Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận
Posted on 01/07/2011 by Doi Thoai
Hoài Hương | Washington DC
Thứ Bảy, 25 tháng 6 2011
Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington đã kết thúc hôm thứ Ba, 21 tháng Sáu.Trong phần trao đổi khá sôi nổi vào lúc cuối ngày, một số câu hỏi đã được nêu lên với các diễn giả chính, kể cả những thắc mắc về bản đồ hình chữ U, vẽ vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và vì sao Hà nội không phản đối Bắc Kinh hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Hình: Hoai Huong – VOA |
Hầu hết những người phát biểu, ngoại trừ các đại diện của Trung Quốc, đều cho rằng những lập luận được dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông, không có tính thuyết phục.Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn Chính Trị Học tại trường Đại Học George Mason ở thủ đô Washington, nói đòi hỏi đó của Bắc Kinh là không có cơ sở.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Đó là đòi hỏi mà người ta cho là quá đáng, Trung Quốc nói đòi hỏi đó có cơ sở lịch sử, nhưng mà không ai chấp nhận cả! Không thuyết phục được ai cả, tại vì ông ấy vẽ cái đường lưỡi bò, đòi hết cả 80% biển Đông vì thế ông ấy bảo là các nước khác khiêu khích, chứ thực sự Việt Nam không có khiêu khích.”
Bà Bonner Glaser là Giám đốc ban Trung Quốc Học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế: “Trung Quốc phải đáp ứng những quan tâm đã được nêu lên về tấm bản đồ 9 đoạn của họ.”Về sự kiện Trung Quốc quy lỗi cho Việt Nam và Philippine là đã khởi động đợt leo thang căng thẳng kỳ này, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc mới là bên gây hấn, sau khi cắt dây cáp các tàu dò tìm dầu khí Việt Nam.
Đả phá lập luận của báo chí Trung Quốc cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã khuấy động tình hình Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi chú ý tới những vấn đề nội bộ, Tiến sĩ Thủy nói rằng chính Trung Quốc, bằng những hành động của mình, đã gây sự chú ý của dân chúng Việt Nam tới các vấn đề Biển Đông.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói thêm rằng hình ảnh của Trung Quốc dưới con mắt người Việt đã xấu đi đáng kể, và giữa hai nước giờ đây cạnh tranh đang tăng, trong khi hợp tác ngày càng giảm.
GS Ngô Vĩnh Long: “Trung Quốc sẽ ngày càng cường điệu vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề khác, đe dọa an ninh của vùng Đông Nam Á, thì thế giới phải có trách nhiệm nói ra cho mọi người biết. Một cường quốc lớn như Mỹ có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực Đông Nam Á bởi vì, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói, đây là quyền lợi của Mỹ.”
GS Ngô Vĩnh Long: “Trung Quốc sẽ ngày càng cường điệu vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề khác, đe dọa an ninh của vùng Đông Nam Á, thì thế giới phải có trách nhiệm nói ra cho mọi người biết. Một cường quốc lớn như Mỹ có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực Đông Nam Á bởi vì, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói, đây là quyền lợi của Mỹ.”
Đó là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Maine, chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông-Á và Đông Nam Á.
Có mặt trong cử tọa, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư và di trú hành nghề ở Hoa Kỳ, bầy tỏ quan ngại về số phận của hàng ngàn ngư phủ Việt Nam, trong hai năm qua đã bị Trung Quốc bắt giữ và xách nhiễu. Ông kêu gọi Bắc Kinh hãy nghiêm túc xét việc hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này đã đơn phương áp đặt, từ tháng Năm cho tới tháng Tám năm nay.
Tiến sĩ Hoành: “Chúng ta phải hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá, không thể ban hành lệnh cấm đó để cho hàng trăm, hàng ngàn ngư dân không có khả năng kiếm sống trong 3 tháng trời. Họ đã bị bắt giữ, và liên tục bị quấy nhiễu trong suốt mấy năm qua.”
Tiến sĩ Hoành cho rằng không thể nói tới một giải pháp lâu dài trong khi nhiều người bị tác động hàng ngày vì chính sách của Trung Quốc.
Tiến sĩ Hoành: “Muốn đạt một giải pháp hòa bình, lệnh cấm đánh bắt cá phải bị hủy bỏ, bởi vì nó tác động đến quá nhiều người, khi nhiều người bị tác động như thế, thì quý vị phải hiểu là nó sẽ ãnh hưởng tới tư duy và chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam không thể khoanh tay đứng yên, không làm gì cả.”
Tiến sĩ Hoành cho rằng không thể nói tới một giải pháp lâu dài trong khi nhiều người bị tác động hàng ngày vì chính sách của Trung Quốc.
Tiến sĩ Hoành: “Muốn đạt một giải pháp hòa bình, lệnh cấm đánh bắt cá phải bị hủy bỏ, bởi vì nó tác động đến quá nhiều người, khi nhiều người bị tác động như thế, thì quý vị phải hiểu là nó sẽ ãnh hưởng tới tư duy và chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam không thể khoanh tay đứng yên, không làm gì cả.”
Tiến sĩ Hoành nhắc tới cuộc chiến giữa Trung Quốc với hải quân Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974: “Năm 1974, một cuộc chiến đã xảy ra giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia đôi. Cuộc chiến đó khẳng định rõ rệt một điều, đó là Việt Nam chưa bao giờ nhượng lại quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Tôi muốn công khai nêu lên tại diễn đàn này sự kiện đó, bởi vì chúng ta chưa ai nhắc tới nó, và tôi muốn bảo đảm chúng ta hiểu rõ vấn đề.”
Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, xác nhận rằng hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm phần phía nam quần đảo Hoàng Sa, Hà nội đã không lên tiếng phản đối.
GS Thayer: “Tôi có một bài viết đăng trong những năm 1990, trích lời người Việt Nam nói rằng chúng tôi không phản đối ‘bởi vì kẻ thù lớn hơn của chúng tôi là đế quốc Mỹ, và vì thế chúng tôi không bình luận gì về vụ đó’; nhưng cũng vì thế mà người Trung Quốc bây giờ cứ mang điều đó ra mà khai thác.”
GS Thayer: “Tôi có một bài viết đăng trong những năm 1990, trích lời người Việt Nam nói rằng chúng tôi không phản đối ‘bởi vì kẻ thù lớn hơn của chúng tôi là đế quốc Mỹ, và vì thế chúng tôi không bình luận gì về vụ đó’; nhưng cũng vì thế mà người Trung Quốc bây giờ cứ mang điều đó ra mà khai thác.”
Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.
GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.”
GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.”
Điểm này được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giải thích rõ hơn:
GS N.M.Hùng: “Ông ấy nói là ông Phạm văn Đồng viết cái công hàm, sau khi Trung Quốc nói là tôi có chủ quyền trên cái đảo đó, thì Việt Nam bảo tôi đồng ý với ông Chu Ân Lai, như vậy nhưng ông Việt Nam giải thích rằng ông chỉ đồng ý theo luật biển, mà luật biển là từ đảo ra chỉ có 12 hải lý thôi, chứ không phải nhận tất cả các đảo đó là của Trung Quốc.”
Một thành viên của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược người Trung Quốc yêu cầu không nêu danh tính, bầy tỏ ý kiến như sau: “Trung Quốc có ý định tốt như bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên các cường quốc lớn, dù có ý tốt, có thể lâm vào tranh chấp vì một tính toán sai lầm, theo tôi, mở kênh thông tin để thảo luận với nhau là điều thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chính phủ trung ương có thể đang cứu xét một thời điểm thuận tiện để có thể mở thảo luận.”
Một thành viên của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược người Trung Quốc yêu cầu không nêu danh tính, bầy tỏ ý kiến như sau: “Trung Quốc có ý định tốt như bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên các cường quốc lớn, dù có ý tốt, có thể lâm vào tranh chấp vì một tính toán sai lầm, theo tôi, mở kênh thông tin để thảo luận với nhau là điều thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chính phủ trung ương có thể đang cứu xét một thời điểm thuận tiện để có thể mở thảo luận.”
Bênh vực quan điểm của nhà nước Trung Quốc triệt để hơn là một nhân vật bị chất vấn nhiều nhất trong hội thảo 2 ngày, đó là Giáo sư Tô Hạo của trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc. Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, Tiến sĩ Tô Hạo nói vấn đề Biển Đông nên được giải quyết trong nội bộ các nước Á châu.
Ông cho rằng trong kỷ nguyên mới và một trật tự thế giới tương lai, Châu Á không còn phải nhắm mắt đi theo các giá trị Tây Phương, mà ông cho là không còn hợp thời trong thời hiện đại, khi mà Á Châu, và người dân khu vực có một thế đứng mới. Ông đề nghị một giải pháp toàn Á Châu, không có sự can thiệp của phương Tây, để giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông.
Hoai Huong – VOACử tọa tham dự Hội Thảo An Ninh Hàng HảiBiển Đông tại trụ sở CSIS hôm 20 tháng Sáu, 2011 |
Nhưng Trung Quốc không phải là bên duy nhất bị chất vấn, một số người có mặt trong cử tọa đã nêu lên tính mơ hồ trong sách lược của Hoa Kỳ liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một người Philippines phát biểu như sau: “Điểm tôi muốn nêu ra ở đây là liệu có tốt cho khu vực hay cho Hoa Kỳ hay không, khi mà Hoa Kỳ duy trì tính mập mờ về chiến lược như thế… Trong các vấn đề chính trị và quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải rõ rệt để mọi người biết rõ đường đi nước bước của chúng ta, cũng giống như khi lái xe, muốn quẹo trái, chúng ta phải bật đèn báo hiệu trước, quẹo phải cũng thế, không làm như thế thì tai nạn rất dễ xảy ra. Tôi tin rằng sẽ có lợi cho khu vực nếu tất cả các bên liên quan minh định vị thế của mình. Chỉ khi nào mọi sự đều rõ rệt thì mới có hy vọng ổn định và duy trì ổn định khu vực.”Giáo sư Ian Story thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore góp ý: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Điều ông nêu lên rất đúng. Về mặt chiến lược, tôi tin rằng cần phải tránh sự mập mờ và Hoa Kỳ cần đưa ra quan điểm rõ rệt hơn về vị thế của Washington trong các vấn đề Biển Nam Trung Hoa, nếu không, như ông nói, tai nạn dễ xảy ra đưa đến những hiểu lầm, nhận thức sai lạc, rồi rốt cuộc, đến những tính toán sai lầm.”
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Ernest Bower, người dẫn chương trình tại hội thảo An Ninh Hàng Hải tại Biển Đông, cũng đồng quan điểm.
Ông Ernest Bower: “Tôi cũng đồng ý với điều đó. Sự minh bạch và cách ứng xử rõ rệt không những của Hoa Kỳ, mà của tất cả các bên liên quan là điều thiết yếu.”
Một số điểm tranh cãi khác gồm định nghĩa pháp lý của các từ được dùng, thế nào thì gọi là đảo, thế nào là bãi đá ngầm, đâu là thềm lục địa…vv, một người trong cử tọa nêu ý kiến: “Câu hỏi đặt ra là có thể làm chủ một thềm lục địa hay không, có thể nào sở hữu một thềm lục địa trong triều đại nhà Tống hay không? Tôi cho rằng điều rất quan trọng là khi nói tới các khái niệm, chúng ta phải rất rõ rệt, phải bảo đảm những khái niệm ấy thích hợp với thực tế tại hiện trường.”
Một số điểm tranh cãi khác gồm định nghĩa pháp lý của các từ được dùng, thế nào thì gọi là đảo, thế nào là bãi đá ngầm, đâu là thềm lục địa…vv, một người trong cử tọa nêu ý kiến: “Câu hỏi đặt ra là có thể làm chủ một thềm lục địa hay không, có thể nào sở hữu một thềm lục địa trong triều đại nhà Tống hay không? Tôi cho rằng điều rất quan trọng là khi nói tới các khái niệm, chúng ta phải rất rõ rệt, phải bảo đảm những khái niệm ấy thích hợp với thực tế tại hiện trường.”
Xem ra một giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn còn rất xa vời, và cuộc hội thảo An ninh Biển Đông có thể là khởi điểm của một cuộc tranh luận, hy vọng dẫn tới một tiến trình vô cùng phức tạp để tìm một giải pháp không quân sự cho cuộc tranh chấp vẫn đang leo thang từng giờ.
Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com, hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
Filed under: Bài Các Trang Web, VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét