Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề nghị chi ra 130 tỷ baht ( 4,2 tỷ đôla ) cho việc tái thiết và ngăn ngừa lũ lụt trong tương lai, nhằm qua đó thuyết phục các nhà đầu tư ngoại quốc rằng Thái Lan vẫn là địa điểm kinh doanh an toàn, vào lúc mà các công ty Nhật như Pioneer, Honda và Toyota hạ thấp dự báo lợi nhuận sau khi phải đóng cửa nhiều nhà máy ở Thái Lan do lụt lội.
Nhưng theo lời ông Takahiro Sekido, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Agricole CIB ở Tokyo, xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào Thái Lan sẽ giảm bớt, mặc dù nước này vẫn là một địa điểm lý tưởng. Kinh tế gia Tohru Nishihama, thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo cho biết là Việt Nam và Indonesia, vốn đã thu hút đầu tư ngoại quốc nhiều hơn Thái Lan trong năm ngoái, nay đang tìm cách thu hút thêm đầu tư của Nhật Bản.
Theo lời ông Nishihama, Indonesia có dân số đông và nhu cầu tiêu thụ nội địa rất mạnh, trong khi dân số Việt Nam cũng tăng nhanh. Chỉ riêng hai nước đã chiếm hơn phân nữa của tổng dân số 591 triệu người trong khối ASEAN.
Nhưng vấn đề là hai nước đó có sẵn sàng để tiếp nhận thêm đầu tư của Nhật Bản hay không ? Theo lời ông Maman Rusdi, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia, nước này cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện hệ thống đường xá, điện, hải cảng, sân bay để có thể thu hút các nhà đầu tư Nhật.
Cho nên, ông Yoichi Yajima, một quan chức thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản Jetro, dự báo là sẽ không có việc các công ty Nhật ồ ạt rút đầu tư ra khỏi Thái Lan, vì cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghiệp của nước này vẫn là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các công ty Nhật.
Vào tuần trước, chủ tịch của Toyota Akio Ayoda cho biết là tập đoàn này không tính đến chuyện giảm đầu tư ở Thái Lan, mặc dầu họ đã phải ngưng sản xuất ở 3 nhà máy từ ngày 10/10 do thiếu linh kiện.
Theo thống kê từ ngân hàng Credit Agricole và bộ Tài chính Thái Lan, trong hai năm qua, Thái Lan chiếm 3,2% tổng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, đứng hàng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc ( 12,6% ).
Nhưng theo lời ông Takahiro Sekido, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Agricole CIB ở Tokyo, xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào Thái Lan sẽ giảm bớt, mặc dù nước này vẫn là một địa điểm lý tưởng. Kinh tế gia Tohru Nishihama, thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo cho biết là Việt Nam và Indonesia, vốn đã thu hút đầu tư ngoại quốc nhiều hơn Thái Lan trong năm ngoái, nay đang tìm cách thu hút thêm đầu tư của Nhật Bản.
Theo lời ông Nishihama, Indonesia có dân số đông và nhu cầu tiêu thụ nội địa rất mạnh, trong khi dân số Việt Nam cũng tăng nhanh. Chỉ riêng hai nước đã chiếm hơn phân nữa của tổng dân số 591 triệu người trong khối ASEAN.
Nhưng vấn đề là hai nước đó có sẵn sàng để tiếp nhận thêm đầu tư của Nhật Bản hay không ? Theo lời ông Maman Rusdi, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia, nước này cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện hệ thống đường xá, điện, hải cảng, sân bay để có thể thu hút các nhà đầu tư Nhật.
Cho nên, ông Yoichi Yajima, một quan chức thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản Jetro, dự báo là sẽ không có việc các công ty Nhật ồ ạt rút đầu tư ra khỏi Thái Lan, vì cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghiệp của nước này vẫn là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các công ty Nhật.
Vào tuần trước, chủ tịch của Toyota Akio Ayoda cho biết là tập đoàn này không tính đến chuyện giảm đầu tư ở Thái Lan, mặc dầu họ đã phải ngưng sản xuất ở 3 nhà máy từ ngày 10/10 do thiếu linh kiện.
Theo thống kê từ ngân hàng Credit Agricole và bộ Tài chính Thái Lan, trong hai năm qua, Thái Lan chiếm 3,2% tổng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, đứng hàng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc ( 12,6% ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét