Thông tín viên Phạm Phan tường trình từ Phnompenh.
1/- Tình hình lũ lụt ảnh hưởng ra sao đến vụ lúa năm nay tại Cam Bốt ?
Xứ Chùa Tháp hiện nay đang đối mặt với tình trạng lũ lụt nặng nề nhất trong hơn 10 năm qua. Chưa bao giờ người ta thấy sự đáng sợ của từ ngữ “Biến đổi khí hậu” đến như vậy. Bởi vì hiện giờ nó đang tác động, chi phối mạnh nhất đến đời sống của hàng triệu người, đặc biệt là nông dân, dù cư dân ở vài thành phố như Siêm Riệp, Battambang cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn nước ngập úng kéo dài hơn 2 tháng qua. Từ ngày 13/8 cho đến nay trận lụt đã nhấn chìm dưới mặt nước 19 tỉnh thành trong tổng số 24 tỉnh thành của Cam Bốt.
Theo con số thống kê của Chương Trình Thực Phẩm Thế giới, cơn lũ lụt tệ hại năm nay đã cướp đi 12% diện tích lúa sắp thu hoạch tại Cam Bốt. Và theo báo cáo của Dân Biểu Cheam Yeap, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chính của Quốc Hội, sau trận lũ lụt này, chính quyền phải đi vay mượn tiền nước ngoài khoảng hơn 1 tỷ Mỹ Kim để tái thiết cơ sở hạ tầng như đường, nhà, trường học, cơ sở y tế, cơ sở nông nghiệp do bị nước tàn phá. Số tiền vay mượn này cũng dùng đầu tư vào nông nghiệp để đến năm 2015, Cam Bốt có đủ khả năng xuất cảng 1 triệu tấn gạo. Cam Bốt hiện thời nợ nước ngoài là 8 tỷ Mỹ Kim, trong đó nợ của Trung Quốc lên đến 6 tỷ, nợ của Nga là 1,5 tỷ.
2/ Tầm quan trọng của nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, sản xuất gạo trong nền kinh tế Cam Bốt ?
Từ trước đến nay, tại Cam Bốt, ngành may mặc gia công cho nước ngoài đặc biệt là cho Trung Quốc đã mang lại số lợi nhuận về cho quốc gia hàng năm nhiều tỷ Mỹ Kim. Tuy nhiên trong một hội nghị về lúa gạo vào đầu tháng 10 năm nay, các chuyên gia nông nghiệp nhận định rằng, chính lúa gạo là mặt hàng mạnh nhất, lâu dài nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia.
Với dân số khoảng 15 triệu người sống trên một vùng đất rộng lớn, chính yếu là sản xuất nông nghiệp. Vì thế trồng lúa là thế mạnh của dân Cam Bốt. Những tỉnh như Kampong Cham, Battambang, Prey Veng, Kam Pot nổi tiếng trong cả nước là vùng làm ra nhiều lúa gạo.
Theo sự phân tích của ông David Van, một trong số những người đứng ra tổ chức Diễn Đàn Lúa Gạo Cam Bốt thì trong ngành may mặc, người nước ngoài đến Cam Bốt đầu tư trong lĩnh vực này chỉ khiến cho người công nhân trở thành kẻ làm mướn nhận lương tháng. Còn trong nông nghiệp, đầu tư hải ngoại sẽ làm cho Cam Bốt có nhiều cơ sở nông nghiệp hiện đại hơn như nhiều nhà máy chà gạo tân tiến, nhiều trang bị phục vụ nông nghiệp tiện lợi như máy cày, máy xới, máy đập, phân bón, và nông dân tại đây cũng có cơ hội trau giồi tay nghề làm nông và được tăng tiến kiến thức. Tất cả điều này góp phần đưa Cam Bốt trở thành một quốc gia nặng ký trong sản xuất nông nghiệp, chính yếu là gạo ở vùng Đông Nam Á.
3/ Cam Bốt vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo. Vậy triển vọng khả năng xuất khẩu năm nay ra sao ?
Theo ông Chookiat Ophaswongse, nguyên Chủ Tịch Hiệp Hội Xuất Cảng Gạo của Thái Lan thì trung bình hàng năm có tới 1 triệu tấn gạo từ xứ Chùa Tháp đi qua biên giới Thái để chen chân vào thị trường xuất cảng gạo mạnh mẽ của Thái.
Ngoài Thái, Cam Bốt còn bán gạo qua Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về phần chế biến, hệ thống phân phối, kinh nghiệm xuất cảng gạo trên thị trường quốc tế, nên lúa gạo Cam Bốt thiếu khả năng cạnh tranh tại Việt Nam và Thái.
Riêng về giá lúa thông thường chưa được chà thành gạo sạch thì lúa Cam Bốt khi bán qua Thái có giá hơn so với lúa Lào và Miến Điện. Trước cơn lũ, chính quyền Thái dự định tăng giá mua gạo để ủng hộ thành phần nông dân. Thị trường lúa gạo Cam Bốt cũng giương cờ chuẩn bị đưa lúa gạo qua Thái bán với giá cao hơn, nhưng không ai ngờ ông trời đã không chiều lòng người.
Theo phát biểu của ông Chan Sarun, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cam Bốt thì cho đến lúc này đây, 180.000 mẫu lúa trong tổng số 2,4 triệu mẫu đã bị cơn nước dữ phá hoại hoàn toàn. Tình hình không kém phần bi đát như thế, nhưng ông Chan Sarun lại trấn an báo chí là, nó sẽ không ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực và chính sách xuất cảng gạo của quốc gia. Bộ Trưởng Chan Sarun cho biết rằng hiện nay trong tổng kho còn chứa đến 3.450 tấn lúa giống để phân phát cho nông dân làm lại vụ mùa sau khi nước nút đi trong hơn nửa tháng tới.
4/ Liệu Cam Bốt có nguy cơ bị nạn đói đe dọa không ? Chính quyền có những biện pháp gì giúp người dân bị nạn ?
Trong một phúc trình ghi ngày 4 tháng 11/2011 của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới thuộc định chế LHQ cho biết cơ quan này đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cam Bốt để giúp đỡ và cung cấp thực phẩm đến tay nạn nhân lũ lụt. Hiện nay có đến 240.000 người phải rời khỏi nhà họ để đi đến nơi an toàn tạm sinh sống qua ngày. LHQ đưa ra dữ kiện có đến 10% vụ mùa năm nay bị hư hỏng, và có đến 265.000 mẫu lúa bị tổn hại do nước ngập, sự kiện này khiến cho giá gạo tăng đến 12%.
Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới đưa ra nhận định rằng: với giá gạo tăng lên, làm cho người nghèo thêm khốn khổ, và nhiều người sẽ rơi vào tình cảnh không có đủ gạo ăn trong những ngày tháng sắp đến đây.
Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của trận lụt tệ hại chưa từng xảy ra trước đây, Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới có văn phòng điều hành tại Phnom Penh đã đề ra một chiến dịch khẩn cấp có sự phối hợp với chính quyền Cam Bốt, và nhiều tổ chức Phi Chính Phủ, theo đó họ cung cấp cho mỗi gia đình 50 ký gạo, và tổng số người được giúp đỡ lên đến 60.000 người.
Hiện tại, chính quyền đang thu thập số lượng gia đình cần gạo khẩn cấp để tìm cách đưa gạo đến tay họ.
Ở Phnom Penh, những hình ảnh nước chảy xoáy mạnh, tràn ngập nhiều cánh đồng, nhà dân … được chiếu trên truyền hình mỗi ngày khiến cho một số cư dân thủ đô lo sợ nên kéo nhau đi mua gạo dự trữ, vì lo ngại sẽ thiếu gạo và giá cả tăng cao. Để ngăn tránh đầu cơ tích trữ và đẩy giá gạo lên, chính quyền cho xuất kho và mở nhiều địa điểm bán gạo cho dân chúng.
Một quốc gia chuyên sống về lúa gạo, nhưng nay nước ngập khắp đồng ruộng trong nhiều tháng trời thì tất nhiên không còn cái ăn. Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc của thiên nhiên dành cho con người.
1/- Tình hình lũ lụt ảnh hưởng ra sao đến vụ lúa năm nay tại Cam Bốt ?
Xứ Chùa Tháp hiện nay đang đối mặt với tình trạng lũ lụt nặng nề nhất trong hơn 10 năm qua. Chưa bao giờ người ta thấy sự đáng sợ của từ ngữ “Biến đổi khí hậu” đến như vậy. Bởi vì hiện giờ nó đang tác động, chi phối mạnh nhất đến đời sống của hàng triệu người, đặc biệt là nông dân, dù cư dân ở vài thành phố như Siêm Riệp, Battambang cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn nước ngập úng kéo dài hơn 2 tháng qua. Từ ngày 13/8 cho đến nay trận lụt đã nhấn chìm dưới mặt nước 19 tỉnh thành trong tổng số 24 tỉnh thành của Cam Bốt.
Theo con số thống kê của Chương Trình Thực Phẩm Thế giới, cơn lũ lụt tệ hại năm nay đã cướp đi 12% diện tích lúa sắp thu hoạch tại Cam Bốt. Và theo báo cáo của Dân Biểu Cheam Yeap, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chính của Quốc Hội, sau trận lũ lụt này, chính quyền phải đi vay mượn tiền nước ngoài khoảng hơn 1 tỷ Mỹ Kim để tái thiết cơ sở hạ tầng như đường, nhà, trường học, cơ sở y tế, cơ sở nông nghiệp do bị nước tàn phá. Số tiền vay mượn này cũng dùng đầu tư vào nông nghiệp để đến năm 2015, Cam Bốt có đủ khả năng xuất cảng 1 triệu tấn gạo. Cam Bốt hiện thời nợ nước ngoài là 8 tỷ Mỹ Kim, trong đó nợ của Trung Quốc lên đến 6 tỷ, nợ của Nga là 1,5 tỷ.
2/ Tầm quan trọng của nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, sản xuất gạo trong nền kinh tế Cam Bốt ?
Từ trước đến nay, tại Cam Bốt, ngành may mặc gia công cho nước ngoài đặc biệt là cho Trung Quốc đã mang lại số lợi nhuận về cho quốc gia hàng năm nhiều tỷ Mỹ Kim. Tuy nhiên trong một hội nghị về lúa gạo vào đầu tháng 10 năm nay, các chuyên gia nông nghiệp nhận định rằng, chính lúa gạo là mặt hàng mạnh nhất, lâu dài nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia.
Với dân số khoảng 15 triệu người sống trên một vùng đất rộng lớn, chính yếu là sản xuất nông nghiệp. Vì thế trồng lúa là thế mạnh của dân Cam Bốt. Những tỉnh như Kampong Cham, Battambang, Prey Veng, Kam Pot nổi tiếng trong cả nước là vùng làm ra nhiều lúa gạo.
Theo sự phân tích của ông David Van, một trong số những người đứng ra tổ chức Diễn Đàn Lúa Gạo Cam Bốt thì trong ngành may mặc, người nước ngoài đến Cam Bốt đầu tư trong lĩnh vực này chỉ khiến cho người công nhân trở thành kẻ làm mướn nhận lương tháng. Còn trong nông nghiệp, đầu tư hải ngoại sẽ làm cho Cam Bốt có nhiều cơ sở nông nghiệp hiện đại hơn như nhiều nhà máy chà gạo tân tiến, nhiều trang bị phục vụ nông nghiệp tiện lợi như máy cày, máy xới, máy đập, phân bón, và nông dân tại đây cũng có cơ hội trau giồi tay nghề làm nông và được tăng tiến kiến thức. Tất cả điều này góp phần đưa Cam Bốt trở thành một quốc gia nặng ký trong sản xuất nông nghiệp, chính yếu là gạo ở vùng Đông Nam Á.
3/ Cam Bốt vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo. Vậy triển vọng khả năng xuất khẩu năm nay ra sao ?
Theo ông Chookiat Ophaswongse, nguyên Chủ Tịch Hiệp Hội Xuất Cảng Gạo của Thái Lan thì trung bình hàng năm có tới 1 triệu tấn gạo từ xứ Chùa Tháp đi qua biên giới Thái để chen chân vào thị trường xuất cảng gạo mạnh mẽ của Thái.
Ngoài Thái, Cam Bốt còn bán gạo qua Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về phần chế biến, hệ thống phân phối, kinh nghiệm xuất cảng gạo trên thị trường quốc tế, nên lúa gạo Cam Bốt thiếu khả năng cạnh tranh tại Việt Nam và Thái.
Riêng về giá lúa thông thường chưa được chà thành gạo sạch thì lúa Cam Bốt khi bán qua Thái có giá hơn so với lúa Lào và Miến Điện. Trước cơn lũ, chính quyền Thái dự định tăng giá mua gạo để ủng hộ thành phần nông dân. Thị trường lúa gạo Cam Bốt cũng giương cờ chuẩn bị đưa lúa gạo qua Thái bán với giá cao hơn, nhưng không ai ngờ ông trời đã không chiều lòng người.
Theo phát biểu của ông Chan Sarun, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cam Bốt thì cho đến lúc này đây, 180.000 mẫu lúa trong tổng số 2,4 triệu mẫu đã bị cơn nước dữ phá hoại hoàn toàn. Tình hình không kém phần bi đát như thế, nhưng ông Chan Sarun lại trấn an báo chí là, nó sẽ không ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực và chính sách xuất cảng gạo của quốc gia. Bộ Trưởng Chan Sarun cho biết rằng hiện nay trong tổng kho còn chứa đến 3.450 tấn lúa giống để phân phát cho nông dân làm lại vụ mùa sau khi nước nút đi trong hơn nửa tháng tới.
4/ Liệu Cam Bốt có nguy cơ bị nạn đói đe dọa không ? Chính quyền có những biện pháp gì giúp người dân bị nạn ?
Trong một phúc trình ghi ngày 4 tháng 11/2011 của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới thuộc định chế LHQ cho biết cơ quan này đang nỗ lực phối hợp với chính quyền Cam Bốt để giúp đỡ và cung cấp thực phẩm đến tay nạn nhân lũ lụt. Hiện nay có đến 240.000 người phải rời khỏi nhà họ để đi đến nơi an toàn tạm sinh sống qua ngày. LHQ đưa ra dữ kiện có đến 10% vụ mùa năm nay bị hư hỏng, và có đến 265.000 mẫu lúa bị tổn hại do nước ngập, sự kiện này khiến cho giá gạo tăng đến 12%.
Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới đưa ra nhận định rằng: với giá gạo tăng lên, làm cho người nghèo thêm khốn khổ, và nhiều người sẽ rơi vào tình cảnh không có đủ gạo ăn trong những ngày tháng sắp đến đây.
Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của trận lụt tệ hại chưa từng xảy ra trước đây, Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới có văn phòng điều hành tại Phnom Penh đã đề ra một chiến dịch khẩn cấp có sự phối hợp với chính quyền Cam Bốt, và nhiều tổ chức Phi Chính Phủ, theo đó họ cung cấp cho mỗi gia đình 50 ký gạo, và tổng số người được giúp đỡ lên đến 60.000 người.
Hiện tại, chính quyền đang thu thập số lượng gia đình cần gạo khẩn cấp để tìm cách đưa gạo đến tay họ.
Ở Phnom Penh, những hình ảnh nước chảy xoáy mạnh, tràn ngập nhiều cánh đồng, nhà dân … được chiếu trên truyền hình mỗi ngày khiến cho một số cư dân thủ đô lo sợ nên kéo nhau đi mua gạo dự trữ, vì lo ngại sẽ thiếu gạo và giá cả tăng cao. Để ngăn tránh đầu cơ tích trữ và đẩy giá gạo lên, chính quyền cho xuất kho và mở nhiều địa điểm bán gạo cho dân chúng.
Một quốc gia chuyên sống về lúa gạo, nhưng nay nước ngập khắp đồng ruộng trong nhiều tháng trời thì tất nhiên không còn cái ăn. Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc của thiên nhiên dành cho con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét