Tuy nhiên, giới ngoại giao nhận định, đây chỉ là một thỏa thuận ở mức tối thiểu. Một trong những điểm bất đồng vẫn tồn tại là việc phân định khu vực tranh chấp chủ quyền giữa các nước liên quan.
Hôm qua, đại diện chính quyền Philippines cho biết là nước này vẫn muốn đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cho dù Trung Quốc đã bác bỏ việc này.
Xin nhắc lại là bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được thai nghén và thông qua ở cấp chuyên viên từ những năm 1990. Cho đến năm 2002, Trung Quốc và ASEAN mới chính thức ký kết văn bản này.
Do vậy, việc đạt được bản hướng dẫn thực thi DOC cũng một bước tiến. Theo ông Phạm Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, được AFP trích dẫn, thì « qua các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và hiệu quả, chúng tôi đã đạt được, ở cấp độ chúng tôi, một thỏa thuận về dự thảo văn bản hướng dẫn ». Về phần mình, đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là văn bản này sẽ được đệ trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, họp vào ngày mai, 21/07, ở Bali và đây là một tài liệu quan trọng về sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Mục tiêu cuối cùng của ASEAN và Trung Quốc là tiến tới một bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông, mang tính ràng buộc, nhưng các nhà phân tích cho rằng con đường tiến tới bộ luật này còn xa vời.
Thứ bẩy, 30/07, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ cùng các ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tham dự diễn đàn khu vực ASEAN – ARF, tại Bali, Indonesia.
Hôm qua, đại diện chính quyền Philippines cho biết là nước này vẫn muốn đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cho dù Trung Quốc đã bác bỏ việc này.
Xin nhắc lại là bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được thai nghén và thông qua ở cấp chuyên viên từ những năm 1990. Cho đến năm 2002, Trung Quốc và ASEAN mới chính thức ký kết văn bản này.
Do vậy, việc đạt được bản hướng dẫn thực thi DOC cũng một bước tiến. Theo ông Phạm Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, được AFP trích dẫn, thì « qua các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và hiệu quả, chúng tôi đã đạt được, ở cấp độ chúng tôi, một thỏa thuận về dự thảo văn bản hướng dẫn ». Về phần mình, đại diện bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là văn bản này sẽ được đệ trình lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, họp vào ngày mai, 21/07, ở Bali và đây là một tài liệu quan trọng về sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Mục tiêu cuối cùng của ASEAN và Trung Quốc là tiến tới một bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông, mang tính ràng buộc, nhưng các nhà phân tích cho rằng con đường tiến tới bộ luật này còn xa vời.
Thứ bẩy, 30/07, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ cùng các ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tham dự diễn đàn khu vực ASEAN – ARF, tại Bali, Indonesia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét