7.5.11

Đụng độ với Thái là cơ hội cho Việt Nam lấn biên giới?


Đụng độ với Thái là cơ hội cho Việt Nam lấn biên giới?

2011-05-07
Căng thẳng biên giới Thái Lan - Campuchia lắng dịu, cư dân đang trở về nhà; tuy nhiên lãnh tụ đảng đối lập của Campuchia là ông Sam Rainsy vẫn đặt câu hỏi là tại sao Chính phủ của ông Hun Sen không kêu gọi Thái Lan thực hiện Hiệp định Paris 1991 để giải quyết vấn đề biên giới mà chọn biện pháp đấu súng?

RFA
Binh sĩ Campuchia đóng quân ở khu vực đền Preah Vihear
Hay là sợ va chạm tới Việt Nam khi nước này từng có danh tiếng lấn chiếm đất bằng cột mốc? Trước câu hỏi Việt Nam có thật sự lấn cột mốc hay không, từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy cho biết trong một bức thư gửi lên Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Campuchia đang đối mặt với sự nguy hiểm của chiến tranh với Thái Lan và hoạt động lấn cột mốc biên giới từ Việt Nam khi Chính phủ của ông Hun Sen không có khả năng để hòa giải những vấn đề biên giới.

Lo Thái Lan quên Việt Nam

Ông Sam Rainsy cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, biên giới lãnh thổ phía Tây tuy nhiên ông Hun Sen không để ý hoặc dám phản ứng việc Việt Nam dời cột mốc biên giới. Hiện nay, chính phủ ông Hun Sen đã để Việt Nam lấn cột mốc biên giới vào lãnh thổ của mình và khiến nhiều người dân phải mất đất canh tác.
Vẫn theo ông Sam Rainsy, Thủ tướng Hun Sen không dám kêu gọi các nước láng giềng thực hiện Hiệp định Paris 1991, những Hiệp định bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và được cộng đồng quốc tế công nhận, để giúp bảo vệ Campuchia khi có sự xâm lăng từ bất cứ nước láng giềng vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với chính phủ Việt Nam.
border-marker-250.jpg
Công an biên phòng Việt Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham (14/12). Photo by Quốc Việt/RFA.
Đang sống lưu vong từ nước Pháp, lãnh tụ đảng đối lập này cho Đài Á Châu Tự Do biết Chính phủ ông Hun Sen đang khiêu khích dân thù hận Thái Lan và bỏ quên các hoạt động xâm lăng của Việt Nam. Ông Sam Rainsy khẳng định thù địch của Campuchia là Việt Nam chứ không phải Thái Lan. Ông nói:
“Tôi rất tiếc khi thấy chính phủ của ông Hun Sen chỉ bảo vệ chủ quyền phía Tây tức là Thái Lan nhưng ông Hun Sen không bảo vệ chủ quyền phía Đông. Đã để Việt Nam tiếp tục dời cột mốc biên giới vào phần đất Campuchia ngày càng sâu.
Việt Nam đã có ý đồ xâm lăng chúng ta từ lâu cho nên chúng ta không nên chỉ bảo vệ phía Tây. Ông Hun Sen làm như vậy là muốn hướng sự chú ý của người dân về xung đột biên giới Campuchia - Thái. Điều này, đã làm chúng ta bỏ quên Việt Nam đang xâm lăng chúng ta bằng cột mốc biên giới.”
Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan cho rằng, ông Sam Rainsy là lãnh tụ của đảng đối lập, việc đòi hỏi của ông này chỉ là cớ để tuyên truyền chống đối và phê bình chính phủ. Theo ông Phay Siphan, tất cả các hoạt động cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đều thực hiện đúng theo Pháp Luật Campuchia, đặc biệt là có sự thống nhất của Ủy ban hỗn hợp biên giới hai nước. Ông Phay Siphan nhận định thêm:
Tôi rất tiếc khi thấy chính phủ của ông Hun Sen chỉ bảo vệ chủ quyền phía Tây tức là Thái Lan nhưng ông Hun Sen không bảo vệ chủ quyền phía Đông.
Ô. Sam Rainsy
“Có 76% người dân Campuchia đã thừa nhận và ủng hộ sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen trong khi đó có rất ít người ủng hộ sự dẫn dắt của ông Sam Rainsy. Còn cách giải quyết vấn đề biên giới bằng hành động nhổ cột mốc của ông Sam Rainsy, đã làm cho nhiều dân phải khóc và bị tù.”
Đường biên giới trên đất liền giữa Campuchia và Việt Nam khởi đầu từ ngã ba biên giới Campuchia – Lào - Việt Nam kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Campuchia (Rtanak Kiri, Mondol Kiri, Kampong Cham, Kratie, Svay Riêng, Prây Veng, Kandal, Takeo và Kampot) với chiều dài khoảng 1137km. Hai bên đã thống nhất cắm trên toàn tuyến biên giới 371 cột mốc. Tính đến tháng 3/2011, hai bên đã xác định được 209 vị trí cột mốc và chuyển vẽ được khoảng 1084 km đường biên giới, đạt 95% chiều dài biên giới.
Phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia là ông Lê Minh Ngọc cho rằng cáo buộc nói trên của ông Sam Rainsy là ý kiến chủ quan, một chiều của cá nhân ông Sam Rainsy hoàn toàn vô căn cứ và cố ý xuyên tạc, vu khống ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
sam-rainsy-srainsy-250.jpg
Ông Sam Rainsy cùng một số đồng bào campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cọc mốc biên giới Việt - Miên hồi thàng năm 2009. Courtesy samrainsyparty.org.
Vẫn theo ông Ngọc, Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng có quan hệ tốt đẹp từ xưa đến nay, mỗi nước có pháp luật riêng của mình. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam tuân thủ nguyên tắc đoàn kết, hữu nghị, phấn đấu vì độc lập, hòa bình của tất cả các quốc gia trên thế giới và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ông Lê Minh Ngọc nói:
“Nói là Việt Nam xâm lấn đất Campuchia đây là việc vu cáo. Tôi nghĩ là không bao giờ có chuyện đó bởi vì hai bên có Ủy ban hỗn hợp để giải quyết vấn đề biên giới. Khi cắm một cột mốc nào đó thì đều có sự thống nhất từ hai bên trên cơ sở tất cả vấn đề kỹ thuật, vấn đề đo lường liên quan với cả hai bên. Người ta chỉ cắm mốc khi cả hai bên đã thống nhất.”
Ngoài công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền, hai nước này còn có thỏa thuận mở cửa khẩu qua lại. Tính đến tháng 3 năm 2011, hai nước Campuchia - Việt Nam đã thỏa thuận mở 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu chính, trong đó có 19 cửa khẩu đường bộ và 03 cửa khẩu đường sông là Thường Phước (Đồng Tháp) - Kok Roca (Prey Veng); Sông Tiền (An Giang) - Ka Om Samno (Kandal); Vĩnh Hội Đông (An Giang) - Kom Pung Kroxăng (Takeo).
Theo ông Sam Rainsy thì những cột mốc biên giới tạm số 184, 185 và 186 đều cắm lên đất dân tại tỉnh Svay Riêng. Sau khi ông nhổ cột mốc tạm số 185 vào năm 2009, chính quyền Việt Nam đã tự mình đi nhổ cột mốc tạm số 184 và 186 trở về. Ông Sam Rainsy khẳng định đã giành thắng lợi và đẩy lùi Việt Nam không cần nổ súng hoặc sử dụng kinh phí nhà nước.
Quốc Việt tường trình từ Phnom Penh.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: