Nhân Hội nghị thường niên cấp Ngoại trưởng của ASEAN kết thúc ngày 22/07/2011 tại Indonesia, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các láng giềng tiếp tục nổi cộm. Đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc và ASEAN Nam Á đã thông qua được bản Hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông sau nhiều năm đàm phán.
Đánh giá về kết quả các hội nghị lần này của khối ASEAN tại Indonesia, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ) trước tiên ghi nhận rằng so với năm ngoái tại Hà Nội, thì bầu không khí của Hội nghị năm nay ở Bali « đã được giảm nhiệt một cách rõ rệt ».
Tuy nhiên, trên vấn đề Biển Đông, theo giáo sư Hùng, lập trường của Mỹ và Trung Quốc « về căn bản không thay đổi ». Riêng đối với ASEAN, các quốc gia Đông Nam Á đã biết tăng cường hợp tác với nhau hơn và thu hút được nhiều nước lớn hơn quan tâm đến vùng Biển Đông để cân bằng uy lực của Trung Quốc.
Đối với giáo sư Hùng, tình hình kể trên đã buộc Trung Quốc phải tìm kế « đấu dịu », và thỏa thuận về Biển Đông vừa thông qua là nhằm trấn an các láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên, đó chỉ là một bước tiến rất nhỏ vì văn bản không có « hiệu lực cưỡng hành ».
Nhận định chung về quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đường lối của Bắc Kinh vẫn là « lấy thịt đè người » để chèn ép các nước Đông Nam Á, nhưng nếu bị kháng cự mạnh mẽ thì họ sẽ « mềm nắn rắn buông ».
Đánh giá về kết quả các hội nghị lần này của khối ASEAN tại Indonesia, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ) trước tiên ghi nhận rằng so với năm ngoái tại Hà Nội, thì bầu không khí của Hội nghị năm nay ở Bali « đã được giảm nhiệt một cách rõ rệt ».
Tuy nhiên, trên vấn đề Biển Đông, theo giáo sư Hùng, lập trường của Mỹ và Trung Quốc « về căn bản không thay đổi ». Riêng đối với ASEAN, các quốc gia Đông Nam Á đã biết tăng cường hợp tác với nhau hơn và thu hút được nhiều nước lớn hơn quan tâm đến vùng Biển Đông để cân bằng uy lực của Trung Quốc.
Đối với giáo sư Hùng, tình hình kể trên đã buộc Trung Quốc phải tìm kế « đấu dịu », và thỏa thuận về Biển Đông vừa thông qua là nhằm trấn an các láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên, đó chỉ là một bước tiến rất nhỏ vì văn bản không có « hiệu lực cưỡng hành ».
Nhận định chung về quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đường lối của Bắc Kinh vẫn là « lấy thịt đè người » để chèn ép các nước Đông Nam Á, nhưng nếu bị kháng cự mạnh mẽ thì họ sẽ « mềm nắn rắn buông ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét