Tổ Quốc là trên hết
Hà Sĩ Phu - Đã ba năm nay, mỗi năm Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ đều có nhã ý đến thăm tôi một lần. Trừ năm 2010 cuộc thăm không thực hiện được vì phía Việt Nam không đồng ý, hai năm 2009 và 2011 tuy có đến thăm nhưng sau đó cũng có tín hiệu dị nghị không vui đến với tôi.
Đại loại như: không biết tại sao Phó đại sứ Mỹ lại đến thăm, hay là để cho tiền? (!) (cuối năm 2009 tổ dân phố mời tôi ra kiểm điểm cuối năm vì tôi đã làm cho gia đình không đạt tiêu chuẩn Văn hoá, ảnh hưởng đến thành tích khu phố). Lại có tin nói đến tai tôi rằng cuộc gặp tháng 3 năm 2011 đã được ghi âm lén và băng ghi âm được niêm phong chuyển ra Trung ương! Chà, to chuyện quá, toàn chuyện nực cười.
Sở dĩ tôi không đưa tin gì về những lần gặp gỡ ấy vì đây chỉ là sự thăm hỏi cá nhân tôi, một công dân bình thường, thông báo làm chi to chuyện cho vô duyên. Vả lại có những nhận định cá nhân liên quan đến những vấn đề “tế nhị, nhạy cảm” nên tôi cũng “giữ ý”, không muốn nói rộng ra, chỉ ghi lại chi tiết rồi gửi cho một số bạn bè gần gũi biết (nhưPhụ lục ở cuối bài).
Sở dĩ tôi không đưa tin gì về những lần gặp gỡ ấy vì đây chỉ là sự thăm hỏi cá nhân tôi, một công dân bình thường, thông báo làm chi to chuyện cho vô duyên. Vả lại có những nhận định cá nhân liên quan đến những vấn đề “tế nhị, nhạy cảm” nên tôi cũng “giữ ý”, không muốn nói rộng ra, chỉ ghi lại chi tiết rồi gửi cho một số bạn bè gần gũi biết (nhưPhụ lục ở cuối bài).
Nhưng chỉ trong mấy tháng nay, tình hình Biển Đông diễn biến quá nhanh, các phía liên quan đều bộc lộ quan điểm một cách thẳng thừng, không úp mở, sự “giữ ý” trở thành lạc hậu. Nên tôi thấy tốt nhất cứ công khai những ý kiến trao đổi, cũng là cách tốt nhất để tránh mọi sự suy diễn.
Đặng Thanh Biên - Phó đại sứ V. E. Palmer - Hà Sĩ Phu- TLS Lê Thành Ân
Trong quan hệ với Hoa Kỳ hiện còn 2 dòng tâm lý rất trái ngược do lịch sử để lại. Nhiều người vẫn nhìn Hoa Kỳ với con mắt nghi kỵ như kẻ đầu sỏ của những “âm mưu diễn biến hoà bình”. Ngược lại không ít người được xếp vào xu hướng thân Mỹ thì luôn lấy Mỹ làm thần tượng, chờ đợi Mỹ như vị cứu tinh.
Tôi dứt khoát không thuộc về 2 xu hướng cực đoan ấy. Trong các bài viết cũng như trả lời phỏng vấn tôi luôn nhìn Hoa Kỳ trong hai mặt đối lập. Hoa Kỳ là một (trong những) đỉnh cao của Dân chủ và văn minh, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân loại. Đối nội họ đã có một nền dân chủ pháp trị mẫu mực, nhưng đối ngoại thì diễn biến khôn lường, rất thực dụng vì quyền lợi của quốc gia họ.
Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam thế nào là do phẩm chất của Việt Nam quyết định, Việt Nam ở tầm nào Hoa Kỳ sẽ “chơi” ở tầm đó: nếu Việt Nam là một dân tộc văn minh, trung hậu Hoa Kỳ sẽ là người bạn lớn tuyệt vời, còn nếu Việt Nam không có phẩm chất ấy thì Hoa Kỳ sẽ đối xử tương xứng. Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi. Vì thế trong một bài phỏng vấn tôi mong Hoa Kỳ có quan hệ với Việt Nam không chỉ bằng quan hệ nhà nước mà cần phát triển những quan hệ dân sự. Không biết có phải vì thế mà Sứ quán Hoa Kỳ muốn có những cuộc thăm hỏi dân tình, thăm hỏi dân sự như trường hợp của tôi hay không?
Một khi các vị khách quý nước ngoài đến thăm, vừa là ngoại giao, vừa muốn tìm hiểu tâm tư, thăm dò sự hiểu biết và ý chí của một trí thức Việt Nam, và có nhã ý muốn tham khảo ý kiến phục vụ cho sứ mạng ngoại giao của họ, thì tôi tự nhủ mình phải bộc lộ sao cho xứng đáng. Tôi không ngần ngại nói một cách sơ lược nhưng hệ thống những điều tôi đã viết ra từ hai chục năm nay. Tôi phân biệt những nhận thức thấu đáo tận gốc (mà người trí thức Việt Nam không thể khác những trí thức tiến bộ trên thế giới) nhưng trong hành động thì phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, với cả những nhược điểm xã hội cố hữu khiến cho sự đổi mới ở Việt Nam không thể giống các nơi khác.
Muốn người ta giúp nước mình chân thành, mình phải chân thành trước đã.
Trong quan hệ giữa các nước không có bạn vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có sự phồn vinh của mỗi quốc gia là vĩnh viễn. Trong tình thế của Việt Nam liên tục bị nước khổng lồ xâm lăng một cách hiểm độc, tàn bạo, bài bản, và Việt Nam cũng đã bị sa bẫy quá sâu, thì bên cạnh sự tự cường để thoát ra không thể không thuận theo những tương quan quốc tế, trong đó sự có mặt của các cường quốc khác, nhất là Hoa Kỳ tại Biển Đông là một điều kiện có tính chất quyết định. Tôi thành tâm bộc lộ suy nghĩ ấy và tôi thấy các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã có cảm thụ khích lệ. Tôi hy vọng Nhà nước cũng xúc tiến quốc sự theo hướng ấy, vì không thể khác. Tổ quốc là trên hết.
Đà Lạt ngày 28/6/2011
H. S. P.
*
PHỤ LỤC
CUỘC THĂM HỎI CỦA CÁC VỊ KHÁCH HOA KỲ THÁNG 3-2011
Ngày 10-3-2011, bà Phó Đại sứ Hoa kỳ Virginia E. Palmer cùng ông Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân có tới thăm tôi tại nhà riêng ở Đà Lạt. Cuộc chuyện trò vui vẻ xoay quanh việc thăm hỏi sức khỏe và gia đình, cũng mạn đàm quanh những suy tư về Văn hóa - Xã hội hiện nay.
Nội dung cuộc trò chuyện ấy tôi đã tường thuật và gửi ngay hôm đó đển các bạn bè gần gũi (ở trong và ngoài nước), nhưng không công bố rộng rãi vì cũng “giữ ý”: quan hệ Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là chuyện quốc sự hệ trọng, tôi chỉ nói ý kiến riêng mà có thể các vị khách Hoa Kỳ muốn tham khảo, công bố ra lỡ ý của mình trái ngược với Nhà nước cũng phiền.
Song đến nay, chi sau 3 tháng tình hình đã có đột biến, mọi sự “tế nhị” trước đây đã được các bên hữu quan vứt bỏ, phía Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã có những phát biểu thẳng thừng, không úp mở.
Tôi thấy nên “bạch hóa” cuộc trò chuyện ấy, trước hết để tránh sự nghi ngờ, sau nữa để Nhà nước thấy việc đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ là có lợi cho việc phòng thủ đất nước và rất hợp lòng dân, lòng những người dân bình thường như tôi, từ đó mà đẩy nhanh thêm sự liên kết có ý nghĩa chiến lược với Hoa Kỳ thì có lợi cho đất nước biết chừng nào.
Phía Khách đã đặt một số câu hỏi và tôi đã nói ý kiến cá nhân của mình.
Phần I: Tóm tắt những ý kiến trao đổi của tôi (HSP)
1/ Về ba mối lo hiện nay của Việt Nam:
Ba mối lo lớn của xã hội VN hiện nay là:
- Chống ngoại xâm tức chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền TQ (không phải là chống văn hóa TQ hay chống nhân dân TQ)
- Chống nội xâm tức chống độc tài và tham nhũng, lực lượng tiêu cực này phối hợp với ngoại xâm, làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Đây là cuộc vận động Dân chủ hóa xã hội.
- Đối phó với suy thoái kinh tế tài chính, đồng tiền mất giá, giá sinh hoạt ngày một tăng cao.
Ba vấn nạn này tác động lẫn nhau. Nhà nước VN thường dùng sự phát triển kinh tế để làm dịu hai mâu thuẫn về Dân chủ và Chủ quyền quốc gia. Nhưng khi kinh tế cũng suy thoái thì ý muốn đó muốn thực hiện cũng rất khó khăn.
2/ So sánh Việt Nam với mấy nước Tunisia, Egypt, Libya… đang làm cách mạng ôn hòa
* Giống nhau
- Giống nhau ở chỗ các chính quyền này cũng như ở VN đều được tạo dựng từ ngọn cờ Độc lập dân tộc, nên lúc đầu được dân ủng hộ và vì thế có thể củng cố địa vị một cách hợp pháp, đồng thuận với dân.
- Cũng giống nhau ở chỗ vốn là những nước lạc hậu nên ít nhiều đều sa vào những chủ nghỉa Ảo tưởng với những nhãn hiệu “nhân dân”, “xô viết”, “xã hội chủ nghĩa” nhưng vai trò làm chủ của nhân dân không có thực chất, chỉ sự chuyên chính bất công là có thật.
- Chính do độc quyền nên những bộ máy ấy dần dần tham nhũng, thoái hóa và mâu thuẫn với dân. Giải quyết được nhu cầu Độc lập nhưng không thiết kế được nền Dân chủ thì trước sau cũng mâu thuẫn với dân chúng (đó là mâu thuẫn tự sinh tất yếu, chứ không phải do Hoa Kỳ xúi giục như giải thích ở một bài báo của ĐCSVN: (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=448708).
* Khác nhau
- Khác nhau ở chỗ 3 nước kia sự độc tài có thể quy về cho một cá nhân. Còn sự độc tài của một nước CS chính thống như Việt Nam thì luôn là độc tài tập thể, rất khó quy kết cho cá nhân chừng nào “tập thể vua” ấy chưa bị phân hóa.
- Ngoài ra VN có điểm tựa rất hiệu quả là dựa vào một lý thuyết nổi tiếng, từng được ngộ nhận là khoa học, lại có một nhân vật từng có uy tín trong dân làm thần tượng, từng trải qua một thời kỳ “đánh giặc” kéo dài, trong đó ĐCS đồng cam cộng khổ với dân. Đó là những nhân tố để làm dịu bớt những mâu thuẫn nội bộ hiện nay, để mỵ Đảng và mỵ Dân.
- Nhưng điều khác biệt quan trọng hơn cả là “tâm lý dân tộc” hay “tính cách dân tộc”: người Việt (cả giới cai trị và giới bị trị) đều quá khôn ngoan trong những xử lý vặt, gọi tắt là khôn vặt, thích nghi rất giỏi với mọi tình huống để tồn tại, biến hóa giỏi quá nên thường không có ranh giới rành mạch, giữa đen và trắng, giữa ủng hộ hay chống đối, giữa khen hay chê, giữa thật hay giả…, nhiều khi nói vậy mà không phải vậy. Khi mọi mâu thuẫn đều biến hóa nhập nhằng thì khó lòng nổ ra những sự cố thật tốt hay thật xấu, tức là không hòng có cách mạng.
- Người Việt hôm nay còn một nhược điểm là tính cá nhân riêng lẻ, tự do tản mạn, thiếu tinh thần tự chế ngự mình để cùng nhau hợp tác, cộng đồng trách nhiệm. Không ai chịu thua ai, không ai chịu nghe ai, lòng người ly tán, tạo thành một hỗn hợp thiếu chất kết dính, mà chất kết dính trước đây do Đảng CS tạo ra được thì nay hầu như đã hết tác dụng.
Chính những đặc điểm ấy khiến cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN sẽ mang những sắc thái rất riêng, mặc dù những nhu cầu về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là chung cho toàn thể nhân loại.
Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công. Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen… kiểu như vậy.
3/ Về bốn nhược điểm của Phong trào Dân chủ Việt Nam
Xin không bàn đến những người “dân chủ cuội”, dân chủ để mưu lợi cá nhân. Chính phong trào của những người dân chủ chân thành cũng chứa những nhược điểm, lúc đầu khá nặng, nay đã bớt dần nhưng chưa hết.
Có 4 nhân tố vốn là nhân tố rất tích cực, nhưng đi quá mức nên bị lệch lạc, chệch hướng, đó là:
- Sống nặng với thế giới ảo (thế giới Internet) mà nhẹ với thế giới thật.
- Thấy tôn giáo của mình có sức mạnh, nên tưởng tôn giáo của mình là bao trùm, lấy tôn giáo trùm lên thế tục, quên rằng ở VN (và các nước chịu ảnh hưởng nặng Khổng giáo) thì các tôn giáo không có vị trí chủ đạo như ở nhiều nước khác.
- Gắn với hải ngoại nhiều hơn trong nước.
- Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải.
Trải qua thực tế bốn điều mất cân bằng này đang dần được khắc phục.
4/ Nhược điểm của giới “CẢI LƯƠNG” (loyal dissidents) trong nước
Họ là những đảng viên hoặc trí thức của hệ chính thống, nhưng có tấm lòng, muốn Đảng mở rộng dân chủ từ quỹ đạo của ĐCS.
- Họ không thấy rõ nguồn gốc những vấn nạn lớn chính là do đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê phi khoa học, đã dùng một “phương tiện” chống lại mục đích nên kết quả lộn ngược so với khát vọng. Số đông những người này vẫn cho chủ nghĩa Mác cơ bản là tốt, chỉ vì đời sau không theo được con đường Bác Hồ đi theo chủ nghĩa Mác nên nay cần phải trở về với Bác là giải quyết được cơ bản.
- Vì thế họ tìm cách cải tổ, chỉnh đốn để cho Đảng được dân chủ hơn. Coi những “đảng viên tốt” là nòng cốt, là chủ lực của dân chủ, hy vọng họ sẽ làm Đảng CS tự vỡ tạo nên một Đảng CS mới tốt đẹp. Cuộc cải cách chủ yếu từ trên xuống (tức cải cách cung đình).
- Do nhận thức không triệt để, rất dễ bằng lòng với những cải cách nửa vời nên dễ sa bẫy dân chủ hình thức (ví dụ tin vào một vài cá nhân lãnh đạo, muốn có “luật lãnh đạo” cho Đảng, muốn Quốc hội thể hiện là nơi quyền lực tối cao, muốn dân được “phúc quyết” Hiến pháp như kiểu trưng cầu dân ý, v.v. mà không chú ý đến những quyền TỰ DO làm tiền đề cho những ước muốn Dân chủ ấy. Đó là những chế độ Dân chủ phi Tự do nhưF.Zakaria đã khuyến cáo).
- Nên phê phán sự cải lương trong nhận thức, trái lại phải biết trân trọng và ủng hộ những hoạt động tiến bộ tuy còn “cải lương” vì đó là những chặng đường phải qua để có những tiến bộ sau cùng.
5/ Mấy nhận thức cơ bản cần thiết cho xã hội Việt Nam
- Cần hiểu chủ nghĩa CS thực tiễn như một thể nghiệm không thành công của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào sự thể nghiệm không thành công ấy. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM (Tàu Cộng) cùng vào khiến đưa đến hậu quả mất sức mạnh căn cốt truyền thống của dân tộc (dân tộc yếu đi trông thấy trước họa xâm lăng), tiêu vong cả lịch sử (đến một phim về người sáng lập triều đại tự chủ là Lý Thái Tổ cũng phải đội lốt Tàu để thể hiện), và nguy cơ nền độc lập đã giành được lại có có thể mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em” (họ lấy danh nghĩa Đảng đàn anh để ép buộc hướng đi mang “tính Đảng” của Đảng thống trị của nước mình).
- Tình hình đất nước bị cả Nội xâm và Ngoại xâm khống chế đến tận hang cùng ngõ hẻm là một thế cờ vô cùng hiểm nghèo, nếu chưa muốn công nhận là ngõ cụt. Phải có ý chí thật mạnh để thoát ra, nhưng đồng thời phải cực kỳ khôn khéo, biết đi đúng cách và kiên nhẫn (đây là điểm khác với Đông Âu, vì chủ nghĩa Mác Lê mọc trên đất phong kiến lạc hậu châu Á mới đúng là mảnh đất bám sâu của nó).
Chủ nghĩa Mác đã nhân danh Nhân dân nhưng dẫn đến kết quả là tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai Cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.
- Chúng tôi nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do gì mà muốn có Dân chủ sẽ được xơi Dân chủ giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải giành cho có thực chất. Chúng tôi phải dựa trên thế hợp pháp mà gỡ từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của dân. Có hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử để cải biến dần các cơ quan quyền lực, tiến tới một chính thể mới Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.
- Khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH. Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.
Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm (không phải ta muốn chậm) nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không thể có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người cầm quyền lo sợ.
6/ Trên con đường ấy, Hoa Kỳ giúp được gì?
Đã nhiều người mong muốn Hoa Kỳ gây áp lực với Chính phủ VN về Dân chủ - Nhân quyền, thả các tù nhân Chính trị. Tôi muốn lưu ý một vài khía cạnh khác.
Trở lại ba vấn đề lớn của đất nước, chúng tôi: *Chống Nội xâm để xây dựng dân chủ pháp trị, *chống Ngoại xâm để giữ vẹn Độc lập cho Tổ quốc, và *vượt qua suy thoái, phát triển Kinh tế-Văn hoá.
Khó khăn là hai vấn đề trên, trong đó chống Nội xâm tuy là việc cơ bản và lâu dài, nhưng trước mắt nếu bị Ngoại xâm khống chế thì VN cũng khó mà Dân chủ hóa.
- Vì vậy chống xu hướng lệ thuộc Trung Quốc là vấn đề lớn trước mắt, phải đặt lên hàng đầu, mong sự hỗ trợ của Hoa Kỳ phù hợp với yêu cầu số 1 ấy.
Được biết phe Maoism trong lãnh đạo thỉnh thoảng lại làm những động tác bắt bớ chính trị căng thẳng, buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng, lên tiếng mạnh thì làm cho quan hệ Mỹ - Việt xấu đi, để VN phải ngả thêm về Trung Quốc. Xử lý mâu thuẫn này cần sự khôn khéo.
Việc hỗ trợ Dân chủ - Nhân quyền thì chủ trương Bảo hộ Internet mà bà Ngoại trưởng H.Clinton tuyên bố là rất trúng, vì tự do Thông tin - Báo chí là điều kiện không thể thiếu của một xã hội dân sự lành mạnh.
- Trong việc mở rộng quan hệ giữa hai nước, bên cạnh quan hệ với Chính phủ, Hoa Kỳ nên mở rộng quan hệ công dân, quan hệ dân sự, giúp thúc đẩy hình thành và hoạt động, tăng cường giao lưu giữa các hội đoàn công dân, hội đoàn nghề nghiệp. Phát triển quan hệ trong Văn hóa và Giáo dục, nhất là đào tạo Đại học và Kỹ thuật bậc cao.
- Giúp và phối hợp với VN trong các dự án kinh tế lớn, nhất là các dự án liên hệ đến môi trường và an ninh, để chống sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là kinh tế và quân sự vùng Biển Đông, mà cảng CAM RANH là một điểm quan trọng. Chưa bàn đến mối liên kết về quân sự, chỉ riêng sự có mặt thường trực của Hoa Kỳ tại nơi đây với các lý do hợp tác nhiều mặt đã góp phần quan trọng cho sự ổn định của Biển Đông.
Phần II: Tóm tắt mấy ý kiến của các vị khách Hoa Kỳ
Các vị khách Hoa Kỳ chủ yếu hỏi để biết ý kiến của tôi.
Ngoài các nội dung như trên, Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời: Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Khách hỏi nhóm Đà Lạt chúng tôi có được gặp nhau thường xuyên để trao đổi ý kiến không? Tôi bảo có thành nhóm gì đâu, bạn bè hợp nhau thì gần gũi, hỗ trợ nhau chặt chẽ. Chúng tôi gặp nhau bình thường, những điều tôi nói hôm nay chính là chúng tôi đã thường trao đổi với nhau.
Khách biểu lộ sự quan tâm và tương đắc nhất với những ý kiến cuối cùng: Hoa Kỳ giúp được gì, làm sao cân đối giữa nhu cầu thúc đẩy Dân chủ hóa xã hội mà không đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xa nhau khiến Việt Nam càng gắn bó với Trung Quốc, làm sao Hoa Kỳ hiện diện ở Biển Đông, nhất là quanh vùng Cam Ranh một cách hòa bình.
Chủ và khách nhất trí: Đây là cuộc thăm hỏi riêng, trước mắt không cần đưa tin chính thức.
10/3/2011
gửi Dân Làm Báo
. Bookmark the permalink.
Hàng hóa Mỹ khó sản xuất nhưng dùng dai
Kiến thức Mỹ khó học nhưng nhớ dai
Tư tưởng Mỹ khó truyền thụ nhưng thẩm thấu dai
Quan hệ Mỹ khó đạt nhưng lâu + dai
Chân lý Mỹ khó thực hiện nhưng hiệu quả ...dài dài!!!
Tiền nào của đó! Khác hẳn hàng Tàu!
Bà Hillary Clinton đã nói: That societies working towards respecting human rights are going to be more prosperous, stable and successful!
hay là ông đứng ra lãnh đạo đi để dân tôi nhờ ?
TẤT CẢ MỎI NGƯỜI NÊN THỨC TỈNH KHỎI GIẤC MƠ THAM , HÃY TỈNH LẠI NẾU KHÔNG LỊCH SỬ XẼ NHẮC ĐẾN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT CHẾ ĐỘ BẨN THỈU HÈN NHÁT NHẤT XUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ 4000 NĂM . MỘT CHẾ ĐỘ LÀM Ô NHỤC CHO DÂN TỘC VIỆT NAM . HÈN HƠN TRIỀU NHÀ MẠC
Hiệp sỹ thi hành án tử hình với thằng công an này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hoàn thành sứ mạng do nhân dân giao cho.
NHUNG DIEU CO LOI
1} BAO DAM AN NINH QUOC GIA ] KHONG BI KE THU TRUYEN KIEP TRUNG QUOC UY HIEP DE DOA
2}THONG QUA SU DAU TU CUA HOA KY VA CAC NUOC TU BAN PHAT TRIEN CHUNG TA SE HOC HOI DUOC NHIEU /TU CACH QUAN LY NHA NUOC DOANH NGHIEP DEN HOC DUOC NHIEU VE KHOA HOC KY THUAT CAO DE TAO RA SAN PHAM CHAT LUONG
3}NAM 1972 NEU TRUNG QUOC KHONG BAT TAY VOI MY VA CAC NUOC TU BAN PHAT TRIEN /LIEU NEN KINH TE CU TRUNG QUOC CO DUOC NHU NGAY NAY???
xin chào!
Những cao kiến của ông HSP đối với sự kiện thăm hỏi, quan tâm của Hoa kỳ về VN nói chung và ông HSP nói riêng về mọi mặt; Tôi rất khâm phục những sáng kiến cũng như sự khéo léo và thế nhị của ông. Theo tôi, việc này sảy ra sẽ rất chậm, tuy nhiên ta tin vào sự chuyển mình của nhân loại, cả thế giới đi vào quy trình chung, ổn định và phát triển, dân chủ, nhân quyền và công bằng toàn xã hội, nên hy vọng những diễn biến hòa bình sẽ sớm đến với dân tộc Việt và người dân sẽ sớm thể hiện được khả năng cũng như tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với tổ quốc. Tôi tán thành những điều thực tế và gần gũi nhất như trích đoạn ông nói trên.
kính chúc ông sức khỏe, sự bình an từ tâm hồn và gia đình hạnh phúc.
kính
VB
Hắn đã hết thời!
BĐ
Tôn Thất Thiện
“… Làm sao một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu vì Tổ Quốc Việt Nam được?…”
Một sự lẫn lộn về tư tuởng
Gần đây, một tập san mới xuất hiện. Nó mang tên Tổ Quốc. Ban cố vấn và Ban biên tập gồm một số người trước đây thuộc phe cộng sản; và một số người trước đây thuộc phe quốc gia. Họ đều tự coi là người "yêu nước", vì họ đã tranh đấu cho Việt Nam, "vì Tổ Quốc". Nhưng họ cũng đã nhân danh Tổ Quốc Việt Nam bắn giết người Việt Nam khác cũng tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra ngay là: "Làm sao một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu vì Tổ Quốc Việt Nam được?".
Như vậy Tổ Quốc là gì ? "Yêu nước" là yêu gì? Thế nào là "yêu nước"?
Tình trạng thiếu rõ ràng trên đây có từ lâu, và nó không gây vấn đề vì ai cũng cho rằng mình yêu nước là một điều dĩ nhiên. Không ai nghĩ rằng mình kém yêu nước hơn người khác. Và nhất là không ai có thể quả quyết rằng những điều mình làm thực sự là những hành động yêu nước hay không yêu nước, vì không ai có thể nói rõ rằng: "yêu nước" là yêu gì, thế nào là "yêu nước", và thế nào là "không yêu nước"? Không ai chấp nhận rằng mình không "yêu nước", nhưng cũng không ai có thể tố cáo một người khác là "không yêu nuớc" !
Nguyên do là có một sự lẫn lộn căn bản về tư tưởng, và sự lẫn lộn này bắt nguồn từ sự thiếu rõ ràng của các từ ngữ liên hệ với "nước": "quốc", Tổ Quốc, "ái quốc", "yêu nước", "đất nước", "nhà nước", "chính quyền", "chính phủ", "cách mạng", v.v.
Ở đây, tôi xin dẫn một ví dụ cụ thể: kinh nghiệm của chính bản thân tôi, và tôi chắc rằng đó cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra trong những năm 1920-1930, đã mục kích những biến chuyển trong gần suốt thế kỷ 20, và đã được nghe những từ ngữ trên đây, nhưng chưa hằng có một ý niệm rõ ràng về nội dung và ý nghĩa gần, và nhất là xa, của những từ ngữ đó.
Tôi nghe nói đến hai chữ "ái quốc", Tổ Quốc lần đầu tiên trong đời tôi năm tôi 11 tuổi. Lúc đó là năm 1935. Người thốt ra hai chữ đó là người quản gia của thân phụ tôi. Ông ta đọc báo mỗi ngày, và buổi tối thường kể cho chúng tôi nghe những sự viêc vừa xảy ra ở Việt Nam và trên thế giới. Một hôm, ông nói đến ông Ngô Đình Diệm, và nói: "Ông ấy thiệt là một nhà ái quốc". Cũng năm đó, tôi đi hướng đạo. Theo thể lệ của hướng đạo, sau một thời gian, để tỏ quyết định gia nhập thí sinh phải đặt tay trên cờ hướng đạo tuyên thệ ba điều. Điều thứ nhất là "trung thành với tổ quốc".
Tôn Thất Thiện
Tôi không được giải thích rõ ràng Tổ Quốc là gì, và "trung thành với tổ quốc" thì phải làm những gì; tôi chỉ hiểu rằng Tổ Quốc là một cái gì cao quý, tuy trừu tượng nhưng phải tôn kính vì thiêng liêng.
Những năm tiếp theo là những năm tình hình quốc tế sôi động, dẫn đến Chiến Tranh Thế Giới, với một hậu quả lớn đối với Việt Nam: Pháp yếu đi vì bị Đức đánh bại và bị Nhựt Bản ép phải cho họ đóng quân ở Việt Nam. Tất nhiên sự kiện này ảnh hưởng đến Việt Nam. Ai cũng cảm thấy một cơ hội lớn để giành lại độc lập đang mở ra cho Việt Nam. Nhiều tổ chức, phong trào, hoạt động mạnh. Rõ ràng rằng họ nhằm hung đúc tinh thần "ái quốc", nhưng không làm một cách công khai được vì Pháp vẫn còn năm quyền lực. Sau khi Nhựt lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp vào tháng 3 năm 1945, các hoạt đông "ái quốc" mới bùng lên.
Cùng với những hoạt động "ái quốc" từ 1945 và trong những năm chiến tranh chống Pháp, những từ ngữ và cụm từ liên quan đến cuộc chiến tranh giành độc lập, đặc biệt là "quốc", trở thành thông dụng, và mang những nghĩa độc đáo hơn. Những người như các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu được nhắc đến như là những nhà "ái quốc", và "ái quốc" ở đây nặng nghĩa chống Pháp giành lại độc lập cho Việt Nam. Tổ Quốc là Việt Nam, nhưng thường được ghép với "hy sinh", trong cụm từ "hy sinh vì tổ quốc". Nó vẫn là một cái gì cao quý, thiêng liêng, khiến người ta sẵn sàng hy sinh tính mạng vì nó, nhưng không định nghĩa được một cách thật chính xác vì nó quá trừu tượng.
Ngoài ra, với sự trở lại chính trường của cựu hoàng Bảo Đại, từ ngữ "quốc gia" thành phổ cập. Đồng thời, từ năm 1950, với sự tái xuất của đảng cộng sản dưới danh hiệu "Đảng Lao Động", từ ngữ "cách mạng" và "yêu nước" cũng được dùng thường hơn là "tổ quổc và "ái quốc". Ngoài tội "phản quốc", chính quyền cộng sản đặt thêm một tội nữa để thanh toán địch thủ: tội "phản cách mạng". Ở miền Nam, tội nặng nhất là tội "theo cộng sản". Trong cuộc chiến 1954-1975, từ ngữ Tổ Quốc ít được dùng đến. Ở miền Bắc "hy sinh vì tổ quốc” thành "hy sinh vì cách mạng" (hiểu theo nghĩa Cách Mạng Vô Sản Thế Giới), tính chất chiến tranh là "chống Mỹ cứu nước". Ở miền Nam tính chất chiến tranh là "bảo vệ tự do", cuộc chiến là "chống cộng".
Tình trạng kéo dài như trên đến khi Việt Nam "thống nhất" năm 1975. Đây là một dịp đặc biệt về phương diện xác định nghĩa của khái niệm «Tổ Quốc». "Yêu nước" được định nghĩa chính thức.
Tại Đại hội IV của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1976, báo cáo chính trị của đại hội tuyên bố rằng: "Ngày nay tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một", và nghị quyết của đại hội thì nói rằng: "Ngày nay nước nhà đã hoàn toàn độc lập thì tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một", nghĩa là: yêu tổ quốc là yêu xã hội chủ nghĩa.
Thật là rõ ràng!
Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi.
Hai cau nay hay .
Khi choi voi nguoi ta, khi nao cung muon gat nguoi ta thi lam sao kha duoc .
Vi du san xuat ca basa thi bo ca khac vao trong . Hay Tau san xuat do choi thi bo chat chi nhieu gay doc hai cho tre em .
Con y thu hai la dan Vn khong chiu tim hieu, cu mu ni che taui, khi nao cung de Dang lo, dang quyet dinh . DAng co duong loi dung dan roi . Hoi ai cung vay thi nguoi nuoc ngoai chang can tiep xuc nua . ma ho chi giao tiep voi chinh quyen, nhu la giao tiep voi chu chan vie thoi . Vi dan VN tu khang dinh minh la dan vit roi ma .
Moi nguoi co mot suy nhi de xay dung , Toi cong nhan day la mot suy nghi hay va moi la toi chua duoc nghe ai noi bao gio
Cam on Ong Ha Si Phu
Tôn Thất Thiện
“… Làm sao một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu vì Tổ Quốc Việt Nam được?…”
Một sự lẫn lộn về tư tuởng
Gần đây, một tập san mới xuất hiện. Nó mang tên Tổ Quốc. Ban cố vấn và Ban biên tập gồm một số người trước đây thuộc phe cộng sản; và một số người trước đây thuộc phe quốc gia. Họ đều tự coi là người "yêu nước", vì họ đã tranh đấu cho Việt Nam, "vì Tổ Quốc". Nhưng họ cũng đã nhân danh Tổ Quốc Việt Nam bắn giết người Việt Nam khác cũng tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra ngay là: "Làm sao một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu vì Tổ Quốc Việt Nam được?".
Như vậy Tổ Quốc là gì ? "Yêu nước" là yêu gì? Thế nào là "yêu nước"?
Tình trạng thiếu rõ ràng trên đây có từ lâu, và nó không gây vấn đề vì ai cũng cho rằng mình yêu nước là một điều dĩ nhiên. Không ai nghĩ rằng mình kém yêu nước hơn người khác. Và nhất là không ai có thể quả quyết rằng những điều mình làm thực sự là những hành động yêu nước hay không yêu nước, vì không ai có thể nói rõ rằng: "yêu nước" là yêu gì, thế nào là "yêu nước", và thế nào là "không yêu nước"? Không ai chấp nhận rằng mình không "yêu nước", nhưng cũng không ai có thể tố cáo một người khác là "không yêu nuớc" !
Nguyên do là có một sự lẫn lộn căn bản về tư tưởng, và sự lẫn lộn này bắt nguồn từ sự thiếu rõ ràng của các từ ngữ liên hệ với "nước": "quốc", Tổ Quốc, "ái quốc", "yêu nước", "đất nước", "nhà nước", "chính quyền", "chính phủ", "cách mạng", v.v.
Ở đây, tôi xin dẫn một ví dụ cụ thể: kinh nghiệm của chính bản thân tôi, và tôi chắc rằng đó cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người thuộc thế hệ tôi, những người sinh ra trong những năm 1920-1930, đã mục kích những biến chuyển trong gần suốt thế kỷ 20, và đã được nghe những từ ngữ trên đây, nhưng chưa hằng có một ý niệm rõ ràng về nội dung và ý nghĩa gần, và nhất là xa, của những từ ngữ đó.
Tôi nghe nói đến hai chữ "ái quốc", Tổ Quốc lần đầu tiên trong đời tôi năm tôi 11 tuổi. Lúc đó là năm 1935. Người thốt ra hai chữ đó là người quản gia của thân phụ tôi. Ông ta đọc báo mỗi ngày, và buổi tối thường kể cho chúng tôi nghe những sự viêc vừa xảy ra ở Việt Nam và trên thế giới. Một hôm, ông nói đến ông Ngô Đình Diệm, và nói: "Ông ấy thiệt là một nhà ái quốc". Cũng năm đó, tôi đi hướng đạo. Theo thể lệ của hướng đạo, sau một thời gian, để tỏ quyết định gia nhập thí sinh phải đặt tay trên cờ hướng đạo tuyên thệ ba điều. Điều thứ nhất là "trung thành với tổ quốc".
Tôn Thất Thiện
Tổ quốc của nguời Việt Nam là xã hội chủ nghĩa?
Rõ ràng, nhưng lại làm cho vấn đề rắc rối thêm ! Nhiều câu hỏi mới được đặt ra !
Vì "xã hội chủ nghĩa" chỉ là một chủ nghĩa, làm sao dân tộc Việt Nam lại là một chủ nghĩa được? Phần khác, nó là một chủ nghĩa ngoại lai và đồng hóa với Liên Xô, và Liên Xô đồng hóa với Stalin, nên «Tổ Quốc» của người Việt Nam là Liên Xô ! "Yêu nước" là yêu Liên Xô, và "trung quân" là trung với Stalin ! Lại nữa, chủ nghĩa xã hội là một lý thuyết về xã hội do Mác và Lênin đề xướng, được quảng bá nhờ Stalin, mà lý thuyết xã hội thì thay đổi qua thời gian. Nếu Stalin không còn, và nhứt là nếu Liên Xô cũng không còn - một sự kiện thực sự đã xảy ra vào năm 1990 - thì người Việt phải yêu cái gì và trung với ai đây? Nhà thi sĩ quốc doanh Tố Hữu sẽ bảo người Việt thương ai hơn cha, hơn mẹ, hơn chồng mình đây?
Tuy nhiên, từ 1975 tập đoàn cầm quyền cộng sản vẫn khăng khăng "kiên trì" chủ nghĩa Mác-Lê và nhất quyết theo "định hướng xã hội chủ nghĩa", đưa Việt Nam vào cảnh càng ngày càng bế tắc về chính trị - xã hội và suy đồi về đạo đức, như mọi người đều biết. Cho nên, sự áp đặt chế độ "xã hội chủ nghĩa" lên toàn lãnh thổ Việt Nam và buộc người Việt phải lấy "xã hội chủ nghĩa" làm «Tổ Quốc» tạo ra một tình trạng buộc mọi người phải xét lại vấn đề "yêu nước" một cách nghiêm túc, tìm cho ra câu trả lời chính xác cho những câu hỏi căn bản : "Yêu nước" là yêu gì? Tổ Quốc là gì? Ai "yêu nước", ai "không yêu nước" ? Thế nào là "yêu nước"?, v.v...
Vấn đề rất phức tạp, tế nhị. Những giải đáp đưa ra phải đúng, hợp lý, hợp tình, nhất là có thể dùng để làm cơ sở chỉ đạo tư tưởng đúng và hành động hữu hiệu, có thể thu hút được sự đồng thuận rộng rãi, tạo điều kiện cho một sự đoàn kết hoà hợp cố gắng chung để đưa xứ sở ra khỏi bế tắc hiện nay, và vươn lên trong tương lai. Công việc này đòi hỏi sưu khảo rộng rãi, và suy nghiệm chính chắn.
Một trong những người tiên phong trong công cuộc sưu khảo suy nghiệm trên đây là anh Nguyễn Gia Kiểng, với tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn (Paris, 2001) do anh sáng tác, và Thành Công Thế Kỷ 21 (Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, 2001) mà anh là một biên tập viên then chốt. Hai tác phẩm này đã soi sáng rất nhiều nhất vấn đề "yêu nước". Luận đề chính của nó là: nói rằng người Việt Nam yêu nước là "một sự lầm lẫn". Lòng yêu nuớc của người Việt nói chung "rất yếu". Theo anh, thật ra, "Người Việt Nam hoặc không yêu nước, hoặc chỉ yêu nước một cách tương đối". (Tổ Quốc Ăn Năn, tr. 66-69), và điều mà anh ấy muốn làm sáng tỏ là "lòng yêu nước rất mờ nhạt trong lòng người Việt, dù cộng sản hay không cộng sản" (tr. 66).
Quan điểm trên đây làm cho một số người thắc mắc, khó chịu, hoặc phản đối, vì nó là một quan điểm kỳ lạ, ngược ngạo, và chạm tự ái. Điểm này sẽ được bàn đến một cách chi tiết ở đoạn dưới. Có một điểm rất quan trọng phải đề cập đến ngay. Đó là vấn đề định nghĩa một số từ ngữ và cụm từ liên hệ đến "nước": nước, đất nước, tổ quốc, nước non, giang sơn, lãnh thổ, ái quốc, yêu nước, quốc gia, nhà nước, chính phủ, chính quyền.
Tôn Thất Thiện
Từ Điển Tiếng Việt của Trung Tâm Từ Điển Học thuộc Viện Ngôn Ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001), định nghĩa những từ ngữ trên như sau:
«1. Nước: Vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định.
2. Đất nước: Miền đất đai quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.
3. Nước non: Sông núi, nước non ; thường dùng để chỉ đất nước.
4. Giang sơn: Sông núi, dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
5. Lãnh thổ: Đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
6. Ái quốc: (cũ) : yêu nuớc.
7. Yêu nuớc: …………………….
8. Quốc gia: Nước.
9. Tổ quốc: Đất nước được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với người dân có tình cảm gắn bó với nó
10. Nhà nước: Tổ chức, đứng đầu là chính phủ, quản lý công việc chung của một nước.
11. Chính phủ: Cơ quan hành pháp và hành chính cao nhất của một nước, thực hiện việc quản lí nhà nước ở cấp trung ương.
12. Chính quyền: Bộ máy điều khiển, quản lí công việc của nhà nước.
(Xin lưu ý : Ở mục "Ái quốc", Từ Điển Tiếng Việt ghi rằng đó là "yêu nước" cũ, nhưng mục "yêu nước" lại không có, cho nên ta vẫn không biết "yêu nước" là gì…).
Các từ ngữ 1-9 đều có một thành tố chung, thuộc về địa lý: đất đai. Từ ngữ 1 có thêm những thành tố: người, chế độ chính tri-xã hội. Từ ngữ 9 nói đến quá khứ/tổ tiên, dân, và tình cảm giữa các người dân. Ba từ ngữ 10-12 có một thành tố chung, là nhà nước.
Nếu ta góp chung các định nghĩa 1-9 thì ta thấy "yêu nước" hay "yêu tổ quốc" là tỏ lòng quyến luyến với một vùng đất quen thuộc, do tổ tiên xây dựng và bảo vệ để lại, và với những người cùng sống với mình nên có tình gắn bó với nhau. Nhưng theo những định nghĩa (8), (1) thì những người sống trên đất đai đó sống trong một "quốc gia", thuộc quyền một "nhà nước", một "chánh quyền", và liên hệ với "chính phủ". Theo 10-12 thì "chính phủ", "chính quyền", và "nhà nước" coi như đồng nghĩa.
Thấy rõ những liên hệ chằng chịt giữa những thành tố trên mới hiểu tại sao, như tác giả Tổ Quốc Ăn Năn ghi, có thể nói rằng người Việt Nam không yêu nước hoặc chỉ yêu nước một cách tương đối, đa số người Việt đã quay lưng lại với đất nước, và tệ hơn nữa, hai tiếng "yêu nước" trở thành "tục tĩu", "thô bỉ", "nhảm nhí"…, và tại sao lại có chuyện Tổ Quốc phải "Ăn Năn" ?
Những điều trên đây được anh Nguyễn Gia Kiểng giải thích, nhưng những giải thích này rải rác trong tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn, và một phần trong Thành Công Thế Kỷ 21, cần phải bỏ công thâu góp, sắp xếp lại, mới thấy rõ. Bài này chỉ trình bày một vài chi tiết có tác dụng làm sáng tỏ những điểm vừa nêu ra ở trên. Độc giả nào muốn thấy đầy đủ các chi tiết khác để nắm vững vấn đề xin xem những chương "Yêu nước" (tr. 65-75), "Tổ quốc của kẻ sĩ" (tr. 343-356), "Tổ quốc ăn năn" (tr. 567-585).
Tôn Thất Thiện
Chính quyền cộng sản là «Tổ Quốc»?
«Tổ Quốc» là vĩnh cửu, cao cả, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhưng tổ quốc là một thực thể trừu tượng. Người dân có thể cảm nhận về tổ quốc thế nào tùy ý, nhưng họ chỉ tiếp xúc với "chính quyền". Chính quyền là hiện thân của tổ quốc. Nó là bộ máy điều khiển công việc của "nhà nước". Mà nhà nước là tổ chức quản lý chung của một nước ; đứng đầu tổ chức đó là "chính phủ". "Nhà nước" là từ ngữ cũ chỉ định "nước nhà" ; và "nước nhà" là từ ngữ cũ chỉ định "quốc gia". Như vậy, trong thực tế, chính phủ là chính quyền, và chính quyền là nhà nước, là quốc gia, là tổ quốc. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân chỉ biết tổ quốc, quốc gia, nhà nước, chính quyền qua chính phủ, nghĩa là qua sự tiếp xúc với các công chức nhà nước, hoặc cán bộ đảng, nếu chính quyền là đảng cộng sản, và có sự lẫn lộn giữa bộ máy đều khiển công việc của đảng và bộ máy điều khiển công việc của nhà nước, như tình trạng hiện tại của Việt Nam.
Những điều trên đây làm cho ta hết ngạc nhiên khi ta nghe nói rằng "đa số người Việt Nam quay lưng lại với đất nước": người Việt kiều về thăm nhà chỉ muốn làm khách du lịch, nguời trong nước không muốn nghe nói đến chuyện đất nuớc. Như đã nói ở trên, hai tiếng "yêu nước" bây giờ thành "tục tĩu", "thô bỉ", "nhảm nhí"…
Đa số người Việt Nam đã mất đi lòng yêu nước vì họ quá thất vọng với đất nước (= tổ quốc) nghĩa là với chính quyền (= chính phủ). Đối với người dân, thời Việt Nam theo Khổng giáo chính quyền là vua, "ái quốc" là "trung quân", và "nuớc" chỉ là một gánh nặng ; thời Pháp thuộc, "nước" đã bị tước đoạt, bộc lộ lòng yêu nước là một điều nguy hiểm; gần đây, nếu tổ quốc của phe quốc gia là "một tổ quốc tầm phào", thì tổ quốc của phe cộng sản lại là một "một tổ quốc gian ác" (tr. 573).
Từ 1975, chính quyền ở Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay đảng cộng sản, cho nên trách nhiệm về tình trạng nói trên hoàn toàn thuộc về đảng này. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hủy diệt lòng yêu nuớc của người Việt Nam vì dưới quyền cai trị của họ, họ đã nhân danh tổ quốc tàn sát những người không chấp nhận chủ nghĩa của họ, biến tổ quốc thành "một tổ quốc đao phủ" ; họ đã phát động chiến tranh thôn tính miền Nam, làm cho nước nhà kiệt quệ, "tổ quốc Việt Nam đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc" ; họ đã dùng công an biến Việt Nam thành "một tổ quốc khống chế và hăm dọa… hành động như bọn giặc cướp… đểu cáng và lật lọng"… ; họ đã làm cho hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, vì đối với những người này "tổ quốc là sóng gió, hải tặc, cái chết trong bụng cá… là môt dĩ vãng cần quên đi".
Tình trạng trên đây làm cho việc đòi tổ quốc phải phải "ăn năn" không phải là vô lý. Khi anh Nguyễn Gia Kiểng viết : "Tổ quốc phải là một tổ quốc trách nhiệm… biết hối hận và ăn năn…" (tr. 585), nếu ta thay từ ngữ «Tổ Quốc» bằng "chính quyền", nghĩa là chính quyền cộng sản, thì câu đó thành "chính quyền [cộng sản] phải là một chính quyền trách nhiệm… biết hối hận và ăn năn…".
Tôn Thất Thiện
Phục hồi lòng yêu nước
Ăn năn, sám hối thế nào là một vấn đế đã được nhiều người bàn đến nên không cần bàn ở đây. Tóm tắt, tổ quốc (= chính quyền cộng sản) phải trở nên một tổ quốc thiền hòa, khiêm tốn", tự coi mình không phải là một cứu cánh, mà là một công cụ đứng trong và đứng dưới quốc gia, chỉ có sứ mệnh phục vụ quốc gia, mang lại phúc lợi và niềm tự hào cho dân tộc trong công cuộc xây dựng lại đất nước.
Một điều kiện nữa không kém quan trọng trong công cuộc xây dựng lại đất nước là lòng yêu nước thật sự của người dân. Lòng yêu nước đó đã mất đi thì nay phải phục hồi. Một ưu tư lớn trong việc phục hồi này là tránh những những đỗ vỡ về tinh thần, vật chất và nhân mạng cho đất nước. Hơn 30 năm chiến tranh đã gây "phí phạm kinh khủng" về tài nguyên của nước, và tài sản và nhân mạng của dân Việt Nam. Phần khác, qua chiến tranh người Việt đã tỏ ra không yêu nhau: họ đã xung đột nhau gay gắt, phủ nhận, mạt sát, lên án, tiêu diệt nhau. Mà "không yêu nhau là không yêu nước" (tr. 351) Họ đã không có tự hào dân tộc, không dấn thân tranh đấu, tránh gian nguy, không chấp nhận rủi ro, chấp nhận thỏa hiệp với chế độ độc tài tham nhũng, không chấp nhận một hy sinh nào cả, không gắn bó và trách nhiệm với cộng đồng…
Trong hơn 100 năm qua, thâu hồi độc lập, thống nhứt đất nước, xóa bỏ quá khứ nhục nhã được coi như là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của dân tộc. Tranh đấu để đạt những mục tiêu đó là nhiệm vụ cao cả của mọi người Việt Nam, Tổ Quốc trở thành một cái gì thiêng liêng. "Hy sinh tất cả cho tổ quốc" không chỉ là một khẩu hiệu, mà là một cái gì có một sức lực vô biên. Nhân danh Tổ Quốc người ta sẵn sàng làm tất cả, vô điều kiện, kể cả thù ghét, bắn giết người đồng hương, hăng say đập phá tan tành xứ sở.
Ngày nay, không còn lý do để quan niệm đất nước như một chủng tộc hay quá khứ, "một tổ quốc thiêng liêng mà mọi người phải phục tùng, tôn kính, và phải phục vụ vô điều kiện" nữa, mà phải coi đất nước như là một quốc gia, "một không gian liên đới giữa những người hiểu nhau, quí trọng nhau, và hợp tác với nhau để xây dựng và chia sẻ một tương lai chung" (Thành Công Thế Kỷ 21, tr. 30). Quốc gia phải quan niệm như một cứu cánh, phải thực sự tự do, dân chủ, "tập thể của những người tự do, bình đẳng". Trong môt quốc gia như vậy nhà nuớc/chính quyền chỉ là công cụ của quốc gia, phải khiêm tốn hiền hòa, đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân (Thành Công Thế Kỷ 21, tr. 28).
Trong công cuộc dựng nước, quốc gia cần có một thái độ lo lắng và thận trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và nhân mạng, phải "quý trọng từng con đường nhỏ, từng cây cầu, từng dãy phố, từng căn nhà…, phải tránh những sự phí phạm và những chiến tranh làm chết hàng triệu người". Trong quốc gia này, người Việt sẽ thương yêu kính trọng lẫn nhau và ngồi lại với nhau để giải quyết những vấn đề bất đồng thay vì khinh miệt lẫn nhau và chỉ tìm giải quyết với người ngoại quốc, hay cầu cạnh người ngoại quốc giải quyết những vấn đề của mình. Đó là tỏ ra tinh thần hòa giải, và tự hào dân tộc.
Một quốc gia như vậy mới có thể đem lại cho mọi người Việt Nam lý do để yêu nước, chung sức dựng nước, để cùng tồn tại, và vươn lên. Có một quốc gia như vậy ai cũng có thể yêu nước được mà khỏi phải cần yêu chũ nghĩa xã hội.
Posted on 28.06.2011 by saohomsaomai
Image via Wikipedia
China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue BEIJING, June 28 (Xinhua) –
Trung cộng hôm Thứ Ba lên tiếng kêu gọi VN thực thi bản thỏa hiệp song phương ký kết với Trung cộng qua chuyến đi triều cống của Hồ Xuân Sơn cuối tuần qua. “Chúng tôi đã thảo luận sâu xa với phía VN về vấn đề Biển Đông và 2 bên đã đồng ý giải quyết tranh chấp qua thương lượng và tránh có những hành động có thể làm vấn đề trầm trọng hơn.” Phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố như trên. Cả hai phe đều chống sự can dự của thế lực bên ngoài và VN thề sẽ hướng dẫn dư luận công cộng để không có thái độ hay hành động có hại cho tình hữu nghị giữa 2 nước!! “Chúng tôi mong đợi phía VN thực thi thỏa ước và nổ lực duy trì hòa bình và ổn định trong vùng biển Nam Trung cộng.”!!! Bài báo trên tờ Xinhua còn nhấn mạnh Trung cộng có chủ quyền tuyệt đối không thể tranh cãi trên vùng Biển Đông. Tài liệu của Trung cộng cho thấy Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền vào năm 1958 và Phạm Văn Đồng, thủ tướng cộng sản VN thời bấy giờ, đã bày tỏ sự đồng ý qua một văn thư gởi đến Chu Ân Lai. Không một nước nào bác bỏ chủ quyền của Trung cộng trên vùng Biển Đông cho đến thập niên 1970 khi Việt Nam và Phi Luật Tân đòi chia quyền.!!!! Sau thời gian dài thương lượng, Đặng Tiểu Bình đã chủ xướng dẹp qua tranh chấp và cho phép Việt Nam và Phi đồng khai thác Biển Đông.
Bải tin này từ Xinhua đã cho thấy rõ ràng sự điêu ngoa gian trá của Trung cộng và bằng chứng rõ ràng đảng việt gian cộng sản VN đã bán nước cầu vinh. Phạm văn Đồng theo lệnh tên việt gian hồ chí minh đã dâng đất của cha ông để lại cho quan thầy Trung cộng, đất nằm dưới vĩ tuyến 17 của hiệp định Genève mà chính tên việt gian hồ đã ký kết. Điêu ngoa vì nếu Hoàng Sa trong Biển Đông là chủ quyền của Trung cộng thì tại sao mãi đến 1974 Trung cộng mới mang quân đến chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa? Bản tin này còn cho thấy cộng sản VN là lũ lưu manh nhưng hèn hạ, một mặt kêu gọi quốc tế cứu giúp, nhưng vẫn âm thầm sang triều kiến để van xin Tàu cộng tha tội mặc dù hành động gây hấn là do Trung cộng gây ra. Hành động có thể làm vấn đề trầm trọng ở đây là biểu tình chống Tàu cộng của người dân trong nước và sự cầu cứu Mỹ. Tàu hồ đồ lên tiếng răng đe như kỳ thực là sợ Mỹ, sợ ảnh hưởng của Mỹ tại Thái Bình Dương. Nhục thay cho dân tộc Việt có lãnh đạo là một đảng cướp bán nước buôn dân nhưng với ngoại bang thì nhu nhược. Nhìn Phi Luật Tân bất khuất, mạnh dạn quyết chiến bảo vệ hải phận, Việt Nam đê tiện cúi đầu dâng nạp đất nước để mong được làm tay sai. Cha ông bao đời đổ máu xương đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi nước, ngày nay việc cộng đem triều cống nước ta, rước giặc vào nhà. Nhục này chỉ có lấy máu bọn bán nước buôn dân mới rửa sạch.Đồng bào ơi, hãy cùng nhau đứng lên tiêu diệt lũ việt gian bán nước buôn dân. Người Việt hải ngoại của toàn dân trong nước quyết tâm diệt ngoại xâm, bảo toàn đất nước vì Đất Nước Còn, Còn Tất Cả; Đất Nước Mất, Mất Tất Cả.
TẤT CẢ MỎI NGƯỜI NÊN THỨC TỈNH KHỎI GIẤC MƠ THAM , HÃY TỈNH LẠI NẾU KHÔNG LỊCH SỬ XẼ NHẮC ĐẾN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT CHẾ ĐỘ BẨN THỈU HÈN NHÁT NHẤT XUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ 4000 NĂM . MỘT CHẾ ĐỘ LÀM Ô NHỤC CHO DÂN TỘC VIỆT NAM . HÈN HƠN TRIỀU NHÀ MẠC . HÃY BIẾT TỈNH NGỘ QOAY ĐẦU LẠI VỚ NHÂN DÂN , HÃY BỎ QUA TẤT CẢ , LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ TUY BẨN THỈU NHƯNG LỊCH SỬ ĐÃ ĐI QUA CHÚNG TA CŨNG KHÔNG PHÁN XÉT NÓ NỮA VÀ CÙNG NẮM TAY NHAU TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC .
HÃY COI CÁC ĐẠO PHÁI TÔN GIÁO LÀ CÁC MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI , ĐỪNG BIẾN CHÚNG THÀNH TÔN GIÁO . TÔN GIÁO RA ĐỜI LÀ THẢM HOẠ CỦA NHÂN LOẠI . CHÚNG TA KHÔNG GỌI LÀ TÔN GIÁO NỮA MÀ GỌI LÀ MÔN ĐẠO HỌC .
14:04 Ngày 29 tháng 6 năm 2011
TÔN THÁT THIỆN NÀY NÓI NHIỀU WA >>
DÂN NGU CU ĐEN: Mất nước là phải
Về nhà trau dồi học hỏi thêm lịch sử rồi hãy bàn tán.
14:04 Ngày 29 tháng 6 năm 2011
TÔN THÁT THIỆN NÀY NÓI NHIỀU WA }
Bác Hồ nói:
Trình độ học vấn của đồng chí quá thấp kém; không thấu hiểu bài vở mà phê phán làm gì.
Hãy về nhà thổi cơm nấu nước, tiếp tục làm nô lệ cho Bác và Đảng cho xong chuyện.
http://www.nhungnguoimangtenhochiminh.blogspot.com/
http://oanuongthanhnga.blogspot.com/
“Cái mấu chốt là chế độ toàn trị CSVN quá hà khắc là nguyên nhân của mọi tai ách trong xã hội Việt Nam thì ông Hà Sĩ Phu không chỉ ra được…” . Vấn đề là ở chỗ đấy (chứ ai chẳng muốn nhanh)!
HSP chẳng những lên án độc tài CS như nguyên nhân gốc rễ, mà còn nói CS đã “tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai Cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.
HSP còn viết : “Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là TÍCH CỰC TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỜI CƠ XUẤT HIỆN” thì đâu phải chủ trương “Trường kỳ” ?
Lê Minh
Các độc giả hãy tự tìm câu trả lời.
Các độc giả hãy tự suy luận và tìm câu trả lời.
Từ năm 1973 thì Mỹ đã rút ra khỏi VN và cũng đã ngưng viện trợ cho VNCH rồi, thì không thể nói là giải phóng Miền Nam khỏi tay Mỹ. Còn nói giải phóng Miền Nam khỏi Tư Bản, thì tại sao giải phóng khỏi Tư Bản xong rồi thì lại chạy theo Tư Bản?
Các độc giả hãy tự suy luận và tìm câu trả lời.
Hơn ngàn năm nô lệ giặc Tàu, gần trăm năm đô hộ giặc Tây, có bao giờ người VN bị giết hàng trăm ngàn người một cách dã man ngay trong thời bình, con tố cha, vợ tố chồng như trong Cải Cách Ruộng Đất không?
Hàng triệu người đã bị giết bởi những người cùng một huyết thống bằng súng đạn ngoại bang. Cùng là người VIỆT NAM tại sao lại GIẾT người VIỆT NAM?
Đây là điển hình, nó cho thấy rất rõ cái đạo đức của ông Hồ Chí Minh:
Ông là một con người có tầm nhìn xa hiểu rộng, ai cũng phải công nhận điều đó. Một con người như thế, khi hô hào “một cuộc cách mạng long trời lở đất”, “ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN RỄ”... LÀ PHẢI THẤY TRƯỚC bao nhiêu người sẽ phải bị giết, bị giết bằng cách nào?
Và ông đã lợi dụng tâm lý ganh tị nhỏ nhen, để khích động lòng Hận Thù Giai Cấp của thành phần bần cố nông, bằng cách đưa Trường Chinh, một đứa con đại bất hiếu đã từng chửi CHA mắng MẸ, làm người chỉ đạo cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng đó với mục đích làm tấm gương. Ông đã khích động lòng Hận Thù Giai Cấp lên đến đình cao để GIẾT CHẾT HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI VÔ TỘI chỉ vì từ đời cha, đời ông họ đã dãi nắng dầm mưa, chắt chiu dành dụm tạo ra của cải để lại cho con cháu.
Việc làm đó của ông đã khuyến khích người dân đưa cái nền tảng đạo đức gia đình của người VN xuống đến tận cùng của sự băng hoại: Con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố giác lẫn nhau...
Rồi sau khi đã giết hết những người ông cần phải giết, ông đã nhỏ vài giọt nước mắt để nhận sai lầm...
Khóc xong thì ông làm gì? Ông tiếp tục đầy những người còn lại đến chốn rừng thiêng nước độc cho đến ngày nay! Sau đó ông đã dùng cái rọ Nhân Văn Giai Phẩm để tiêu diệt tầng lớp trí thức miền Bắc còn sống sót trong CCRĐ!!!
Còn những người dưới quyền ông đã nhúng tay vào tội ác mà ông nhận là sai lầm đó, ông đã xử lý họ như thế nào?
Không có ai phải đền nợ máu cả!
Nếu đó không phải là sự băng hoại đạo đức gia đình, không phải là bạo ngược, tàn ác đối với đồng bào… thì đó là gì?
12:29 Ngày 29 tháng 6 năm 2011
Tin nóng hổi, tin sốt dẻo đây: Một thằng Công an giao thông ở TP Hồ Chí Minh bị một hiệp sỹ đâm chết toi mạng tại quán cà phê. Thông tin ban đầu cho biết, thằng Công an giao thông này nhiều lần chặn xe ăn tiền và cướp đoạt tiền của nhiều lái xe và nhân dân, gây nợ máu với nhân dân, vậy nên đã có một Tòa án nhân dân xét xử kín tuyên án: Tử hình với thằng công an này.
Hiệp sỹ thi hành án tử hình với thằng công an này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hoàn thành sứ mạng do nhân dân giao cho.
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/06/thieu-uy-canh-sat-bi-dam-chet-o-quan-ca-phe/
Xin các bạn trả lời câu hỏi trên.
Tôi chú ý trong lời giới thiệu GS Nguyễn Huệ Chi viết :
“Bản tự thuật về cuộc đàm thoại của ông Hà Sĩ Phu vốn có những điều chưa tiện nói hết, nên chúng tôi thống nhất với ông tạm lược đi một vài điều”
Đối chiếu với bản mà HSP đã gửi cho một số bạn bè từ tháng 3/2011 (tôi may mắn được đọc nhờ) tôi đoán cái đoạn “tế nhị” ấy là:
- Cần hiểu chủ nghĩa CS như một mối hoạ của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào tai hoạ ấy. Giành độc lập mà phải mượn con đường CS là “giải khát bằng thuốc độc”. Cơn khát qua đi nhưng lục phủ ngũ tạng nhiễm độc khó lòng chữa trị. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM cùng vào để phối hợp làm mất gốc dân tộc, tiêu vong lịch sử và truyền thống, nền độc lập đã giành được lại có nguy cơ mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em”.
(Bản gốc còn chi đích danh cái nhân vật được dùng làm thần tượng để mị Đảng mị Dân chính là HCM !)
12:29 Ngày 29 tháng 6 năm 2011
Tin nóng hổi, tin sốt dẻo đây: Một thằng Công an giao thông ở TP Hồ Chí Minh bị một hiệp sỹ đâm chết toi mạng tại quán cà phê. Thông tin ban đầu cho biết, thằng Công an giao thông này nhiều lần chặn xe ăn tiền và cướp đoạt tiền của nhiều lái xe và nhân dân, gây nợ máu với nhân dân, vậy nên đã có một Tòa án nhân dân xét xử kín tuyên án: Tử hình với thằng công an này.
Hiệp sỹ thi hành án tử hình với thằng công an này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hoàn thành sứ mạng do nhân dân giao cho.
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/06/thieu-uy-canh-sat-bi-dam-chet-o-quan-ca-phe/ >>
Hoan hô người anh hùng VN đã tàn sát băng đảng Việt Cộng.
Hãy trả thù cho những dân oan bị giết bởi Việt Cộng.
NẾU YÊU NƯỚC ĐỪNG GÂY HẬN THÙ DÂN TỘC , CUỘC CHIẾN 1975 NHÂN DÂN TA ĐÃ THUA , KẺ THẮNG LÀ TRUNG QUỐC VÀ MỸ . KHÔNG CÓ CHIẾN THẮNG CHO CUỘC NỘI CHIẾN .
Ai đã vì nhân dân
Đã từng bị loại bỏ
Đâu phải vì loại bỏ
Mà không dám yêu dân.
Tổ quốc thật đơn giản,đó chính là nhân dân.
Trong công cuộc dựng nước, QUỐC GIA cần có một thái độ lo lắng và thận trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và nhân mạng, phải "Quý Trọng từng con đường nhỏ, từng cây cầu, từng dãy phố, từng căn nhà…, phải tránh những sự Phí Phạm và những Chiến Tranh làm chết hàng triệu người". Trong QUỐC GIA này, người Việt sẽ Thương Yêu Kính Trọng lẫn nhau và ngồi lại với nhau để giải quyết những vấn đề bất đồng thay vì khinh miệt lẫn nhau và chỉ tìm giải quyết với người ngoại quốc, hay cầu cạnh người ngoại quốc giải quyết những vấn đề của mình. Đó là tỏ ra TINH THẦN HÒA GIẢI, và TỰ HÀO DÂN TỘC.
Một QUỐC GIA như vậy mới có thể đem lại cho mọi người Việt Nam lý do để YÊU NƯỚC, chung sức dựng nước, để cùng tồn tại, và vươn lên. Có một QUỐC GIA như vậy ai cũng có thể YÊU NƯỚC được mà KHỎI PHẢI CẦN YÊU "Chủ Nghĩa Xã Hội".
Tôn Thất Thiện
KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN LÀ PHẢI NÓI VỚI NHAU BẰNG THÀNH THẬT VÀ TÔN TRONG.
tôi tin rằng tất cả người vn (nhất là những người thống trị)làm được điều này,trong 5 năm đất nước chúng ta sẽ khác hẳn ngày hôm nay.kính chúc ông hasiphu được nhiều sức khỏe, dẩu biết (thất thâp cổ lai hy)nhưng mong rằng ông sẽ thấy được ngày vn thoát khỏi những gì mà chính ông mong muốn./.thân kinh.
1/ Bấm vào " chọn hồ sơ"
2/ Bấm vào "tên/URL"
3/ Bấm vào khung "tên". Đánh vào tên mình chọn, thí dụ: mít, xoài, mận ổi...
4/ Bấm vào "tiép tục", sau đó gõ ý kiến thoải mái.
Mong các bạn thực hành để mỗi người có tên khi gọi nhau. Và xin nhớ:
* Đừng viết chữ in.
* Dùng tiếng Việt có dấu.
Thanhs.
Tối 28/6, khi vị khách nam đang uống nước tại quán cà phê sân vườn Thủy Trúc, đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP HCM thì bất ngờ một người từ ngoài xông tới dùng dao đâm nhiều nhát.
Tôi đọc tin bạn cảm thấy khoái chí. Cứ 1 ngày chơi 1 thằng
Là chúng nó cởi áo hết.
Hoan hô HIỆP SỈ giết Công An.
Quay trở lại với tinh thần dân tộc và đưa quyền lợi tổ quốc trên hết là đúng. Dù muộn màng nhưng vẫn còn cac1h để thực hiện. Liên minh cọng sản tàu- cọng sản Việt muốn giải quyết " vấn nạn" này thì cà nhân dân VN và nhân dân TQ phải hành động. Trên tinh thần " nhà ai nấy lo" có hỗ trợ lẫn nhau thì chắc 2 tên cọng sản này sẽ tàn mục mà thôi
cám ơn bác HSP. Mong mọi sự tốt đẹp với bác
bác HSP ơi, bác không có gì mà phải dấu diếm những chuyến viếng thăm của các cơ quan ngoại giao nước ngòai cả. Vì để đối phó với những mjưu mô đen tối của độc tài thì cứ phơi bày mọi sự ra ánh sáng thì những thế lực đen tối mới sợ và thất bại. Chúng ta cứ che dấu những cái tốt thì sẽ mắc mưu cọng sản mà thôi
Hãy phơi bày mọi sự ra ánh sáng
Minh Thiện