Các khách sạn, nơi cư trú của những phái đoàn, và nhà báo bốn phương đến theo dõi hội nghi, kể cả những khách sạn ở xa trung tâm, cũng thiết lập hàng rào kiểm soát cả xe cộ lẫn lý lich khách ra vào.
Khách sạn được chỉ thị là phải cấp cho loại khách này thêm một tấm thẻ ‘nhận dạng’, ghi rõ tên khách sạn, số phòng, ngày đến và ngày đi, cũng như là tên của khách. Khi đi vào khu trung tâm hội nghị, mỗi người đều được yêu cầu là phải xuất trình cả thẻ ra vào hội nghị lẫn thẻ của khách sạn.
Trên đất liền là như vậy, trên mặt biển, an ninh cũng chặt chẽ không kém. Hải quân Indonesia đã huy động đến bảy chiến hạm, vừa canh chừng ngoài khơi, vừa trấn giữ tại các hải cảng chung quanh đảo. Trong công tác này, Hải quân Indoenesia đã phối hợp với một số tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát. Các đội người nhái tinh nhuệ, cùng với các đội phá mìn cũng được tăng cường đến Bali.
Không chỉ trấn giữ trên biển, an toàn trên không cũng được chú ý. Trong suốt thời gian Hội nghị, không phận Bali đã được quân đội Indonesia tuyên bố là vùng cấm bay.
Tính ra, có khoảng 15.000 quân nhân và cảnh sát được huy động vào công việc bảo đảm an ninh cho Bali nhân các hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN tuần này. Về các phương tiên được bố trí để sẵn sàng ứng phó, ngoài con số cả chục chiếc tàu của hải quân và cảnh sát, có thể kể thêm một phi đội chiến đấu cơ F16, 6 chiếc trực thăng cùng 16 xe thiết giáp.
Theo các nhà quan sát, lực lượng an ninh được huy động tương ứng với mối lo ngại của chính quyền Indonesia về nguy cơ xẩy ra một vụ Bali khác. Năm 2002, chính tại đây, một vụ khủng bố đã xẩy ra, sát hại hơn 200 người, mà đa số là du khách nước ngoài.
Khách sạn được chỉ thị là phải cấp cho loại khách này thêm một tấm thẻ ‘nhận dạng’, ghi rõ tên khách sạn, số phòng, ngày đến và ngày đi, cũng như là tên của khách. Khi đi vào khu trung tâm hội nghị, mỗi người đều được yêu cầu là phải xuất trình cả thẻ ra vào hội nghị lẫn thẻ của khách sạn.
Trên đất liền là như vậy, trên mặt biển, an ninh cũng chặt chẽ không kém. Hải quân Indonesia đã huy động đến bảy chiến hạm, vừa canh chừng ngoài khơi, vừa trấn giữ tại các hải cảng chung quanh đảo. Trong công tác này, Hải quân Indoenesia đã phối hợp với một số tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát. Các đội người nhái tinh nhuệ, cùng với các đội phá mìn cũng được tăng cường đến Bali.
Không chỉ trấn giữ trên biển, an toàn trên không cũng được chú ý. Trong suốt thời gian Hội nghị, không phận Bali đã được quân đội Indonesia tuyên bố là vùng cấm bay.
Tính ra, có khoảng 15.000 quân nhân và cảnh sát được huy động vào công việc bảo đảm an ninh cho Bali nhân các hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN tuần này. Về các phương tiên được bố trí để sẵn sàng ứng phó, ngoài con số cả chục chiếc tàu của hải quân và cảnh sát, có thể kể thêm một phi đội chiến đấu cơ F16, 6 chiếc trực thăng cùng 16 xe thiết giáp.
Theo các nhà quan sát, lực lượng an ninh được huy động tương ứng với mối lo ngại của chính quyền Indonesia về nguy cơ xẩy ra một vụ Bali khác. Năm 2002, chính tại đây, một vụ khủng bố đã xẩy ra, sát hại hơn 200 người, mà đa số là du khách nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét