29.7.11

Cây rừng kêu cứu


Cây rừng kêu cứu

2011-07-29
Báo cáo của một tổ chức theo dõi về môi trường vừa công bố hôm ngày 28 tháng 7 vừa qua nêu rõ tình trạng một số công ty Việt Nam lâu nay đang tiến hành họat động khai thác, vận chuyển gỗ lậu từ Lào về Việt Nam để rồi chế biến thành các sản phẩm mộc gia dụng xuất sang các nước khác.

RFA cap/EIA video
Vùng Attapeu ở ngay biên giới Lào Việt Nam là một trạm chứa gỗ quy mô của các công ty buôn gỗ lậu


Việc buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam qua biên giới

Báo cáo có tên ‘Crossroads: the Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam’, tạm dịch ‘ Việc buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam qua biên giới’.
Báo cáo này do tổ chức tổ chức phi chính phủ Cơ quan Điều tra Môi trường, Environment Investigation Agency, EIA, trụ sở chính tại Anh Quốc, thực hiện.
Ông Julian Newman, Giám đốc chiến dịch của EIA, cho biết những thông tin được đưa ra trong báo cáo thu thập được qua ba chuyến điều tra thực địa trong thời điểm từ tháng 10 năm 2010 cho đến tháng 5 năm 2011.
báo cáo của EIA cho biết chỉ ít tháng trước Tết Âm lịch vừa qua, nhân viên của EIA tận mắt chứng kiến 34 xe chỡ gỗ tròn chạy quan trạm kiểm sóat của Lào hướng về phía biên giới Việt Nam không cách xa đó bao nhiêu và chẳng hề có sự ngăn chặn nào.
Báo cáo gồm bảy phần, gồm các phần giới thiệu, phần nói về tình trạng rừng của Lào đang bị đe dọa, phần trình bày ngành công nghiệp chế biến gỗ thịnh phát của Việt Nam, thực trạng bên trong đường dây nạn buôn bán gỗ lậu xuyên biên giới lào- Việt, phần chỉ ra những nơi đến của các sản phẩm cuối cùng và phần đề cập đến các chính sách quản trị của cơ quan công quyền trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên bình diện quốc tế và cuối cùng là một số đề nghị.
Báo cáo  của EIA có tên ‘Crossroads: the Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam’
Báo cáo của EIA có tên ‘Crossroads: the Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam’, tạm dịch ‘ Việc buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam qua biên giới’.
Dù nước Lào cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đều đã có luật cấm xuất khẩu gỗ rừng chưa qua chế biến; tuy nhiên báo cáo của EIA cho biết chỉ ít tháng trước Tết Âm lịch vừa qua, nhân viên của EIA tận mắt chứng kiến 34 xe chỡ gỗ tròn chạy quan trạm kiểm sóat của Lào hướng về phía biên giới Việt Nam không cách xa đó bao nhiêu và chẳng hề có sự ngăn chặn nào.
Theo nhận định của báo cáo mà EIA đưa ra thì tình trạng coi thường luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ rừng quá rõ ràng. Một nguyên nhân là nguồn lợi quá lớn từ họat động buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam mang lại.
Từ tháng 10 năm ngóai cho đến tháng 5 năm nay, qua ba chuyến điều nghiên thực địa, các nhân viên của EIA đã gặp ba công ty họat động trong lĩnh vực khai thác gỗ tại Lào, họ cho biết mỗi năm vận chuyển chừng 250 ngàn khối gỗ tròn sang Việt Nam. Nguồn gỗ này lấy từ những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh chưa hề bị khai phá trên đất Lào.
Thống kê cho thấy độ che phủ rừng của Lào hồi thập nhiên 1940 ước tính khỏang 70%; tuy nhiên đến năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 41%. Trong hai thập niên qua, Lào mất hơn 90 ngàn héc ta rừng.
Thống kê cho thấy độ che phủ rừng của Lào hồi thập nhiên 1940 ước tính khỏang 70%; tuy nhiên đến năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 41%. Trong hai thập niên qua, Lào mất hơn 90 ngàn héc ta rừng. Tất nhiên khi rừng bị mất đi thì da dạng sinh thái cũng bị suy giảm theo. Nguồn sống của hằng triệu người dân tùy thuộc vào rừng cũng bị tác động dữ dội. Vào năm 2008, có gần ba phần tư dân Lào là nông dân và là dân bản địa sống nhờ vào rừng. Tuy nhiên, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và thủy điện cho phép phá nhiều khu rừng mà không mấy chú trọng đến cuộc sống người dân địa phương khiến cho họ bị đẩy ra ngòai lề xã hội, sinh kế mất đi. Chuơng trình Phát triển Liên hiệp quốc cho biết có đến 90% nguồn thu nhập của người dân nghèo tại Lào do các sản phẩm không phải từ gỗ rừng mang lại.
Trong khi đó thì nguồn gỗ quí giá đang chảy máu từng ngày qua đất nước khác để làm giàu cho một số người mà thôi.

Quân đội thuộc quân khu 4 ưu tiên khai thác

Một trong những đại gia Việt đang tiến hành khai thác gỗ rừng tại Lào rồi vận chuyển về Việt Nam được EIA nêu đích danh là Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu Bốn, thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Vào tháng 10 năm ngóai, các điều tra viên của EIA lần đầu phát hiện tên COECCO trong chuyến đến cảng Qui Nhơn. Tại đó, EIA thu thập tài liệu về những đống gỗ tròn lớn đóng dấu xanh và gắn nhãn vàng mang tên COECCO.
Giám đốc chiến dịch EIA, ông Julian Newman, nói về điều này:
Chính một công nhân làm việc tại cảng Qui Nhơn thừa nhận với điều tra viên của EIA là 95% gỗ tròn tại đó từ Lào về và hầu hết thuộc quân đội Việt Nam, đặc biệt của Quân khu bốn.
Nhằm tìm hiểu thêm về thông tin vừa thu thập được, nhân viên điều tra của EIA đã lần theo con đường về 
Đoàn xe chổ gỗ lậu vượt biên giới Lào vào Việt Nam. RFA screen cap/EIA video
Đoàn xe chổ gỗ lậu vượt biên giới Lào vào Việt Nam. RFA screen cap/EIA video
hướng tây phía biên giới Việt- Lào. Tại Pleiku và Pkeikan, nhân viên EIA tiếp tục phát hiện lọai gỗ tròn có đóng dấu tương tự như gỗ ở cảng Qui Nhơn.
Một trong những đại gia Việt đang tiến hành khai thác gỗ rừng tại Lào rồi vận chuyển về Việt Nam được EIA nêu đích danh là Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu Bốn, thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Sang bên kia biên giới vào địa phận tỉnh Attapeu của Lào qua ngã cửa khẩu Bờ Y tại tỉnh Kontum, nhân viên EIA lại thấy lọai gỗ tròn có những dấu tương tự tại một bãi gỗ khổng lồ. EIA có thể khẳng định số gỗ đó lấy từ một công trình xây dựng đập thủy điện gần vị trí đó phía bên đất Lào, đó là công trình thủy điện Xe Kaman 1.
Tiếp tục lần tìm dấu vết của Công ty Hợp tác Kinh tế, COECCO, nhân viên của EIA dưới danh nghĩa dân mua gỗ đã đến tận trụ sở chính của công ty này tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hồi tháng 5 vừa qua, và được một người đàn ông tên Thủy ( hoặc Thụy, Thùy, Thúy, vì trong báo cáo tiếng Anh không có dấu và EIA không có được danh thiếp của ông này), giám đốc bộ phận buôn bán gỗ cùng với cô Nguyễn thị Thu Trang, phụ trách bộ phận xuất khẩu của COECCO, tiếp.
COECCO được cơ quan cấp trung ương của Lào cấp hạn ngạch ( quota) cho phép khai thác 100 ngàn mét khối gỗ tròn vào năm ngóai, cũng như trong năm nay từ khu vực thực hiện đập thủy điện Xe Kaman 1 và những nguồn không được nêu rõ khác.
Ông Thủy
Đại diện của COECCO cho biết đã họat động trong ngành buôn bán và đốn gỗ tại Lào hơn 20 năm rồi. Hầu như phần lớn gỗ tròn của COECCO là từ những khu rừng nằm trong diện bị phá để xây dựng thủy điện. Rất ít các công ty được phép tiến hành họat động đó tại các khu giải tỏa như thế.
Ông Thủy cho biết COECCO được cơ quan cấp trung ương của Lào cấp hạn ngạch ( quota) cho phép khai thác 100 ngàn mét khối gỗ tròn vào năm ngóai, cũng như trong năm nay từ khu vực thực hiện đập thủy điện Xe Kaman 1 và những nguồn không được nêu rõ khác.
COECCO cũng cho biết là mọi họat động khai thác đều do công ty tự thực hiện, và cả công nhân cũng của công ty. Nhân viên của công ty tự chọn những cây sẽ đốn hạ, đánh dấu rồi lập danh sách cho phía Lào ký. Tiếp đến COECCO điều người, thiết bị, xe đến để chặt gỗ rồi chở về Việt Nam.
Cô Nguyễn thị Thu Trang cho biết số 100 ngàn mét khối của năm ngóai được bán hết cho những nhà chế biến 
Những bãi cây đợi để chuyển vào Việt Nam. RFA capture/EIA video
Những bãi cây đợi để chuyển vào Việt Nam. RFA capture/EIA video
trong nước; tuy nhiên công ty này hy vọng năm nay sẽ bán phân nửa số đó cho những người nước ngòai muốn mua. Cô này đề nghị bán cho nhân viên giả dạng người buôn gỗ của EIA 15 ngàn mét khối mà sẽ được chuyển về hoặc cảng Qui Nhơn hay Cảng Đà Nẵng trong ít tháng nữa.
Một công ty Việt Nam khác cũng được nêu danh theo điều tra của EIA là công ty NICEWOOD. Công ty này chủ yếu khai thác gổ tại khu vực bắc tỉnh Xieng Khouang của Lào.
Một công ty Việt Nam khác cũng được nêu danh theo điều tra của EIA là công ty NICEWOOD. Công ty này chủ yếu khai thác gổ tại khu vực bắc tỉnh Xieng Khouang của Lào.Hồi tháng tư năm nay, nhân viên EIA giả danh người mua gỗ ván sàn đến tại trụ sở của Nicewood ở ngọai vi Hà Nội.
Trong một tiếng đồng hồ làm việc với ông Tony Xuan, giám đốc xuất nhập khẩu của Nicewood, EIA biết đuợc công ty này còn có những xưởng chế biến gổ ngay tại Lào. Ông Tony Xuân cho biết trước đây những xưởng ở đó làm ra các thành phẩm ván sàn và ván cây xuất sang nhiều thị trường trong đó có Anh Quốc, Hòa Lan, Hàn Quốc. Tuy nhiên nay, công ty không còn mặn mà với dòng sản phẩm đó mà chủ yếu xuất gỗ tròn và gỗ súc. Mục đích duy trì những cơ sở sản xuất trên đất Lào chủ yếu để xin quota gỗ để đưa về Việt Nam.
Ông Tony Xuân nói rằng hằng năm Nicewood tranh thủ được quota chừng 30 ngàn mét khối; và khu vực khai thác không phải là tại những nơi có dự án thủy điện mà là những khu khác.
Ông này thừa nhận với nhân viên EIA là dù Lào có lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ chưa chế biến thế nhưng những công ty như Nicewood đều có thể xuất các lọai này vì có tiền là không có gì khó.
Gỗ tròn từ Lào về Việt Nam được phân phối lại truớc hết cho các công ty trong nước. Công ty Đức Long Gia Lai tại Pleiku là một đơn vị được nêu ra trong báo cáo của EIA. Gỗ bán cho Đức Long Gia Lai cũng là nguồn về qua cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kontum. Công ty chế biến thành ván sàn và đồ mộc gia dụng. Khách hàng nước ngòai của Đức Long Gia Lai ở tận Đức, Hòa Lan, Hy Lạp, Israel, Nhật bản và nhiều nước khác.
hằng năm Nicewood tranh thủ được quota chừng 30 ngàn mét khối; và khu vực khai thác không phải là tại những nơi có dự án thủy điện mà là những khu khác.
Ông Tony Xuân
Ngòai ra Đức Long Gia Lai còn bán gỗ lại cho các khách hàng quân đội như Cơ quan Tình báo Quân khu 5, quân đòan 320- đơn vị số 3...
Các xe chở gỗ đên cho công ty NICEWOOD ở ngoại thành Hà Nôi. RFA screen cap
Các xe chở gỗ đên cho công ty NICEWOOD ở ngoại thành Hà Nôi. RFA screen cap/EIA video
Một số doanh nghiệp chế biến khác tại Việt Nam sử dụng nguồn gỗ từ Lào về được nêu ra trong báo cáo có một số công ty tại Qui Nhơn như Công ty Đồ gỗ ngòai trời Thanh Thủy, Công ty Khang Thịnh, công ty Hòang Phát; rồi chi nhánh Vinafor tại Đà Nẵng...

Đạo luật Lacey và đề nghị của EIA

Từ năm 2003, Liên hiệp Châu Âu đã có kế họach hành động thực thi luật pháp , quản lý công về rừng và thương mại. Mục tiêu nhằm giải quyết tình trạng khai thác và buôn bán gỗ rừng trái phép. Hai điểm quan trọng trong kế họach hành động này là Qui định Gỗ rừng và Thỏa thuận đối tác tự nguyện.
Qui định Gỗ rừng được đồng ý vào tháng bảy năm ngóai qui định là những nhà nhập khẩu đầu tiên gỗ rừng phi pháp vào thị trường Châu Âu sẽ bị truy tố. Qui định này buộc các công ty phải cẩn trọng nhằm tránh buôn bán gỗ trái phép. Vào tháng ba năm 2013, qui định này bắt đầu có hiệu lực, theo đó những gỗ và các sản phẩm gỗ vào thị trường EU phải có chứng nhận từ nhà cung cấp là gỗ từ nguồn hợp pháp.
Hồi năm 2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã tu chính đạo luật Lacey mở rộng phạm vi ra các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập và buôn bán trên thị trường Mỹ. Như thế những công ty Hoa Kỳ nhập sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam mà làm từ gỗ lậu ở Lào đưa về có khả năng vi phạm đạo luật Lacey.
Qui định Gỗ rừng được đồng ý vào tháng bảy năm ngóai qui định là những nhà nhập khẩu đầu tiên gỗ rừng phi pháp vào thị trường Châu Âu sẽ bị truy tố. Qui định này buộc các công ty phải cẩn trọng nhằm tránh buôn bán gỗ trái phép.
Sau khi nêu ra thực trạng buôn bán gỗ lậu từ Lào sang Việt Nam, EIA đưa ra một số đề nghị. Trước hết đối với chính phủ Lào cần phải thực thi luật cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ chưa qua chế biến; cần phải công khai tất cả hạn ngạch khai thác và qui trình chọn đơn vị để giao quota; cũng như phải minh bạch qui định chuyển đổi đất rừng để làm trang trại.
Phía chính phủ Việt Nam, theo EIA cần tôn trọng lệnh cấm xuất khẩu gỗ rừng của chính phủ Lào, cũng như tiến hành đối thọai song phương về tình trạng buôn bán gổ lậu giữa hai nước. Hà Nội cần làm việc với các hiệp hội chế biến gỗ để lọai trừ nguồn cung cấp gỗ từ Lào về cho ngành công nghiệp chế biến. Ngòai ra không cho các đơn vị quân đội Việt Nam thực hành họat động đốn gỗ tại Lào.
Các quan chức và nhân viên thừa hành đều tham nhũng bất chấp mọi hậu quả mà họ có thể biết nhưng đồng tiền đã làm họ tối mắt trước mọi thảm họa được cảnh báo một khi những cánh rừng còn sót lại trên trái đất bị triệt hạ một cách tràn lan
Bà Faith Doherty, trưởng nhóm chiến dịch về rừng của EAI, cho biết cả hai chính phủ Việt Nam và Lào cần phải ra tay nhanh chóng trước khi quá muộn.
Vấn nạn phá rừng để phục vụ phát triển không phải mới. Các chính phủ và cơ quan chức năng hầu như đều đã thấy tác hại của họat động đó. Luật pháp đã có nhưng việc thi hành như trong báo cáo vừa nêu hầu như không có. Các quan chức và nhân viên thừa hành đều tham nhũng bất chấp mọi hậu quả mà họ có thể biết nhưng đồng tiền đã làm họ tối mắt trước mọi thảm họa được cảnh báo một khi những cánh rừng còn sót lại trên trái đất bị triệt hạ một cách tràn lan như lâu nay ở Việt Nam, Lào, Kampuchia, Indonesia...
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới, cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.

Không có nhận xét nào: