Nguyễn Khanh, biên tập viên
2011-11-03
Thượng đỉnh G-20 khai mạc trong bối cảnh đầy khó khăn, từ chuyện chính phủ Hy Lạp có nguy cơ sụp đổ, thủ tướng Italy đang gặp rắc rối nội bộ có thể sẽ từ chức và không rõ trong tương lai khu vực sử dụng đồng Euro có còn Hy Lạp nữa hay không.
Tin tức từ Athens cho biết xáo trộn chính trị đang xảy ra giữa hàng ngũ lãnh đạo Hy Lạp, liên quan đến quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên nhận hỗ trợ tài chánh của Châu Âu hay không.
Quyết định này do Thủ Tướng George Papandreou đưa ra và nhất định sẽ thực hiện vào ngày mùng 4 tháng 12 tới đây, bất kể khuyến cáo của hai cường quốc kinh tế Châu Âu là Đức và Pháp.
Quyết định này do Thủ Tướng George Papandreou đưa ra và nhất định sẽ thực hiện vào ngày mùng 4 tháng 12 tới đây, bất kể khuyến cáo của hai cường quốc kinh tế Châu Âu là Đức và Pháp.
Hôm qua, Thủ Tướng Hy Lạp đã gặp riêng Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ Tướng Angela Merkel của Đức để trình bày lý do tại sao ông lại quyết định tổ chức trưng cầu dân ý.
Thủ Tướng Hy Lạp Papandreou giải thích rằng người dân nước ông phải có tiếng nói trong vấn đề quan trọng này, vì các quốc gia Châu Âu đặt những điều kiện buộc Athens phải thực hiện khi nhận 130 tỷ cứu nguy tài chánh.
Thủ Tướng Hy Lạp Papandreou giải thích rằng người dân nước ông phải có tiếng nói trong vấn đề quan trọng này, vì các quốc gia Châu Âu đặt những điều kiện buộc Athens phải thực hiện khi nhận 130 tỷ cứu nguy tài chánh.
Phản ứng của EU là ngưng cấp khoản tiền 8 tỷ Euro đã hứa cho Hy Lạp vay trong tháng này, hai chính phủ Nhật và Trung Quốc cũng tạm ngưng kế hoạch bỏ tiền đầu tư vào Quỹ Cứu Trợ Tài Chánh Khẩn Cấp của EU, đồng thời Bộ Trưởng Tài Chánh Hy Lạp là ông Evangelos Venizelos cũng bày tỏ thái độ không đồng ý với quyết định của Thủ Tướng Papandreou.
Tin tức cho hay ông Venizelos nói với các phụ tá thân cận là không được Thủ Tướng Papandreou tham khảo ý kiến, và gọi quyết định tổ chức trưng cầu dân ý là một quyết định sai lầm.
Trong lúc chúng tôi gửi bản tin này đến quý vị thì chính phủ Hy Lạp đang nhóm cuộc họp khẩn cấp, sau đó sẽ là cuộc họp của các vị dân cử thuộc đảng Xã Hội PASOK đương quyền.Tin đồn chính trị cho hay có thể ông Papandreou sẽ bị buộc phải từ chức, hoặc ngày mai, Quốc Hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ do ông lãnh đạo.
Không chỉ chính phủ Hy Lạp đang đứng bên bờ vực có thể sụp đổ, mà Thủ Tướng Silvio Berlusconi của Ý cũng đang gặp khó khăn, sau khi 6 đại biểu quốc hội cùng đảng với ông ký tên trong bản tuyên bố mang nội dung là đã đến lúc nước Ý cần một nhà lãnh đạo mới và một chính phủ mới.
Lá thư ngỏ được phổ biến tại Rome, trong khi Thủ Tướng Berlusconi đang có mặt tại thành phố Cannes thuộc miền Nam nước Pháp để tham dự thượng đỉnh G-20.
Trước khi lên đường phó hội, ông Berlusconi đã phải đối phó với thất bại chính trị, vì chính phủ liên minh do ông lãnh đạo không đồng ý với kế hoạch cải tổ kinh tế và cắt giảm ngân sách mà chính ông đề ra.
Cùng với Hy Lạp, Ý và một số nước khác trong khu vực Euro đang gặp khó khăn về tài chính, cần sự hỗ trợ của các nước bạn dưới những hình thức khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét