Các giới chức cấp cao của 21 quốc gia đang họp tại Hawaii trong tuần này tại Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái bình dương APEC. Hôm nay và ngày mai, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner của Hoa Kỳ sẽ họp với các đối tác.
Và vào ngày chủ nhật, Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc họp với các nhà lãnh đạo APEC. Người biểu tình phản đối kế hoạch mậu dịch tự do của cuộc họp cũng đang chuẩn bị để chuyển đi thông điệp của họ.Hình: AP
Một giới chức Tòa Bạch Ốc hôm qua cho biết nội dung cuộc họp APEC kỳ này là hoàn toàn về công ăn việc làm. Năm 2010, các quốc gia APEC, gồm cả Canada, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đã mua 60 phần trăm lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ. Giới chức này nói các mặt hàng xuất khẩu đó hỗ trợ cho 4 triệu công ăn việc làm của người Mỹ.
Phái đoàn Hoa Kỳ hy vọng sẽ hạ giảm các rào cản thương mại, nhất là đối với các sản phẩm và dịch vụ năng lượng bền vững. Hoa Kỳ cũng hy vọng loan báo khung sườn cho Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của 9 quốc gia, một nhóm gồm Australia, Malaysia, Việt Nam, Chile và nhiều nước khác. Các giới chức Hoa Kỳ coi nhóm đối tác này là cơ sở cho một khu vực mậu dịch tự do trong tương lai trải khắp vùng Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Clinton dự trù sẽ phát biểu về trọng điểm mới mà Hoa Kỳ đặt vào khu vực châu Á Thái Bình Dương trong các nhận định tại Trung tâm Đông Tây ngày hôm nay. Một trong các chuyên gia phân tích của Trung tâm, nhà khoa học chính trị Christopher McNally, cho rằng diễn đàn APEC là một nơi để củng cố các quan hệ và chia sẻ các ý kiến.
Ông McNally nói: “APEC là một tổ chức được thúc đẩy bởi sự đồng thuận. Đó là một tổ chức mang tính cách hết sức hợp tác và tham vấn.”
Ông cho rằng điều đó có nghĩa là các sáng kiến quan trọng tại APEC thường được trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Tổng thống Obama sẽ mở các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại hội nghị thường đỉnh.
Các cấp quản trị công ty cũng chia sẻ mối quan ngại với các giới chức thương mại trong khu vực.
Bên ngoài các địa điểm họp, người biểu tình phản đối toàn cầu hóa đang hoạch định các cuộc biểu tình vào cuối tuần này.
Tầm cỡ của các cuộc biểu tình có thể bị hạn chế vì sự cô lập của Hawaii, nhưng bà Liz Rees thuộc tổ chức World Can’t Wait nói rằng nỗ lực có động năng và cũng khơi ra sự phẫn nộ về tình trạng bất công xã hội giống như phong trào Chiếm Phố Wall. Bà cáo buộc rằng mậu dịch tự do gây thiệt hại cho các nước đang phát triển và những người nghèo.
Bà Rees cho biết: “Đây chỉ là một cách để những chính phủ giầu có hơn, có thế lực hơn, như Hoa Kỳ, với các đại công ty tiến vào dưới chiêu bài mậu dịch tự do để tước mất mọi phương tiện mà họ có thể lấy được của các nước nghèo.”
APEC đã thừa nhận có bất đồng giữa các quốc gia công nghiệp hóa và các quốc gia đang phát triển và nói rằng nên trông đợi các nền kinh tế lớn mở rộng nền kinh tế của họ cho mậu dịch và đầu tư nước ngoài trước cá lân bang kém phát triển hơn của họ.
Tuy nhiên, trong các phiên họp kín, các quốc gia ở mọi giai đoạn phát triển cũng đang vật lộn với những câu hỏi tương tự, tỷ như khi nào và liệu có nên gỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo vệ cho các công nghiệp có ưu thế hay không.
Phái đoàn Hoa Kỳ hy vọng sẽ hạ giảm các rào cản thương mại, nhất là đối với các sản phẩm và dịch vụ năng lượng bền vững. Hoa Kỳ cũng hy vọng loan báo khung sườn cho Đối tác Xuyên Thái Bình Dương của 9 quốc gia, một nhóm gồm Australia, Malaysia, Việt Nam, Chile và nhiều nước khác. Các giới chức Hoa Kỳ coi nhóm đối tác này là cơ sở cho một khu vực mậu dịch tự do trong tương lai trải khắp vùng Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Clinton dự trù sẽ phát biểu về trọng điểm mới mà Hoa Kỳ đặt vào khu vực châu Á Thái Bình Dương trong các nhận định tại Trung tâm Đông Tây ngày hôm nay. Một trong các chuyên gia phân tích của Trung tâm, nhà khoa học chính trị Christopher McNally, cho rằng diễn đàn APEC là một nơi để củng cố các quan hệ và chia sẻ các ý kiến.
Ông McNally nói: “APEC là một tổ chức được thúc đẩy bởi sự đồng thuận. Đó là một tổ chức mang tính cách hết sức hợp tác và tham vấn.”
Ông cho rằng điều đó có nghĩa là các sáng kiến quan trọng tại APEC thường được trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Tổng thống Obama sẽ mở các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại hội nghị thường đỉnh.
Các cấp quản trị công ty cũng chia sẻ mối quan ngại với các giới chức thương mại trong khu vực.
Bên ngoài các địa điểm họp, người biểu tình phản đối toàn cầu hóa đang hoạch định các cuộc biểu tình vào cuối tuần này.
Tầm cỡ của các cuộc biểu tình có thể bị hạn chế vì sự cô lập của Hawaii, nhưng bà Liz Rees thuộc tổ chức World Can’t Wait nói rằng nỗ lực có động năng và cũng khơi ra sự phẫn nộ về tình trạng bất công xã hội giống như phong trào Chiếm Phố Wall. Bà cáo buộc rằng mậu dịch tự do gây thiệt hại cho các nước đang phát triển và những người nghèo.
Bà Rees cho biết: “Đây chỉ là một cách để những chính phủ giầu có hơn, có thế lực hơn, như Hoa Kỳ, với các đại công ty tiến vào dưới chiêu bài mậu dịch tự do để tước mất mọi phương tiện mà họ có thể lấy được của các nước nghèo.”
APEC đã thừa nhận có bất đồng giữa các quốc gia công nghiệp hóa và các quốc gia đang phát triển và nói rằng nên trông đợi các nền kinh tế lớn mở rộng nền kinh tế của họ cho mậu dịch và đầu tư nước ngoài trước cá lân bang kém phát triển hơn của họ.
Tuy nhiên, trong các phiên họp kín, các quốc gia ở mọi giai đoạn phát triển cũng đang vật lộn với những câu hỏi tương tự, tỷ như khi nào và liệu có nên gỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo vệ cho các công nghiệp có ưu thế hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét