Vi Anh
Gần đây những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN có những chuyến ngọai giao con thoi dồn dập với Trung Cộng, Ấn độ, Phi luật tân, Nhựt. Đó là thời sự rất quan trọng liên quan đến vấn đề Biển Đông, thiết nghĩ rất cần theo dõi liệu coi vấn đề Biển Đông có phải đã chia rẽ CS hay đó là trò chơi hai mang, kiểu đi đu dây của CS Hà nội.
Một, nhiều triệu chứng chia rẽ CS. Chia rẽ giữa hai đảng CS, Đảng CS VN và đảng CS Trung Quốc. Đảng CSTQ bá quyền, bành trướng, coi Đảng CSVN như chư hầu chớ không phải đồng chí. Nhưng cả hai đều lấp liếm che đậy với mười sáu chữ vàng và bốn cái tốt.
Đảng CSVN chịu ép, đi với TC thà mất đất, mất biển còn hơn đi với Mỹ, sợ mất Đảng là mất tất cả. Nên Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng đi Bắc Kinh cam kết giải quyết vấn đề Biển Đông một cách song phương với TC theo tinh thần hữu nghị giữa hai Đảng, không cho nước ngòai xen vào, ý muốn nói Mỹ.
Việc làm này của Tổng Bí Thư Đảng CSVN bị người dân VN hết sức bất bình, và quốc tế coi đó là chuyện nội bộ của hai Đảng CS, chớ không phải là hành động ngọai giao của hai nước theo nguyên tắc và tập tục văn minh của thế giới; đảng dù là đảng cầm quyền cũng không có tư cách đại diện cho chánh quyền một nước.
Chia rẽ giữa Đảng và Nhà Nước CSVN. Trong khi Tổng Bí Thư, chủ tịch Bộ Chánh Trị đi TC cam kết giải quyết song phương, thì Trương tấn Sang, Chủ Tịch Nước, thành viên của Bộ Chánh trị đi Ấn Độ, đi Phi Luật Tân vận động và thỏa hiệp cách giải quyết trên nguyên tắc đa phương và dựa vào luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Và Bộ Trưởng Quốc Phòng Tướng Phùng Quang Thanh đi Nhựt - chuyện hi hữu suốt 13 năm mới có một bộ trưởng quốc phòng của VNCS đi Nhựt. Mục đích chuyến đi này theo tin tức Ông Thanh cũng vận động sự liên kết quân sự, tức muốn quốc tế hóa, giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc đa phương.
Cả Thủ Tướng Nguyển Tấn Dũng cũng đích thân đi Nhựt bàn bạc về lò nguyên tử do Nhựït thầu thực hiện cho VN. Nhưng nhứt định vấn đề Biển Đông cũng được đặt ra và Ông cũng chiếu hội cấp thủ tướng những gì Ô Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh liên kết với Nhựt.
Chia rẽ giữa phe CS gốc Miền Bắc từ Bến Hải trở ra và phe CS gốc Miển từ Bến Hải trở vô. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thân TC vẫn bám sát TC. Còn những người CS gốc Miền Nam về lãnh thổ cũng như về nguồn gốc xuất thân, như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng lập trường đổi mới kinh tế, muốn đi với Tây Phương, nhứt là Mỹ, có khuynh hướng giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc đa phương, quốc tế hóa vấn đề như hầu hết các nước ASEAN và Mỹ chủ trương.
Hình thức chia rẽ bên ngòai giữa Đảng Nhà Nước CSVN, quốc tế thấy và người dân Việt cũng thấy.
Khuynh hướng chung của người dân Việt là đồng ý với những người bên phía nhà nước, mà chê giải pháp thần phục TC của người cầm đầu Đảng CS là Nguyễn phú Trọng.
Chia rẽ trầm trọng giữa Đảng Nhà Nước CSVN thống trị với dân chúng VN bị trị. Khuynh hướng chống TC của người dân là khuynh hướng vượt trội, với đa số áp đảo.
Nhưng Đảng CS và Nhà Nước đều không tin dân, sợ dân, không cho dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, ý chí bảo vệ bờ cõi, chống TC xâm lấn VN. Đảng Nhà Nước CS Hà nội sẽ khiêu khích TC, và có thể dẫn đến tình trạng người dân chống luôn Đảng Nhà Nước CS Hà nội vì bất mãn CS Hà nội đã từng cắt đất dâng biển cho Tàu Cộng và bây giờ thì quá nhu nhược với TC. CS Hà nội cũng biết không thể phát huy nội lực dân tộc được nữa vì Đảng Nhà Nước đã quá xa rời quần chúng, gây quá nhiều bất mãn đối với nhân dân.
Hai, hay đây là trò chơi hai man, đu dây của Đảng Nhà Nước CS Hà nội đối với TC và các nước. Đảng CSVN dùng bàn tay nhung với Đảng CSTQ, hai bên sẽ giải quyết song phương. Đảng CSVN ngầm để cho Nhà Nước, Trương tấn Sang đi với Ấn Độ, Phi và Phùng Quang Thanh, Nguyễn tấn Dũng đi Nhựt, để tạo điều kiện cho Đảng CSVN chơi trò chơi mâu thuẩn với Đảng CSTQ. Đảng CSVN dùng cuộc vận động của Nhà Nước để làm đối trọng hầu giảm bớt những lấn chiếm của TC.
Nhưng đó là con dao hai lưỡi. Chính cái trò chơi mâu thuẩn đó của Đảng lại hại nỗ lực của phía Nhà Nước. Làm sao các nước như Mỹ, ASEAN, Nhựt tin Nhà Nước VN khi vận động giải quyết vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc đa phương khi mà Đảng CS cầm quyền độc tôn và độc trị cam kết song phương với TC.
Cái hại ấy thấy rõ trong hành động của Mỹ tạo vòng vây TC. Mỹ không tin CS Hà nội, không đi trực tiếp với VNCS. Mỹ để cho những đồng minh trong vùng như Ấn Độ, Nhựt, Phi liên lạc trực tiếp với VNCS. Chớ Mỹ không đi thẳng với VNCS. Vì không đủ tin Nhà Nước CS Hà nội cũng có. Vì trên phương diện pháp luật, Mỹ không thể đi sâu về quân sự với CS cũng có. Ngay việc bán vũ khí cho CS Hà nội mà Đại sứ Mỹ ở Hà nội còn nói phải chờ một giai đọan khá lâu họa may Mỹ mới làm được.
Ba và sau cùng, không thể không nói đến việc Đảng Nhà Nước VNCS nỗ lực tăng cường và hiện đại hóa quân đội. Mua máy bay, mua tàu lặn, không tiếc ngọai tệ dù kinh tế tài chánh gặp lúc tương đối khó khăn. Trước mắt việc mua này có lợi cho những người có chức, có quyền đang nắm nhà nước và bộ quốc phòng, có mua mới ăn xới, ăn bớt được. Nhưng xét cho cùng, không bao giờ quân đội của CS Hà nội có thể tự đương đầu nổi với TC, chớ đừng nói chiến thắng. Nội đội quân thứ năm của TC đã bố trí trong lòng đất nước VN rồi. Nội những con ngựa thành Troie TC đã bố trí lâu nay trong lòng Đảng CS VN rồi, trong quân ủy, của CS Hà nội rồi. Nếu hai thứ quân nội ứng này của TC ứng lên, thì CS Hà nội bị đảo chánh rồi, hệ thống chỉ huy của quân đội bị chỉnh lý rồi, quân đội làm sao đánh đấm gì được nữa.
Còn người dân dù mối thù 1000 năm giặc Tàu có bùng lên cũng bị CS Hà nội triệt hạ. Nhà cầm quyền CS sợ dân chống TC như chánh phạm xâm lăng rổi chống luôn đồng phạm là CS Hà nội cắt đất dâng biển cho TC. Hay sợ dân lật đổ nhà cầm quyền CS Hà nội hại nước hại dân để lập một chánh quyền mới vì dân, do dân của dân, có khả năng và uy tín huy động nội lực dân tộc để cứu nguy quốc gia dân tộc, chống quân Tàu.
Gần đây những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN có những chuyến ngọai giao con thoi dồn dập với Trung Cộng, Ấn độ, Phi luật tân, Nhựt. Đó là thời sự rất quan trọng liên quan đến vấn đề Biển Đông, thiết nghĩ rất cần theo dõi liệu coi vấn đề Biển Đông có phải đã chia rẽ CS hay đó là trò chơi hai mang, kiểu đi đu dây của CS Hà nội.
Một, nhiều triệu chứng chia rẽ CS. Chia rẽ giữa hai đảng CS, Đảng CS VN và đảng CS Trung Quốc. Đảng CSTQ bá quyền, bành trướng, coi Đảng CSVN như chư hầu chớ không phải đồng chí. Nhưng cả hai đều lấp liếm che đậy với mười sáu chữ vàng và bốn cái tốt.
Đảng CSVN chịu ép, đi với TC thà mất đất, mất biển còn hơn đi với Mỹ, sợ mất Đảng là mất tất cả. Nên Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng đi Bắc Kinh cam kết giải quyết vấn đề Biển Đông một cách song phương với TC theo tinh thần hữu nghị giữa hai Đảng, không cho nước ngòai xen vào, ý muốn nói Mỹ.
Việc làm này của Tổng Bí Thư Đảng CSVN bị người dân VN hết sức bất bình, và quốc tế coi đó là chuyện nội bộ của hai Đảng CS, chớ không phải là hành động ngọai giao của hai nước theo nguyên tắc và tập tục văn minh của thế giới; đảng dù là đảng cầm quyền cũng không có tư cách đại diện cho chánh quyền một nước.
Chia rẽ giữa Đảng và Nhà Nước CSVN. Trong khi Tổng Bí Thư, chủ tịch Bộ Chánh Trị đi TC cam kết giải quyết song phương, thì Trương tấn Sang, Chủ Tịch Nước, thành viên của Bộ Chánh trị đi Ấn Độ, đi Phi Luật Tân vận động và thỏa hiệp cách giải quyết trên nguyên tắc đa phương và dựa vào luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Và Bộ Trưởng Quốc Phòng Tướng Phùng Quang Thanh đi Nhựt - chuyện hi hữu suốt 13 năm mới có một bộ trưởng quốc phòng của VNCS đi Nhựt. Mục đích chuyến đi này theo tin tức Ông Thanh cũng vận động sự liên kết quân sự, tức muốn quốc tế hóa, giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc đa phương.
Cả Thủ Tướng Nguyển Tấn Dũng cũng đích thân đi Nhựt bàn bạc về lò nguyên tử do Nhựït thầu thực hiện cho VN. Nhưng nhứt định vấn đề Biển Đông cũng được đặt ra và Ông cũng chiếu hội cấp thủ tướng những gì Ô Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh liên kết với Nhựt.
Chia rẽ giữa phe CS gốc Miền Bắc từ Bến Hải trở ra và phe CS gốc Miển từ Bến Hải trở vô. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thân TC vẫn bám sát TC. Còn những người CS gốc Miền Nam về lãnh thổ cũng như về nguồn gốc xuất thân, như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng lập trường đổi mới kinh tế, muốn đi với Tây Phương, nhứt là Mỹ, có khuynh hướng giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc đa phương, quốc tế hóa vấn đề như hầu hết các nước ASEAN và Mỹ chủ trương.
Hình thức chia rẽ bên ngòai giữa Đảng Nhà Nước CSVN, quốc tế thấy và người dân Việt cũng thấy.
Khuynh hướng chung của người dân Việt là đồng ý với những người bên phía nhà nước, mà chê giải pháp thần phục TC của người cầm đầu Đảng CS là Nguyễn phú Trọng.
Chia rẽ trầm trọng giữa Đảng Nhà Nước CSVN thống trị với dân chúng VN bị trị. Khuynh hướng chống TC của người dân là khuynh hướng vượt trội, với đa số áp đảo.
Nhưng Đảng CS và Nhà Nước đều không tin dân, sợ dân, không cho dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, ý chí bảo vệ bờ cõi, chống TC xâm lấn VN. Đảng Nhà Nước CS Hà nội sẽ khiêu khích TC, và có thể dẫn đến tình trạng người dân chống luôn Đảng Nhà Nước CS Hà nội vì bất mãn CS Hà nội đã từng cắt đất dâng biển cho Tàu Cộng và bây giờ thì quá nhu nhược với TC. CS Hà nội cũng biết không thể phát huy nội lực dân tộc được nữa vì Đảng Nhà Nước đã quá xa rời quần chúng, gây quá nhiều bất mãn đối với nhân dân.
Hai, hay đây là trò chơi hai man, đu dây của Đảng Nhà Nước CS Hà nội đối với TC và các nước. Đảng CSVN dùng bàn tay nhung với Đảng CSTQ, hai bên sẽ giải quyết song phương. Đảng CSVN ngầm để cho Nhà Nước, Trương tấn Sang đi với Ấn Độ, Phi và Phùng Quang Thanh, Nguyễn tấn Dũng đi Nhựt, để tạo điều kiện cho Đảng CSVN chơi trò chơi mâu thuẩn với Đảng CSTQ. Đảng CSVN dùng cuộc vận động của Nhà Nước để làm đối trọng hầu giảm bớt những lấn chiếm của TC.
Nhưng đó là con dao hai lưỡi. Chính cái trò chơi mâu thuẩn đó của Đảng lại hại nỗ lực của phía Nhà Nước. Làm sao các nước như Mỹ, ASEAN, Nhựt tin Nhà Nước VN khi vận động giải quyết vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc đa phương khi mà Đảng CS cầm quyền độc tôn và độc trị cam kết song phương với TC.
Cái hại ấy thấy rõ trong hành động của Mỹ tạo vòng vây TC. Mỹ không tin CS Hà nội, không đi trực tiếp với VNCS. Mỹ để cho những đồng minh trong vùng như Ấn Độ, Nhựt, Phi liên lạc trực tiếp với VNCS. Chớ Mỹ không đi thẳng với VNCS. Vì không đủ tin Nhà Nước CS Hà nội cũng có. Vì trên phương diện pháp luật, Mỹ không thể đi sâu về quân sự với CS cũng có. Ngay việc bán vũ khí cho CS Hà nội mà Đại sứ Mỹ ở Hà nội còn nói phải chờ một giai đọan khá lâu họa may Mỹ mới làm được.
Ba và sau cùng, không thể không nói đến việc Đảng Nhà Nước VNCS nỗ lực tăng cường và hiện đại hóa quân đội. Mua máy bay, mua tàu lặn, không tiếc ngọai tệ dù kinh tế tài chánh gặp lúc tương đối khó khăn. Trước mắt việc mua này có lợi cho những người có chức, có quyền đang nắm nhà nước và bộ quốc phòng, có mua mới ăn xới, ăn bớt được. Nhưng xét cho cùng, không bao giờ quân đội của CS Hà nội có thể tự đương đầu nổi với TC, chớ đừng nói chiến thắng. Nội đội quân thứ năm của TC đã bố trí trong lòng đất nước VN rồi. Nội những con ngựa thành Troie TC đã bố trí lâu nay trong lòng Đảng CS VN rồi, trong quân ủy, của CS Hà nội rồi. Nếu hai thứ quân nội ứng này của TC ứng lên, thì CS Hà nội bị đảo chánh rồi, hệ thống chỉ huy của quân đội bị chỉnh lý rồi, quân đội làm sao đánh đấm gì được nữa.
Còn người dân dù mối thù 1000 năm giặc Tàu có bùng lên cũng bị CS Hà nội triệt hạ. Nhà cầm quyền CS sợ dân chống TC như chánh phạm xâm lăng rổi chống luôn đồng phạm là CS Hà nội cắt đất dâng biển cho TC. Hay sợ dân lật đổ nhà cầm quyền CS Hà nội hại nước hại dân để lập một chánh quyền mới vì dân, do dân của dân, có khả năng và uy tín huy động nội lực dân tộc để cứu nguy quốc gia dân tộc, chống quân Tàu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét