Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez thông báo với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm nay là vào tháng 9 tới, tại Manila, chuyên gia pháp lý của 10 nước thành viên ASEAN, sau đó còn có cả sự tham dự của Trung Quốc- sẽ có một cuộc họp để xác định rõ các khu vực có tranh chấp chủ quyền. Một khi đạt được đồng thuận về những khu vực đang có tranh chấp chủ quyền, các bên sẽ tính tới khả năng hợp tác để cùng khai thác tài nguyên tại những nơi này.
Đại diện Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh : Các khu vực không có tranh chấp thì đương nhiên thuộc quyền quản lý của quốc gia có chủ quyền tại đó.
Vẫn theo quan chức này, nếu đề xuất của Manila thu hút chú ý của các bên, thì đề nghị xác định các vùng biển có tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tiếp ở cấp cao hơn và sau đó sẽ được trình lên cấp ngoại trưởng ASEAN.
Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhìn nhận : Thuyết phục Trung Quốc đồng thuận với kế hoạch này, không phải là việc dễ làm. Ông Hernandez hy vọng : « Trung Quốc sẽ lắng nghe tiếng nói của ASEAN và cả của cộng đồng quốc tế ».
Tranh chấp chủ quyền tại các khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vốn được coi là các vùng trữ lượng dầu khí rất lớn đã khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines … Nhiều nước trong vùng tố cáo Trung Quốc có thái độ gây hấn. Tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với mục đích biến khu vực không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp.
AFP nhắc lại tuần trước Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuật về bản hướng dẫn thực hiện tuyên bố chung về ứng xử của các bên về Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh bác bỏ mọi đề nghị giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng giải pháp đa phương.
Đại diện Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh : Các khu vực không có tranh chấp thì đương nhiên thuộc quyền quản lý của quốc gia có chủ quyền tại đó.
Vẫn theo quan chức này, nếu đề xuất của Manila thu hút chú ý của các bên, thì đề nghị xác định các vùng biển có tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tiếp ở cấp cao hơn và sau đó sẽ được trình lên cấp ngoại trưởng ASEAN.
Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhìn nhận : Thuyết phục Trung Quốc đồng thuận với kế hoạch này, không phải là việc dễ làm. Ông Hernandez hy vọng : « Trung Quốc sẽ lắng nghe tiếng nói của ASEAN và cả của cộng đồng quốc tế ».
Tranh chấp chủ quyền tại các khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vốn được coi là các vùng trữ lượng dầu khí rất lớn đã khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines … Nhiều nước trong vùng tố cáo Trung Quốc có thái độ gây hấn. Tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với mục đích biến khu vực không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp.
AFP nhắc lại tuần trước Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuật về bản hướng dẫn thực hiện tuyên bố chung về ứng xử của các bên về Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh bác bỏ mọi đề nghị giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng giải pháp đa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét