29.6.11

Thư gửi ông Lê Doãn Hợp

Thư gửi ông Lê Doãn Hợp

Gã nhà quê (danlambao) Là một người đã từng cầm bút, viết bài cho một số tờ báo lớn trong nước cách đây hơn 15 năm, lúc mà đa số những người được gọi là ‘phóng viên’ của hàng trăm tờ báo trên cả nước chưa biết ‘viết báo’ là gì, và những người được gọi là ‘biên tập viên’ cũng chưa biết ‘lọc tin’ là gì, tôi có thể nói hồi đó viết sướng thật. Viết nhiều khi không cần phải ‘lách’, thậm chí thỉnh thoảng ‘chọc vào vùng cấm’ mà vẫn lọt tin.

Rồi báo chí đổi mới, những phóng viên và biên tập viên được đào tạo bài bản hơn, được gắn liền với cái gọi là ‘nhiệm vụ chính trị được giao’ thì những người cầm bút như tôi dần dần không còn chỗ đứng trong làng báo Việt. Đúng hơn là bị dạt sang lề trái (nói theo kiểu bây giờ) nhường chổ cho những cây bút lề phải.

Và tôi rất buồn (buồn cười) khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Bộ Trưởng trên tờ báo Việt Weekly và Phố Bolsa TV với câu hỏi: ‘Khi nào VN có báo chí tư nhân?’. Cái kiểu trả lời đó vô tình (hay có dụng ý) xúc phạm đến hơn 80 triệu dân VN khi cho rằng dân trí VN còn thấp, những người viết báo không có tính chuyên nghiệp (điển hình là 17.000 phóng viên của báo chí lề phải) và cần xây dựng một lộ trình gắn liền với luật lệ.

Nếu tôi nhớ không lầm thì ‘luật báo chí VN’ đã có từ lâu, còn lệ thì tùy thuộc vào ông Tổng biên tập của tờ báo là ai(?) và đường lối, chủ trương của tờ báo là gì(?). Và cái thuở ban đầu bỡ ngỡ chập chững bước vào giai đoạn Đổi mới, ngoài những bản tin chính thống, việc chọn bài để đăng của một tờ báo không gắn liền với nhiệm vụ chính trị mà là, thứ nhất bài viết có ‘sạch lỗi chính tả không’, thứ hai là phải hay (theo nghĩa chung chung) và sau cùng đó phải là tin mà độc giả quan tâm. Hội đủ 3 tiêu chuẩn này thì bài được đăng ngay. Vì vậy, sự xâm nhập của những cây viết tự do vào làng ‘báo chí cách mạng’ không phải là ít. Và nhiều tờ báo có được uy tín như ngày hôm nay là cũng nhờ vào những cây viết tự do hồi đó.

Thời kỳ Đổi mới thứ hai của báo chí VN sau khi đã hình thành xong bộ khung, đi từ báo xuất bản định kỳ mỗi tuần mấy số, lên báo ngày (vd; tuổi trẻ, thanh niên…) và xây dựng được một đội ngũ phóng viên nòng cốt, và những biên tập viên riêng có trình độ chính trị cao thì những bài viết của những cây bút tự do dần dần không còn chỗ đứng trên các trang báo bởi phải trải qua nhiều khâu đọc và chọn khác nhau. Thời kỳ này, ngoài một số điều kiện như ở thời kỳ đầu, còn có một điều kiện đặt lên ưu tiên hàng đầu là phải thật ‘sạch’ hiểu theo nghĩa bóng nếu muốn lọt qua khâu ‘kiểm duyệt’ của những người có trách nhiệm của tờ báo.

Và thời kỳ Đổi mới sau cùng của báo chí VN là đặc quyền của những phóng viên và biên tập viên của từng tờ báo.

Nói dòng dài như vậy để khẳng định một điều sau nhiều giai đoạn Đổi mới của báo chí VN, con số 17.000 phóng viên (con số theo ông Lê Doãn Hợp) được đào tạo bài bản cùng với nhiệm vụ chính trị được giao, lạng quạng là mất việc ngay mà chưa được gọi là ‘chuyên nghiệp’ thì không biết ông Hợp cần đến những phóng viên cỡ nào? Còn những người cầm bút tự do thì họ không ‘chuyên nghiệp’ theo kiểu báo chí cách mạng nhưng mà ‘quá chuyên nghiệp’ khi một góp phần không nhỏ cho một số tờ báo có được uy tín, có được nhiều độc giả như ngày nay.

Ông Hợp nói dân trí VN còn thấp. Cho dù ông Hợp là Bộ trưởng đi chăng nữa thì ông vẫn là người VN, không thể tách rời khỏi cộng đồng người VN vì vậy khi nói dân trí còn thấp thì chính ông thừa nhận mặt bằng kiến thức của ông ‘không ra gì’ thì ông có xứng đáng để lãnh đạo một bộ hay không?

Đúng là tự vạch áo cho người xem ‘rận’.

Một lãnh đạo cấp bộ thừa nhận mình ‘dốt’ (dân trí thấp) thì tốt hơn hết là nên về quê cày ruộng cho xong.  


*

. Bookmark the permalink.

Thêm Bình luận Mới

  • Image

Hiển thị 7 bình luận

  • dan Linh Nam
    dung ra thi Dang tri cua Viet Gian con thap nhung cu tuon gnguoi dan con thap, chinh vi the ma dan thi biet rang dang mat nuoc con dang thi van kg hay, khon noi cac Bi thu toan la bang gia tu chi tich nuoc cho nen ten CS quen chu kg hom la mit ma bang cap thi day minh
  • SV thế kỷ 21
    Tôi nghe nói để được vào cái ghế Bộ trưởng bộ VHTT cần cộp 31 tỷ VND cách đây vài năm . Không biết với  "bằng cấp" và  'Trình" dân trí của ông ta như tác giả  "  Gã nhà quê " viết thì không còn ngôn từ nào bình thêm. Đúng là nên về quê đi sau đít con Tru thì đúng với thực lực của ông Bô trưởng . Thật thảm hại cho giới Chính trị gia VN
  • Mitdac
    Dân là gốc. Làm chính trị thì phải nói nhưng câu nói hợp lòng dân và làm được thậm chí làm được nhiều hơn những điều mình đã nói. Tên hợp này nói giọng làm cha mẹ dân nên bảo dân trí ta còn thấp. Đảng giành chính quyền 56 năm (miền bắc) và 36 năm (cả nước) rồi, dưới sự lãnh đạo "tài tình" của đảng trong đó có ông đến nay dân trí vẫn còn thấp, ở Đông nam á sau 25 năm nước người ta thành rồng rồi. Ông nên về quê cày ruộng càng sớm càng tốt ông ợ !
  • laogia
    Mất thời gian vô ích thôi. Nói với đầu gối mà
  • Đoàn Đức Nhân.
    Lý luận với ông Hợp làm gì cho phí lời. Ông ta giỏi cãi chầy, cãi cối, ngụy biện, nói lấy được, nói không biết xấu hổ. Chỉ cần nhìn cái mồm ông ta nói cũng đủ ghét, đủ xạo, đủ liên tưởng đến câu thành ngữ MIỆNG QUAN- TRÔN TRẺ!
  • Bancansudang
    Hoan hô Gã Nhà Quê viết hay, ý ông họ Lê (không biết có họ hàng gì với Lê Chiêu Thống hay không?) là không phải đảng mình không cho tự do báo chí! HIC mà do trình độ dân mình kém wa' toàn được đào tạo từ những tiến sĩ dỏm, giáo sư mua bằng cho nên chưa biết phân biệt phải trái đúng sai dễ sinh nhiễu loạn nhân tâm. Thôi vạch ra cho họ một cái lề vậy là ổn hi hi hi... nói nhỏ này_mấy ông tiến sĩ dỏm,giáo sư dỏm nhồi sọ bằng kiến thức dỏm kia hình như được đào tạo để ngu dân thì phải?... có ai kiểm chứng được chăng?
  • Camau
    Ông là Bộ trưởng mà phát biểu như rứa thì bó tay với ông luôn!!!! Báo chí lề phải chỉ để kiếm cơm thôi!!!!!!!!!

Không có nhận xét nào: