Bà Suu Kyi ‘phải chấm dứt hoạt động chính trị’
Posted on 29/06/2011 by Doi Thoai
Cập nhật: 10:34 GMT – thứ tư, 29 tháng 6, 2011
Chính quyền Miến Điện cảnh báo lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi và đảng của bà là phải ngừng mọi hoạt động chính trị, theo truyền thông nước này.
Bộ Nội vụ nói với bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bình, rằng đảng của bà đã vi phạm pháp luật khi vẫn mở cửa văn phòng và có các cuộc gặp gỡ.
Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, thoát khỏi tình trạng quản chế tại gia vào tháng 11 năm ngoái sau khi Miến Điện có cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm.
Đảng NLD (Liên minh Dân tộc vì Dân chủ) của bà Suu Kyi chính thức bị giải tán vì từ chối tham gia bầu cử.
Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, thoát khỏi tình trạng quản chế tại gia vào tháng 11 năm ngoái sau khi Miến Điện có cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm.
Đảng NLD (Liên minh Dân tộc vì Dân chủ) của bà Suu Kyi chính thức bị giải tán vì từ chối tham gia bầu cử.
Cảnh báo chính thức đầu tiên được gửi qua thư tới bà Aung San Suu Kyi và chủ tịch đảng NLD là Aung Shwe.
Tờ báo ‘The New Light of Myanmar’ nói đảng này nên đăng ký là một tổ chức xã hội nếu muốn “tham gia vào các công chuyện xã hội”.
“Nếu họ thực sự muốn chấp nhận và thực hiện dân chủ một cách hữu hiệu, họ phải ngừng những hành động có thể gây hại tới hòa bình và ổn định cũng như sự cai trị của luật pháp và sự đoàn kết của nhân dân”.
‘Hỗn loạn’
Aung San Suu Kyi vẫn ở tại Rangoon kể từ sau khi chấm dứt tình trạng quản chế tại gia.
Tuy nhiên, bà nói bà có kế hoạch sẽ sớm đi gặp những người ủng hộ ở các vùng nông thôn.
Một bài xã luận trên báo nhà nước khuyến cáo rằng hành động đó có thể sẽ gây ra rắc rối.
Bài này viết: “Chúng tôi hết sức quan ngại rằng nếu Aung San Suu Kyi đi tới các vùng nông thôn, chuyện này có thể sẽ tạo ra hỗn loạn và bạo động, mà những vụ việc khi trước là bằng chứng”.
“Aung San Suu Kyi chỉ là một người dân bình thường, do vậy chính phủ sẽ không hạn chế bà đi lại và làm những điều theo pháp luật, nhưng bà ta phải tuân thủ sự cai trị của luật pháp”.
Bà Suu Kyi có chuyến đi chính trị tương tự vào năm 2003, vốn thu hút rất đông người trước khi bà bị phục kích, rõ ràng là do giới quân nhân cầm quyền dàn dựng.
Một số người ủng hộ bà bị giết. Mặc dù thoát chết nhưng bà bị quản chế trong bảy năm sau đó.
Tờ báo ‘The New Light of Myanmar’ nói đảng này nên đăng ký là một tổ chức xã hội nếu muốn “tham gia vào các công chuyện xã hội”.
“Nếu họ thực sự muốn chấp nhận và thực hiện dân chủ một cách hữu hiệu, họ phải ngừng những hành động có thể gây hại tới hòa bình và ổn định cũng như sự cai trị của luật pháp và sự đoàn kết của nhân dân”.
‘Hỗn loạn’
Aung San Suu Kyi vẫn ở tại Rangoon kể từ sau khi chấm dứt tình trạng quản chế tại gia.
Tuy nhiên, bà nói bà có kế hoạch sẽ sớm đi gặp những người ủng hộ ở các vùng nông thôn.
Một bài xã luận trên báo nhà nước khuyến cáo rằng hành động đó có thể sẽ gây ra rắc rối.
Bài này viết: “Chúng tôi hết sức quan ngại rằng nếu Aung San Suu Kyi đi tới các vùng nông thôn, chuyện này có thể sẽ tạo ra hỗn loạn và bạo động, mà những vụ việc khi trước là bằng chứng”.
“Aung San Suu Kyi chỉ là một người dân bình thường, do vậy chính phủ sẽ không hạn chế bà đi lại và làm những điều theo pháp luật, nhưng bà ta phải tuân thủ sự cai trị của luật pháp”.
Bà Suu Kyi có chuyến đi chính trị tương tự vào năm 2003, vốn thu hút rất đông người trước khi bà bị phục kích, rõ ràng là do giới quân nhân cầm quyền dàn dựng.
Một số người ủng hộ bà bị giết. Mặc dù thoát chết nhưng bà bị quản chế trong bảy năm sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét