Quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tham gia thảo luận hiệp định thương mại tự do Thái Bình Dương có phần chắc sẽ không nhận được sự đồng tình của nhiều người trong giới nông gia Nhật, vì họ sợ hàng nhập khẩu giá rẻ tràn ngập.
Tuy nhiên, theo tường trình từ của thông tín viên Justin McCurry của đài VOA từ Tokyo, thì động thái này nhận được sự hoan nghênh dè đặt của cử tri Nhật Bản.Hình: AP
Việc thủ tướng Noda ủng hộ việc tham gia cơ chế Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, chỉ là bước đầu tiên của một tiến trình dài hơn mà trong đó phải vượt qua được sự chống đối trong nước cũng như những quan tâm từ 9 quốc gia thành viên khác tham gia đàm phán TPP.
Nếu được công nhận, hiệp ước này sẽ đánh dấu nỗ lực mang hoài bão lớn nhất trong khu vực nhằm tự do hóa mậu dịch giữa 21 thành viên APEC, và sẽ hình thành một thị trường lớn hơn Liên hiệp châu Âu 40%.
Nhưng sự kiện này có thể sẽ mở ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với một số ngành công nghiệp nội địa, nhất là đối với giới nông gia Nhật Bản có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ hơn.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng đối tác thương mại lớn thứ tư của Washington phải thể hiện cam kết của họ trong việc mở cửa thị trường, và giải quyết những vấn đề gây lo ngại, nhất là các rào cản đối với thịt bò và các loại nông sản khác.
Các giới chức Nhật Bản nói rằng Thủ tướng Noda đã nêu rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi quốc gia, trong đó có những quyền lợi của giới nông gia.
Trong bài phát biểu được đài truyền hình NHK phát sóng, Thủ tướng Noda nói rằng ông thừa nhận sự cần thiết phải mở cuộc tranh luận công khai trong nước về vấn đề này.
Giới nông gia Nhật Bản đang đi đầu trong việc chống đối trong nước đối với việc tham gia TPP. Họ lập luận rằng việc dỡ bỏ hàng rào quan thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ gây thiết hại cho kế sinh nhai của họ. Nông gia Nhật nhận được sự trợ giá rất lớn của chính phủ và được bảo vệ bởi thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu.
Các đài truyền hình tại Nhật Bản chiếu những đoạn video cảnh những người biểu tình bày tỏ lo ngại của họ tại Hawaii. Một nông gia từ Hokkaido, đảo nằm về phía cực bắc của Nhật Bản, đến tham gia nhóm những người biểu tình, nói với đài truyền hình TBS của Nhật rằng các nông gia ngành chăn nuôi bò, ngành trồng lúa và các ngành khác cùng tập trung về đây để bày tỏ chống đối.
Nông gia này nói rằng họ sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới để nói lên tiếng nói của họ.
Ngoài việc nông gia bị thiệt hại trong công cuộc làm ăn, sự tự túc về thực phẩm của Nhật Bản, tỷ lệ lượng tiêu thụ hàng ngày do sản lượng trong nước cung ứng, nay ở mức khoảng 40%, theo ước tính cũng sẽ bị giảm sút đáng kể.
Vì tác động gây ra cho ngành nông nghiệp và các giới khác có liên quan, Thủ tướng Noda có thể sẽ phải chật vật mới thuyết phục được các nhà lập pháp trong Đảng Dân chủ Nhật Bản của ông rằng TPP tiêu biểu cho một cơ hội kinh tế chứ không phải là một mối đe dọa.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy khối công chúng lớn hơn của Nhật nóng lòng muốn giá hàng tiêu dùng thấp hơn kèm theo việc hạ thấp các rào cản mậu dịch. Một cuộc thăm dò do nhật báo Asahi thực hiện cho thấy 46% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với việc Nhật Bản tham gia TPP, trong khi chỉ có 28% chống đối. Những người ủng hội nói rằng tham gia hiệp ước thương mại này sẽ nâng cao GDP của Nhật Bản, và hạ thấp giá các mặt hàng tiêu dùng.
Nếu được công nhận, hiệp ước này sẽ đánh dấu nỗ lực mang hoài bão lớn nhất trong khu vực nhằm tự do hóa mậu dịch giữa 21 thành viên APEC, và sẽ hình thành một thị trường lớn hơn Liên hiệp châu Âu 40%.
Nhưng sự kiện này có thể sẽ mở ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với một số ngành công nghiệp nội địa, nhất là đối với giới nông gia Nhật Bản có thể sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ hơn.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng đối tác thương mại lớn thứ tư của Washington phải thể hiện cam kết của họ trong việc mở cửa thị trường, và giải quyết những vấn đề gây lo ngại, nhất là các rào cản đối với thịt bò và các loại nông sản khác.
Các giới chức Nhật Bản nói rằng Thủ tướng Noda đã nêu rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi quốc gia, trong đó có những quyền lợi của giới nông gia.
Trong bài phát biểu được đài truyền hình NHK phát sóng, Thủ tướng Noda nói rằng ông thừa nhận sự cần thiết phải mở cuộc tranh luận công khai trong nước về vấn đề này.
Giới nông gia Nhật Bản đang đi đầu trong việc chống đối trong nước đối với việc tham gia TPP. Họ lập luận rằng việc dỡ bỏ hàng rào quan thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ gây thiết hại cho kế sinh nhai của họ. Nông gia Nhật nhận được sự trợ giá rất lớn của chính phủ và được bảo vệ bởi thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu.
Các đài truyền hình tại Nhật Bản chiếu những đoạn video cảnh những người biểu tình bày tỏ lo ngại của họ tại Hawaii. Một nông gia từ Hokkaido, đảo nằm về phía cực bắc của Nhật Bản, đến tham gia nhóm những người biểu tình, nói với đài truyền hình TBS của Nhật rằng các nông gia ngành chăn nuôi bò, ngành trồng lúa và các ngành khác cùng tập trung về đây để bày tỏ chống đối.
Nông gia này nói rằng họ sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới để nói lên tiếng nói của họ.
Ngoài việc nông gia bị thiệt hại trong công cuộc làm ăn, sự tự túc về thực phẩm của Nhật Bản, tỷ lệ lượng tiêu thụ hàng ngày do sản lượng trong nước cung ứng, nay ở mức khoảng 40%, theo ước tính cũng sẽ bị giảm sút đáng kể.
Vì tác động gây ra cho ngành nông nghiệp và các giới khác có liên quan, Thủ tướng Noda có thể sẽ phải chật vật mới thuyết phục được các nhà lập pháp trong Đảng Dân chủ Nhật Bản của ông rằng TPP tiêu biểu cho một cơ hội kinh tế chứ không phải là một mối đe dọa.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy khối công chúng lớn hơn của Nhật nóng lòng muốn giá hàng tiêu dùng thấp hơn kèm theo việc hạ thấp các rào cản mậu dịch. Một cuộc thăm dò do nhật báo Asahi thực hiện cho thấy 46% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với việc Nhật Bản tham gia TPP, trong khi chỉ có 28% chống đối. Những người ủng hội nói rằng tham gia hiệp ước thương mại này sẽ nâng cao GDP của Nhật Bản, và hạ thấp giá các mặt hàng tiêu dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét