”MƯỜI THƯƠNG” CHƯA NÓI TRỌN TÌNH ! ! !
Vào ngày 19.11.2010, sau khi xem đoạn phim ”Công An bắt gái làm tiền”, tôi bàng hoàng, chảy nước mắt, tắt máy và hát một mình trong đêm bài ”Hỡi các dân tộc đang sống trên trần gian !” (1) Và, sau đó, vì thao thức trên giường, tôi trỗi dậy, viết bài ”Thương Em Làm Gái”.
Mới đây, xem bài ”Tắm Tiên ở Phú Quốc”, tôi lại đau lòng hơn trước tình trạng xã hội suy đồi xúc phạm đến thuần phong mỹ tục ở Việt Nam. Xin trích một đoạn đăng ở vài mạng như sau:
”Mỗi lần đi tắm, các “tiên” luôn được chủ quán dặn dò: Tắm xong nhớ kéo khách về quán ăn nhậu nha. Một “ tiên” bảo: Hôm nào có khách đến thì chủ vui, còn không thì chửi té tát. Tôi hỏi chuyện một “tiên” trông già dặn, chắc sắp tuổi về “hưu tiên”, cô ta liền bộc bạch: Cùng đường rồi nên tụi em mới làm “tiên” thôi anh ạ, chứ sung sướng gì đâu. Anh thử nghĩ coi, dầm mình dưới suối, lạnh héo ruột, còn mấy cha cứ ngồi trên mà nhậu tù tì, hết lon này tới lon khác, rồi còn chỉ trỏ mình mà bình phẩm…Buồn…”
Cách đây vài hôm, lại xem phim”NHỮNG HÌNH ẢNH ĐAU LÒNG CỦA CÔ GÁI VIỆT TRẦN TRUỒNG CHO ĐÀN ÔNG HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC TUYỂN VỢ”, tôi càng thấy xấu hổ trước cái nhục Quốc Thể bởi vì có tới một trăm chín mươi ba (193) cô gái xinh đẹp gọi là ”được”, mà thực chất là ”bị” một Công Ty ở Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam môi giới lấy chồng ngoại quốc. Tại khách sạn Thái Bình ở Saigòn, Cán Bộ bắt tất cả các cô này cởi trần truồng để cho khoảng chục đàn ông Nam Hàn xem kỹ thân thể của từng cô, và tùy theo sở thích mà họ chọn. (2)
Nhiều bà con đã lên án tội phạm tày trời do Cán Bộ quản lý khách sạn Thái Bình gây nên. Về phần mình, tôi xin có vài ý kiến như sau:
- Kính xin Đảng và Nhà Nước là đầy tớ của Nhân Dân (vốn là CHỦ) nhanh chóng đóng cửa khách sạn Thái Bình, truy tố những Cán Bộ tội phạm ra Tòa Án. Đồng thời, Nhà Nước cần phải gởi Kháng Thư cho Hàn Quốc yêu cầu họ xử lý đúng luật những công dân của họ đã làm nhục Quốc Thể Việt-Hàn.
- Vì Danh Dự của con cháu hai Bà Trưng, Đảng và Nhà Nước cần phải tạo mọi điều kiện cho Đồng Bào lên tiếng phản đối hành động phản Việt Đạo vừa nêu bởi vì Ông Cha chúng ta đã dạy:
Trai thời trung hiếu làm đầu !
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình !
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình !
- Ngày xưa, Cụ Nguyễn Khuyến có dạy chúng ta lòng Trung Hiếu và Đức Tiết Hạnh qua bài thơ Mẹ Mốc như sau:
So danh giá ai bằng mẹ Mốc
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhòa
Làm thế để cho qua mắt tục
Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm
Giữ son sắt êm đềm một tiết
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ
Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ
Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây
Khôn kia dễ bán dại này!
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhòa
Làm thế để cho qua mắt tục
Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm
Giữ son sắt êm đềm một tiết
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ
Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ
Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây
Khôn kia dễ bán dại này!
- Thay vì đưa ra Dự Thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo, Nhà Nước cần phải lo việc của mình trước tiên là ”cái Vinh hay cái nhục Quốc Thể” ! Trong khi ”nhà mình cháy”, mình không ra tay dập tắt hỏa hoạn, mà lại chạy sang nhà người khác kêu họ phải để mình phòng cháy giúp cho thì đúng là chuyện ngược đời ! Tục ngữ Việt Nam chê bai việc làm nực cười ấy như sau:
Việc nhà thì nhác ! Việc người khác thì siêng !
- Thật ra, Nhà Nước không hề ”siêng” việc Đạo của người khác, mà chỉ nhắm ”xiềng” Tôn Giáo lại như lời nhận định của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong Bản Góp Ý của TGP Saigòn về xây dựng Dự Thảo Nghị Định như sau:
”Nhìn chung, Dự Thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với Nghị Định 22/2005, Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo và Hiến Pháp. Thực chất, những dự định thay đổi của Nghị Định muốn tái lập tình trạng Xin – Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin – Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Như thế cơ chế Xin – Cho vừa xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.” (số 5)
- Khi còn ở Việt Nam, tôi đã đọc được cuốn ”Hai mươi bốn giờ đối thoại với Fidel Castro” (3). Trong cuốn này, ông Fidel Castro nói rằng ông sẵn sàng giao chức giám đốc bệnh viện … cho nữ tu công giáo vì nữ tu là Dì Phước (Les filles de la Charité – The Daughters of Charity) không tham nhũng.
- Ở Việt Nam, trước biến cố 75, trong các bệnh viện của Chính Phủ, luôn có bóng dáng các Dì Phước (Soeurs) và các Ni Cô bên cạnh bệnh nhân. Các Vị ấy là hiện thân của Bác Ái, Từ Bi, Lòng Vị Tha … Vậy mà, bây giờ, Nhà Nước lại có ”ý đồ” chiếm đoạt cả cơ sở Từ Thiện của Công Giáo như bản tin AsiaNews như sau: ”Chính quyền địa phương đã thông báo rằng bệnh viện của Nhà Nước sẽ được xây trên tài sản của Dòng Thánh Phaolô.”
- Trong phim ”Chuyện Tử Tế” (của người Hà Nội), các ”bà xơ” được gọi là người tử tế nhất vì, theo lời nhận định của người làm phim, các Dì Phước có NIỀM TIN. Theo tôi, đại đa số các Ni Cô chân tu cũng như thế bởi vì các Cô hy sinh cả đời mình cho việc ”phổ độ chúng sinh”.
- Trước đây, nhạc sĩ Phạm Duy đã cho ra đời ca khúc ”Em hiền như Ma Soeur” làm ”mê mệt” lòng người, có đoạn như sau:
Em hiền như ma-soeur, vết thương ta bốn mùa – trái tim ta bệnh hoạn, em yêu, này em yêu … Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo, hãy ru tên khờ khạo, em yêu này em yêu… (ma soeur này, ma soeur …)
Nhìn thục nữ, mà ngỡ rằng có nét ”ma xơ” để rồi ”mơ xa” như Phạm Duy, tôi cũng ”bày đặt” làm thơ ca ngợi các cô thiếu nữ Việt Nam chưa chồng và màu áo trắng thư sinh như sau:
Bài 1: MƯỜI THƯƠNG
Phan văn Phước
Một thương cha mẹ sinh ra
Người em duyên dáng như là trong tranh
Hai thương đôi mắt long lanh
Môi em xinh xắn làm anh mê liền!
Ba thương nét chữ em biên
Tên em trên vở che nghiêng mái đầu
Bốn thương em nói những câu
Thanh tao biểu lộ chiều sâu tâm tình
Năm thương em biết giữ mình
Xứng là con gái đoan trinh nhà lành
Sáu thương em mặc áo xanh
Như màu lá mạ, thiên thanh hòa bình
Bảy thương mười ngón tay xinh
Em đưa lên vuốt tóc mình xuống vai
Tám thương em bước khoan thai
Để anh theo ngắm hình hài mỹ nương
Chín thương đức tính khiêm nhường
Nơi em là một tấm gương sáng ngời!
Mười thương em đắn do lời
Bạn bè lối xóm, người đời đều khen
Em như một đóa hoa sen
Yêu chưa dám nói, anh bèn làm thơ
Dáng em bàng bạc trong mơ
Hôm sau trỗi dậy, ngẩn ngơ… vì… tình…! (Đức Quốc, 12. 2001)
Người em duyên dáng như là trong tranh
Hai thương đôi mắt long lanh
Môi em xinh xắn làm anh mê liền!
Ba thương nét chữ em biên
Tên em trên vở che nghiêng mái đầu
Bốn thương em nói những câu
Thanh tao biểu lộ chiều sâu tâm tình
Năm thương em biết giữ mình
Xứng là con gái đoan trinh nhà lành
Sáu thương em mặc áo xanh
Như màu lá mạ, thiên thanh hòa bình
Bảy thương mười ngón tay xinh
Em đưa lên vuốt tóc mình xuống vai
Tám thương em bước khoan thai
Để anh theo ngắm hình hài mỹ nương
Chín thương đức tính khiêm nhường
Nơi em là một tấm gương sáng ngời!
Mười thương em đắn do lời
Bạn bè lối xóm, người đời đều khen
Em như một đóa hoa sen
Yêu chưa dám nói, anh bèn làm thơ
Dáng em bàng bạc trong mơ
Hôm sau trỗi dậy, ngẩn ngơ… vì… tình…! (Đức Quốc, 12. 2001)
Bài 2: ÂM HƯỞNG THẦY CÔ (4)
Phan văn Phước
Nhớ thời áo trắng thư sinh
Đến trường học tập cho mình thành nhân
Líu lo chim hót vui sân
Lời thầy cô giảng thiết thân như là
Tiếng lòng của mẹ, của cha
Của người xây dựng Sơn Hà xưa nay
Gió vờn, lùa suối tóc bay
Mực trò làm đổ dính tay, dính bàn…
Nhà trường là khoảng không gian
Của tình yêu mến nồng nàn, thanh cao
Thầy cô trân trọng bước vào
Trò liền đứng dậy, cúi chào nghiêm trang
Bài ghi lên bảng rõ ràng
Nết người: nét chữ từng hàng chân phương
Thầy cô dạy sống khiêm nhường
Khai tâm, khải đạo tình thương cho trò
Qua sông sử dụng cầu, đò…
Không thầy cô dạy, mình mò sao ra ?
Thầy cô thay mặt mẹ cha
Là ”từ phụ-mẫu” thật thà, trung kiên…
Thầy cô ngắm tuổi hoa niên
Nghe lòng phơi phới, bình yên, nhẹ nhàng…
Đến trường học tập cho mình thành nhân
Líu lo chim hót vui sân
Lời thầy cô giảng thiết thân như là
Tiếng lòng của mẹ, của cha
Của người xây dựng Sơn Hà xưa nay
Gió vờn, lùa suối tóc bay
Mực trò làm đổ dính tay, dính bàn…
Nhà trường là khoảng không gian
Của tình yêu mến nồng nàn, thanh cao
Thầy cô trân trọng bước vào
Trò liền đứng dậy, cúi chào nghiêm trang
Bài ghi lên bảng rõ ràng
Nết người: nét chữ từng hàng chân phương
Thầy cô dạy sống khiêm nhường
Khai tâm, khải đạo tình thương cho trò
Qua sông sử dụng cầu, đò…
Không thầy cô dạy, mình mò sao ra ?
Thầy cô thay mặt mẹ cha
Là ”từ phụ-mẫu” thật thà, trung kiên…
Thầy cô ngắm tuổi hoa niên
Nghe lòng phơi phới, bình yên, nhẹ nhàng…
(Xin ghi hàng chữ sau đây vào máy để ngắm áo dài màu trắng nữ sinh:YouTube – Thời áo trắng.)
- Ông Bà, Thân Sinh người mình dạy: ”Mua heo, xem nái ! Chọn gái, xem dòng !” Chẳng lẽ Cán Bộ khách sạn Thái Bình muốn biến Hòn Ngọc Viễn Đông thành nơi phá Việt Đạo ? Chẳng lẽ mai đây con cháu chúng ta không thèm đi coi mặt cô nàng, không cần nhờ người uy tín đi làm mai mối, mà chỉ yêu cầu cha mẹ nàng bắt nàng làm theo sáng kiến của Cán Bộ khách sạn Thái Bình ?
- Bài thơ của tôi ”Mười Thương” chưa nói trọn tình bởi vì Phụ Nữ Việt Nam có vô số Đức Tính. Tôi e rằng gần hai trăm cô gái đã nêu sẽ mang mặc cảm tự ti, tội lỗi suốt đời dù họ lấy ai chăng nữa.
Ghi chú
1. Trích phần nhập đề bài ”Thương em làm gái”.
2. Trích từ trang mạng …
3. Tôi không nhớ rõ là ”đối thoại với Fidel Castro hay với Linh Mục …”
4. Bài ”Âm Hưởng Thầy Cô” đã được đăng một lần trên mạng trong nội dung khác. Nhân đây, xin tặng một Thầy Giáo từ miền Bắc vào dạy môn Văn ở Trường … đã nói trong nhiều lớp như sau: ”Không có Cách Mạng thì con gái miền Nam lấy chó !” Một ngày nào đó, tôi sẽ nêu ”quý danh” của ”Kỹ Sư Tâm Hồn” này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét