Kiểm chứng tình yêu nước bằng chính lòng mình
Phương Bích (danlambao) - Tôi kiểm chứng tình yêu đó bằng chính lòng mình. Sáng ngày 12/6, đứng trên sân công viên Lê nin, dưới chân tượng đài ông tổ của chủ nghĩa Mác Lê Nin, bên những trí thức đầu tóc bạc phơ, những nam thanh nữ tú trẻ măng với gương mặt rạng ngời, giữa những con người xa lạ ấy, tôi nghẹn ngào khóc không phải vì sợ hãi mà vì một thứ tình cảm không sao hiểu nổi, có phải tôi thương những người dân như tôi phải đấu tranh để được yêu nước? mà đấu tranh với ai đây?...
*
Thông thường những câu như anh yêu em hay những câu to tát hơn như yêu Tổ quốc, yêu đồng bào không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nói ra. Trong một ngữ cảnh bình thường mà nói những câu đấy hẳn người ta thấy nó “sến” lắm, không “thật” tý nào. Thế nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt thì nó lại dễ dàng bật lên từ trong sâu thẳm con tim và dường như những câu nói đó vẫn không thể nào diễn đạt hết nhiệt huyết đang trào dâng trào trong lòng mỗi con người chúng ta, những lúc ấy tôi lại nhớ lại câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: tôi là ai mà yêu quá đời này. Người ta thường cho là những người không có gia đình để mà thương yêu và gìn giữ thì chẳng thể nào yêu được nặng tình như thế, vậy mà trong một khoảnh khắc nào đó, dường như câu nói ấy tôi thấy vẫn chưa đủ: tôi là ai mà yêu quá đời này.
Một lần khác tôi đọc câu thơ của tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ, người nổi tiếng vì tuyên bố đốt thẻ đảng, người nổi tiếng với học thuyết tâm vũ trụ. Thực ra người trần mắt thịt như tôi cố đọc thử cái học thuyết đấy mà chả thể nào hiểu nổi, nhưng tôi thích cái nhiệt huyết của tiến sĩ trong cuộc sống: yêu Việt Nam đến cháy lòng.
Nhà báo Huy Đức nói: chảy nước mắt thương dân mình đơn độc.
Tôi kiểm chứng tình yêu đó bằng chính lòng mình. Sáng ngày 12/6, đứng trên sân công viên Lê nin, dưới chân tượng đài ông tổ của chủ nghĩa Mác Lê Nin, bên những trí thức đầu tóc bạc phơ, những nam thanh nữ tú trẻ măng với gương mặt rạng ngời, giữa những con người xa lạ ấy, tôi nghẹn ngào khóc không phải vì sợ hãi mà vì một thứ tình cảm không sao hiểu nổi, có phải tôi thương những người dân như tôi phải đấu tranh để được yêu nước? mà đấu tranh với ai đây?
Từ bé đến lớn, chúng tôi đọc ra rả những bài thơ, câu hát ca ngợi hình tượng đẹp đẽ của những chú công an, anh công an, chú bộ đội, anh bộ đội đang ngày đêm canh giấc cho sự bình yên của dân ta. Giờ đây dân ta, những người dân lao động lam lũ, những thanh niên tưởng như chỉ biết mải mê chơi bời hay phụ nữ chân yếu tay mềm như tôi lại tập hợp nhau lại bên nhau đứng đối diện với những anh công an, chú công an tay cầm khiên, tay cầm dùi cui. Tôi đau lòng đến chảy nước mắt cho dù những anh công an hay chú công an chưa vung dùi cui lên, nhưng có lẽ nếu đươc lệnh thì họ sẽ vung lên và đã từng vung lên để buộc những người dân chúng tôi phải rời khỏi những con đường, những ghế đá, công viên, vỉa hè…
Đối diện với những gương mặt trẻ măng trong sắc phục cảnh sát, tôi nhận ra không phải tất cả trong số họ là những kẻ vô cảm chỉ biết thi hành mệnh lệnh. Trước ánh mắt trách móc của tôi, họ đều hoặc là quay đi lảng tránh hoặc là nhăn nhó khổ sở, có người thì thầm: cô thông cảm, chúng cháu đang làm nhiệm vụ. Nhưng cũng có những gương mặt lạnh tanh như những roboot, mặc dù với tôi họ chưa phải dùng đến tay để xô đẩy nhưng chỉ cần với sức mạnh của những thanh niên to khỏe như Phù Đổng đã có thể chèn bật chúng tôi ra khỏi công viên, vỉa hè hoặc bất cứ chỗ nào chúng tôi muốn đứng bên nhau để chứng minh cho kẻ thù của dân tộc thấy: người Việt Nam chúng ta không hèn.
Đúng thế, chúng ta không hèn! Đáng lẽ chính quyền phải biết ơn người dân đã cất lên tiếng nói phẫn uất trước một kẻ láng giềng lật lọng và tàn bạo như Trung Quốc. Có qua internet, người ta mới biết ngư dân mình bao nhiêu năm nay cùng cực đến thế nào. Đối diện với việc bị cướp bóc, bị bắt giữ và cả mạng sống bị đe dọa, nhưng để sinh tồn, họ vẫn phải ra khơi kiếm sống. Không một ai bảo vệ họ và những ngư dân nghèo khổ khi sống sót trở về trở thành con nợ vì hoàn toàn tay trắng. Tôi không thể hình dung ra sự cùng cực của họ như thế nào….và nhà nước chỉ lên tiếng khi kẻ cướp đã bắt đầu sờ đến bậc cao hơn như tập đoàn dầu khí Việt Nam…
Tôi không hiểu tiếng Trung nhưng hẳn người ta không thể xuyên tạc lời dịch trước thế giới về lời hăm dọa tát vỡ mặt Việt Nam ta trên đài truyền hình Trung Quốc. Người ta không thể đóng giả cảnh ngư dân Việt Nam ta vái lạy khi bị tàu Trung Quốc đuổi bắt và cướp bóc tài sản. Tôi tự hỏi người Việt Nam nào không cảm thấy căm phẫn trước những lời đe dọa láo xược kia, không cảm thấy nhục nhã khi dân ta phải vái lạy kẻ cướp để được sống?
Tôi đâu định xuống đường. Sống bao nhiêu năm trong thời bao cấp, cái ý thức ngoan ngoãn tuân thủ đã trở thành lối mòn trong trí não tôi. Tôi chỉ xuống đường khi được phân công. Thế mà lại có những kẻ điên rồ chả ở nhà mà hưởng thụ mọi tiện nghi của cuộc sống, chả đi nhậu nhẹt tưng bừng, đi mua sắm hàng hiệu mà lại xuống đường gào thét đến khản cả cổ những cái tên Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam…Một nhà báo đau xót viết: sau một trận bóng hàng vạn người đổ ra đường, vậy mà khi biển đảo bị chiếm đoạt, đồng bào mình bị cướp bóc thì chỉ vài trăm người xuống đường.
Tôi biết thêm một mình tôi chẳng nhiều nhặn gì nhưng tôi muốn được sát cánh bên những con người dũng cảm mà thiên hạ cho là điên rồ kia, muốn thêm một tiếng nói, một cánh tay để hy vọng góp gió thành bão. Bên cạnh tôi, một cậu thanh niên trẻ hô đã khản cả cổ, mồ hôi chảy như tắm trên mặt, trên cổ cậu và khi tôi đưa khăn lau cho cậu, dường như cậu ta chẳng muốn rời hai tay đang giương cao tấm biểu ngữ bằng lụa đỏ, vì vậy trước mặt những anh cảnh sát cơ động, tôi đã lấy lá cờ đỏ sao vàng để lau gương mặt đẫm mồ hôi của chàng trai trẻ kia, tôi tự hỏi trong số những anh cảnh sát trẻ liệu có ai cảm thấy động lòng trước những nỗ lực đơn độc của người dân chúng tôi không hay là họ oán giận vì chúng tôi mà họ không có được những ngày nghỉ bình yên. Liệu tất cả chúng ta sẽ có được những ngày bình yên không khi tên láng giềng kẻ cướp kia mỗi ngày một lấn tới. Tôi có một chút hối hận khi đã có lúc gào lên với họ: trẻ khỏe như thế kia ra biển Đông mà ngăn cản Trung Quốc. Có lẽ không phải tất cả trong số họ đến nỗi tệ thế, tôi đoán là họ cũng ít nhiều đau khổ khi phải ra tay trấn áp chính dân mình.
Tôi vào thăm bố tôi vốn là một lão thành cách mạng đang nằm viện, tôi ghé vào tai cụ nói chậm từng tiếng một: hôm – qua – con – đi – biểu – tình!
Cụ hiểu ngay vẻ rạng rỡ nói: phải thế chứ.
Hà Nội ngày 21 tháng 6 năm 2011
. Bookmark the permalink.
Nhận Diện Lũ Chó Săn
HÌNH ẢNH NỖI BẬT HÔM 12/6
(Kẻ đã bắt PHAN NGUYÊN)
http://letungchau.blogspot.com/2011/06/hay-nhan-dien-lu-cho-san-vc-tin-anh-le.html?max-results=10
Moi nguoi cung chung tay de cho the gioi thay su doan ket cua nguoi dan VN va cho chinh quyen DCS thay suc manh cua toan dan
Hay cung nhay xuong duong truoc khi VN cua chung ta se thanh 1 tinh cua TRUNG QUOC
Hay nho chi co dan VN moi thuong QUE HUONG cua minh chu con DCSVN thi chi thuong SU GIAU CO va THAM LAM cua ho ma thoi
Hay tu cuc chung ta truoc khi moi su da qua tre
Co the chung ta se phai hy sinh khi doi hoi su DOC LAP CHO QUOC GIA nhung bat cua su tu do nao cung co cai gia phai tra
Toan dan VIETNAM oi hay dung len cung xuong duong de hiu gin TO QUOC VIET NAM cho nhung con chau cua chung ta
VIET NAM MUON NAM
Tinh thấn như thế này , trước sau gì dân tộc ta cũng Chiến Thắng tất cả mọi thứ kẻ thù .
Trân trọng .
Phạm văn Thành
Trước những hành động ngang ngược giết ngư dân ta ,chiếm đất ,hải đảo của chúng ta.Đất nước VN nầy đứng trước một thời kỳ đen tối nhứt của lịch sử.!Mất nước trước mắt ;mọi người dân chúng tôi đều thấy rõ.Thế mà tên cáo "bịp "nầy còn cho "là tranh chấp nhỏ nhoi" !,còn kêu gọi hợp tác với kẽ thù !Chính đảng cộng sản nầy đón rước bọn xâm lăng phương bắc vào nước ta từ mấy mươi năm nay!Thế mà nay còn vẫn nối giáo cho giặc.
Chó săn CA
"T đã từng nghĩ,t có 1 cs bình thường,t sẽ học xong và có 1 công viêk ổn định,lấy 1 người chồng bt và sống trong ngôi nhà của chúng t,cuộc sống vẫn cứ êm đềm với t ,cho đến khi bố t bị CA đánh chết...dường như t đang bước vào 1 thế giới khác,thế giới mà chưa bao h t tưởng tượng ra...lề trái...t thấy những điều ko muốn thấy,t biết những điều ko muốn biết,tim t cảm thấy nhói...những gì t tin yêu của trc kia hình như n trở nên đáng sợ...t thấy t thật nhỏ bé...giá như mà...t vẫn cứ uớc t ko phải thấy những điều đó,ko phải hiểu những điều đó,để cs chỉ là những tháng ngày vui vẻ bên bạn bè,những buổi đi chơi,lê la quán cóc...và sao lại là t cơ chứ???,sao lại là t ,để t nhận ra...sao ko phải là ng khác...t cũng tự hỏi nhiều lần như vậy đấy...vì khi đã hiểu, t thấy buồn lắm, trc số phận của những con người..t đau xót và cảm nhận ra sự lạnh lùng vô cảm của t trc đây...ngày đó t đã từng like những page như đòi lại công bằng cho e thắng...t thấy cái hành động dã man và căm phẫn vô cùng..nhưng t ko nghĩ đến 1 ngày chính t cũng dc mọi ng lập 1 cái page như vậy...trc đây t ko nghĩ gì đến quần đảo gọi là hoàn sa hay trường sa...vì n xa t quá...có mất thì đâu ảnh hưởng t đâu...chỉ mong sao đừng nổ súng xảy ra chiến tranh,ảnh hưởng đến nơi t ở ,gây hại đến nơi t sống...t thể hiện nhiệt huyết của mình chỉ bằng những lần đi cổ vũ hò hét mỗi khi đội tuyển bóng đá của VN thắng trận...nhưng đến ngày hôm nay...khi chứng kiến...khi tìm hiểu...t cảm nhận thấy dc nỗi đau sâu sắc của những người con miền biển...những đau đớn của họ...miền đất của quê hương t...giờ t mới cảm thấy n cũng như máu thịt của t vậy...xưa mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng ,nở trăm con...giờ đây t mới thấu hiểu rõ câu mà người xưa vẫn daỵ :“bầu ơi thương lấy bí cùng...tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn ”...t thật sự muốn hét lên thật to rằng “Hoàng sa-Trường sa là của VN”...là của chúng tôi...1 khi tổ quốc lên tiếng chúng t sẽ sẵn sàng...tôi yêu Việt Nam... "
BL: Giá mà ai cũng biết & hiểu được như Trịnh Kim Kim. Đừng đợi có biến cố với cuộc đời mình mới vỡ lẽ thì tốt biết chừng nào. :(