Đây là hòn đảo lớn nhất trong số các đảo do Philippines chiếm đóng trong vùng, tên quốc tế là Thitu Island, tên Philippines là Pag-asa. bên trên có xây một phi đạo. Phái đoàn dân biểu đã thượng hai lá cờ Philippines lên trên nóc một công sở trên đảo, trong một buổi lễ có khoảng 80 người tham dự, bao gồm binh lính, nhân viên tuần duyên, cảnh sát và công chức.
Theo Dân biểu Walden Bello, phái đoàn của ông đến Thị Tứ để cổ vũ cho một giải pháp hoà bình cho cuộc tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh là người Philippines sẵn sàng bảo vệ đảo Pag-asa, lãnh thổ của mình.
Ông nói : « Chúng tôi đến đây trong tinh thần hoà bình, ủng hộ một giải pháp ngoại giao. Nhưng không một ai, không một thế lực ngoại quốc nào có thể nghi ngờ rằng nếu họ dám loại chúng tôi ra khỏi Pag-asa, thì nguời Philippines sẽ không ngồi yên để cho họ làm. Vốn được sinh ra để chống ngoại xâm, người Philippines sẵn sàng chết để bảo vệ lãnh thổ của mình. »
Đảo Thị Tứ, đảo lớn nhất mà Philippines chiếm đóng ở vùng Trường Sa, nằm cách đảo Palawan khoảng 450 cây số về phiá Đông Bắc, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 900 cây số. Trên đảo Thị Tứ hiện có hơn 60 người Philippines sinh sống trên đảo này.
Các nhà báo Philippines đi cùng phái đoàn nghị sĩ cho biết là họ thấy nhiều tàu đánh cá ở chung quanh đảo này. Theo một nghị sĩ trong đoàn, đó là tàu Trung Quốc.
Các dân biểu Philippines đã đến thăm đảo Thị Tứ bất chấp lời đe dọa của Bắc Kinh. Vào hôm qua, Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, đã lên tiếng cảnh cáo là chuyến đi của các nghị sĩ Philippines đến hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền không có ích mà chỉ có hại cho hoà bình, ổn định khu vực, và sẽ gây tổn hại thêm cho quan hệ song phương’’.
Vào hôm nay, dân biểu Bello đã bỏ ngoài tai lời chỉ trích của Bắc Kinh khi tuyên bố trước đám đông dự lễ thượng kỳ trên đảo Thị Tứ rằng : « Có lẽ Trung Quốc không quan với tiến trình dân chủ ».
Ngoại trưởng Philippines, Alberto del Rosario, cũng hôm qua, xác định quyết tâm của Manila sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc phán xét về vụ tranh chấp này.
Bắc Kinh, hồi tuần trước, đã bác bỏ đề nghị của Manila đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế của Liên Hiệp Quốc về luật biển, và nhắc trở lại quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương với các quốc gia liên can.
Theo Dân biểu Walden Bello, phái đoàn của ông đến Thị Tứ để cổ vũ cho một giải pháp hoà bình cho cuộc tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh là người Philippines sẵn sàng bảo vệ đảo Pag-asa, lãnh thổ của mình.
Ông nói : « Chúng tôi đến đây trong tinh thần hoà bình, ủng hộ một giải pháp ngoại giao. Nhưng không một ai, không một thế lực ngoại quốc nào có thể nghi ngờ rằng nếu họ dám loại chúng tôi ra khỏi Pag-asa, thì nguời Philippines sẽ không ngồi yên để cho họ làm. Vốn được sinh ra để chống ngoại xâm, người Philippines sẵn sàng chết để bảo vệ lãnh thổ của mình. »
Đảo Thị Tứ, đảo lớn nhất mà Philippines chiếm đóng ở vùng Trường Sa, nằm cách đảo Palawan khoảng 450 cây số về phiá Đông Bắc, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 900 cây số. Trên đảo Thị Tứ hiện có hơn 60 người Philippines sinh sống trên đảo này.
Các nhà báo Philippines đi cùng phái đoàn nghị sĩ cho biết là họ thấy nhiều tàu đánh cá ở chung quanh đảo này. Theo một nghị sĩ trong đoàn, đó là tàu Trung Quốc.
Các dân biểu Philippines đã đến thăm đảo Thị Tứ bất chấp lời đe dọa của Bắc Kinh. Vào hôm qua, Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, đã lên tiếng cảnh cáo là chuyến đi của các nghị sĩ Philippines đến hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền không có ích mà chỉ có hại cho hoà bình, ổn định khu vực, và sẽ gây tổn hại thêm cho quan hệ song phương’’.
Vào hôm nay, dân biểu Bello đã bỏ ngoài tai lời chỉ trích của Bắc Kinh khi tuyên bố trước đám đông dự lễ thượng kỳ trên đảo Thị Tứ rằng : « Có lẽ Trung Quốc không quan với tiến trình dân chủ ».
Ngoại trưởng Philippines, Alberto del Rosario, cũng hôm qua, xác định quyết tâm của Manila sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc phán xét về vụ tranh chấp này.
Bắc Kinh, hồi tuần trước, đã bác bỏ đề nghị của Manila đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế của Liên Hiệp Quốc về luật biển, và nhắc trở lại quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương với các quốc gia liên can.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét