Theo báo cáo của công ty Poeyry Energy AG, đập Xayaburi sẽ chỉ có tác động hạn chế trên môi trường của các nước hạ nguồn.
Tuy nhiên, theo bà Ame Trandem, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức phi chính phủ Sông ngòi Quốc tế, trụ sở tại California, thì bản nghiên cứu của công ty tư vấn Thụy Sĩ đã «né tránh khía cạnh khoa học để thay thế bằng các phỏng đoán ».
Đối với bà Trandem, bản báo cáo do chính phủ Lào đặt hàng, đã « nhuộm xanh » tác động của con đập đối với ngành ngư nghiệp, và là « một cơ sở không phù hợp để có thể quyết định (xúc tiến việc xây dựng) đập thủy điện Xayaburi». Để dẫn chứng, chuyên gia của tổ chức Sông ngòi Quốc tế nêu bật hai ví dụ : báo cáo của Poeyry Energy không đề cập đến khả năng đập Xayaburi sẽ ngăn chặn đường di cư của cá, cũng như không hề đặt nghi vấn về đề nghị sử dụng các công nghệ chưa được kiểm nghiệm.
Xin nhắc lại là Xayaburi là công trình đầu tiên trong số hơn một chục đập thủy điện mà Lào, Cam Bốt và Thái Lan muốn xây dựng trên dòng chính sông Mêkông khu vực hạ nguồn. Tuy nhiên, công trình do chính phủ Lào giao cho nhà thầu Thái Lan Ch. Karnchang xúc tiến, đã khiến giới bảo vệ môi trường và các nước phía dưới con đập, nhất là Việt Nam, hết sức lo ngại, vì các tác hại tiềm tàng cho môi trường cũng như sinh kế của hàng triệu con người sống dọc bên sông.
Trước phong trào phản đối, và nhất là theo yêu cầu của Ủy hội Sông Mêkông, chính quyền Lào, hồi tháng Năm vừa qua, đã thuê công ty tư vấn Poeyry Energy xem xét lại các tác động môi trường của con đập, dẫn đến bản báo cáo hiện đang bị cực lực chỉ trích.
Sở dĩ giới bảo về môi trường phải lên tiếng lúc này, đó là vì từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng 12 tới đây, Ủy hội Sông Mêkông sẽ họp lại tại Siam Reap (Cam Bốt) để xem xét khả năng bật đèn xanh cho công trình Xayaburi.
Vấn đề đáng ngại là bản báo cáo của công ty Thụy Sĩ vừa rất tích cực cho công trình, vừa thẩm định là chính quyền Lào hoàn toàn có quyền xúc tiến việc xây dựng, không cần phải chờ ý kiến của Ủy hội Sông Mêkông.
Đối với bà Trandem : « Lào và các nước khác trong vùng sông Mêkông sẽ rất là vô trách nhiệm nếu ủng hộ đập Xayaburi dựa trên những kết luận sai lạc của bản báo cáo này ».
Thậm chí bà Trandem còn tố cáo hiện tượng móc ngoặc giữa công ty tư vấn gọi là độc lập của Thụy Sĩ với chính quyền Lào và nhà thầu Thái Lan : « Không có gì đáng ngạc nhiên khi Lào mời Poyry làm lính đánh thuê cho mình. Công ty này đã có một lịch sử lâu dài về việc tham gia vào các dự án gây tranh cãi trong khu vực sông Mêkông. Họ cũng có quan hệ chặt chẽ với tập đoàn xây dựng Thái Lan Ch. Karnchang, nhà thầu chính lo việc xây dựng đập Xayaburi. »
Theo bà Trandem : « Poyry và Ch. Karnchang hiện đang làm việc với nhau trên một dự án thủy điện khác tại Lào, Nam Ngum 2. Do đó không có gì lạ khi Poyry cung cấp cho đối tác làm ăn của họ một bản đánh giá tích cực (cho công trình Xayaburi), bất chấp các bằng chứng phản bác mạnh mẽ ».
Tuy nhiên, theo bà Ame Trandem, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức phi chính phủ Sông ngòi Quốc tế, trụ sở tại California, thì bản nghiên cứu của công ty tư vấn Thụy Sĩ đã «né tránh khía cạnh khoa học để thay thế bằng các phỏng đoán ».
Đối với bà Trandem, bản báo cáo do chính phủ Lào đặt hàng, đã « nhuộm xanh » tác động của con đập đối với ngành ngư nghiệp, và là « một cơ sở không phù hợp để có thể quyết định (xúc tiến việc xây dựng) đập thủy điện Xayaburi». Để dẫn chứng, chuyên gia của tổ chức Sông ngòi Quốc tế nêu bật hai ví dụ : báo cáo của Poeyry Energy không đề cập đến khả năng đập Xayaburi sẽ ngăn chặn đường di cư của cá, cũng như không hề đặt nghi vấn về đề nghị sử dụng các công nghệ chưa được kiểm nghiệm.
Xin nhắc lại là Xayaburi là công trình đầu tiên trong số hơn một chục đập thủy điện mà Lào, Cam Bốt và Thái Lan muốn xây dựng trên dòng chính sông Mêkông khu vực hạ nguồn. Tuy nhiên, công trình do chính phủ Lào giao cho nhà thầu Thái Lan Ch. Karnchang xúc tiến, đã khiến giới bảo vệ môi trường và các nước phía dưới con đập, nhất là Việt Nam, hết sức lo ngại, vì các tác hại tiềm tàng cho môi trường cũng như sinh kế của hàng triệu con người sống dọc bên sông.
Trước phong trào phản đối, và nhất là theo yêu cầu của Ủy hội Sông Mêkông, chính quyền Lào, hồi tháng Năm vừa qua, đã thuê công ty tư vấn Poeyry Energy xem xét lại các tác động môi trường của con đập, dẫn đến bản báo cáo hiện đang bị cực lực chỉ trích.
Sở dĩ giới bảo về môi trường phải lên tiếng lúc này, đó là vì từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng 12 tới đây, Ủy hội Sông Mêkông sẽ họp lại tại Siam Reap (Cam Bốt) để xem xét khả năng bật đèn xanh cho công trình Xayaburi.
Vấn đề đáng ngại là bản báo cáo của công ty Thụy Sĩ vừa rất tích cực cho công trình, vừa thẩm định là chính quyền Lào hoàn toàn có quyền xúc tiến việc xây dựng, không cần phải chờ ý kiến của Ủy hội Sông Mêkông.
Đối với bà Trandem : « Lào và các nước khác trong vùng sông Mêkông sẽ rất là vô trách nhiệm nếu ủng hộ đập Xayaburi dựa trên những kết luận sai lạc của bản báo cáo này ».
Thậm chí bà Trandem còn tố cáo hiện tượng móc ngoặc giữa công ty tư vấn gọi là độc lập của Thụy Sĩ với chính quyền Lào và nhà thầu Thái Lan : « Không có gì đáng ngạc nhiên khi Lào mời Poyry làm lính đánh thuê cho mình. Công ty này đã có một lịch sử lâu dài về việc tham gia vào các dự án gây tranh cãi trong khu vực sông Mêkông. Họ cũng có quan hệ chặt chẽ với tập đoàn xây dựng Thái Lan Ch. Karnchang, nhà thầu chính lo việc xây dựng đập Xayaburi. »
Theo bà Trandem : « Poyry và Ch. Karnchang hiện đang làm việc với nhau trên một dự án thủy điện khác tại Lào, Nam Ngum 2. Do đó không có gì lạ khi Poyry cung cấp cho đối tác làm ăn của họ một bản đánh giá tích cực (cho công trình Xayaburi), bất chấp các bằng chứng phản bác mạnh mẽ ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét