễn Thị Kim Tiến
“Bệnh tay chân miệng do virus enterovirus đường ruột gây ra, thông thường vào những mùa nắng này, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, đến mùa này đã có một số ca nhập viện, trong đó có một số ít tử vong chứ không đến nỗi là “báo động đỏ đâu”. 
Thưa giáo sư, báo chí có nói là có 6 ca trẻ tử vong thì con số này nhiều hay ít?
“Cộng dồn lại”
Còn các công tác phòng chống dịch bệnh thì sao, thưa tiến sĩ?
“Nhiều thứ tuyên truyền với người dân về vệ sinh chỗ vườn trẻ, trong nhà cửa, rồi rửa tay trước khi ăn, sau khi ở toilet.”
Dân Trí online cho biết, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đang phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh này tại các trường mầm non và nhà trẻ.
Ngành y tế của thành phố đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá  phương cách phòng chống dịch bệnh tới người dân, đồng thời cho thành lập các đoàn thanh tra hầu kịp thời xử lý những ca bệnh tại tất cả các quận huyện, phường xã.
Theo tài liệu y học thì phải thay tã, dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ, che miệng khi ho và hắt hơi, vệ sinh các đồ chơi, nhà trường cho nghỉ ở nhà các trẻ em có dấu hiệu sốt, bị loét, chảy nhiều nước bọt. 
Những nơi bị nhiễm bệnh, phải được rửa sạch bằng nước rồi dùng xà phòng, khử trùng bằng dung dịch chứa chlor, tránh tiếp xúc, dùng chung dụng cụ với người bệnh.

Không có nhận xét nào: