Tổng thống Obama sẽ phát biểu trước một cuộc họp chung của Quốc hội Australia trong tuần này nhân một chuyến công du đánh dấu 60 năm liên minh quân sự giữa Canberra và Washington.
Hiệp ước ANZUS – viết tắt của Australia, New Zealand và Hoa Kỳ – được ký kết tại San Francisco vào tháng 9 năm 1951, vào cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh. Các chính phủ liên tiếp nhau ở Canberra đã nhấn mạnh rằng liên minh này là cơ sở cho nền an ninh dài hạn của Australia. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.Hình: AP
Ngoại trưởng Clinton nói: “Chúng ta đến San Francisco để mừng kỷ niệm 60 năm liên minh Mỹ-Úc tại địa điểm liên minh ra đời vào năm 1951.”
Hồi tháng 9 vừa qua, ngoại trưởng Hillary Clinton đã chủ tọa lễ kỷ niệm chính thức một hiệp ước bảo đảm cho an ninh của Australia, nước đã trở thành một trong các đồng minh trung thành nhất của nước Mỹ.
Không có nước nào khác đã góp quân chiến đấu bên cạnh Hoa Kỳ trong mỗi một cuộc xung đột chính của Mỹ kể từ Thế chiến thứ nhất.
Mặc dầu chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Canberra và Darwin dự trù sẽ củng cố thêm tình thân hữu lâu dài này, ông Geoffrey Garrett, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại trường Đại học Sydney, nói rằng có phần chắc chuyến thăm này còn đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Ông Garrett nói: “Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của chuyến thăm này là một điểm then chốt chiến lược trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ chuyển hướng từ Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố qua vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Ông Garrett tin rằng Australia sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong thương mại và an ninh khu vực.
Ông Garrett nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo Mỹ thường nói rằng Hoa Kỳ không có nước bạn nào tốt hơn trên thế giới so với Australia. Tôi nghĩ điều đó đúng bởi vì Australia là đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong việc đúc kết hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương và công cuộc hợp tác giữa Australia và Hoa Kỳ cởi mở hơn và theo tôi nghĩ, đứng ở một mức cao hơn so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới, có thể chỉ ngoại trừ Vương quốc Anh.”
Tổng thống Obama dự kiến sẽ loan báo các kế hoạch để binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở bắc bộ Australia, một hành động sẽ gây ra những mối quan ngại tại Trung Quốc.
Ông Tom Switzer của trường Đại học Sydney tin rằng sẽ cần đến đường lối ngoại giao tế nhị của Australia để quân bình các mục tiêu kinh tế và quân sự.
Ông Switzer nói: “Sự đi lên của Trung Quốc thực sự đề ra các vấn đề khác nhau cho Mỹ và Australia. Đối với nước Mỹ đó là sự nổi lên của một đối thủ địa lý chính trị, nhưng đối với Australia, thì Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Nhưng dầu sao thì Australia cũng đang đứng trước chọn lựa phải cưỡi hai con ngựa cùng một lúc. Khái niệm toàn bộ là tạo điều kiện thuận lợi cho cái dù an ninh của Hoa Kỳ, nhưng đồng thời lại mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều đó có thể rất khó khăn về sau này nếu có căng thẳng trong vùng biển nam Trung Quốc hay eo biển Đài Loan. Không thể bỏ qua sự kiện ấy.”
Sự can dự của Australia vào Afghanistan cũng sẽ được xem xét trong chuyến thăm ngắn ngủi của Tổng thống Obama. Con số thương vong mới đây đã không làm sờn lòng kiên quyết của Canberra là toàn thành sứ mạng, mặc dù ông Pip Hinman, một người vận động phản chiến muốn đưa binh sĩ Úc về nước ngay tức thời.
Ông Hinman nói: “Cuộc chiến tranh này đã làm tốn quá nhiều tiền, chưa kể sinh mạng. Những khoản tiền khổng lồ đang được chi vào một cuộc chiến tranh gây tàn phá nghiêm trọng cho Afghanistan, lan qua Pakistan và bắt đầu tàn phá cả đất nước chúng ta nữa, tàn phá đời sống của các binh sĩ được gửi đi chiến đấu trong cuộc chiến tranh này. Tôi muố nói rằng đó là lý do vì sao tôi nghĩ các cuộc thăm dò cho thấy dân chúng không nhìn thấy lý do và phần nữa họ cũng biết đó là điều phi đạo đức và bất công.”
Mặc dầu cuộc chiến tranh ở Afghanistan đang làm mất lòng nhiều người Úc, các cuộc thăm dò công luận cho thấy liên minh với Hoa Kỳ vẫn được nhiều người ủng hộ ở Australia.
Một phụ nữ Úc cho biết: “Tôi quý trọng liên minh ấy. Tôi nghĩ trở lại thời Thế chiến thứ hai, nếu không có người Mỹ thì chúng ta không thể tự đảm đương nổi. Chúng ta cần có sự giúp đỡ. Chúng ta có 22 triệu dân, và là một cái chấm nhỏ xíu ở Nam Thái Bình Dương. Chúng ta thực sự muốn người Mỹ có mặt ở đây, bất cứ căn cứ nào họ muốn, họ cũng được hoan nghênh.”
Một người đàn ông Úc nhận xét: “Tôi cho rằng liên minh được đánh giá hơi quá đáng. Chúng ta liên kết quá chặt chẽ với Hoa Kỳ. Tôi không biết liệu thực sự có lợi gì cho Australia hay không.”
Australia vẫn giữ các quan hệ văn hóa mật thiết với Anh và sự thịnh vượng của Úc ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo liên tiếp vẫn nói rằng tài sản quý giá nhất của quốc gia là liên minh an ninh với Hoa Kỳ.
Ông Obama sẽ trở thành đương kim Tổng thống Hoa Kỳ thứ năm đi thăm Australia.
Hồi tháng 9 vừa qua, ngoại trưởng Hillary Clinton đã chủ tọa lễ kỷ niệm chính thức một hiệp ước bảo đảm cho an ninh của Australia, nước đã trở thành một trong các đồng minh trung thành nhất của nước Mỹ.
Không có nước nào khác đã góp quân chiến đấu bên cạnh Hoa Kỳ trong mỗi một cuộc xung đột chính của Mỹ kể từ Thế chiến thứ nhất.
Mặc dầu chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Canberra và Darwin dự trù sẽ củng cố thêm tình thân hữu lâu dài này, ông Geoffrey Garrett, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại trường Đại học Sydney, nói rằng có phần chắc chuyến thăm này còn đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Ông Garrett nói: “Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của chuyến thăm này là một điểm then chốt chiến lược trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ chuyển hướng từ Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố qua vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Ông Garrett tin rằng Australia sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong thương mại và an ninh khu vực.
Ông Garrett nói tiếp: “Các nhà lãnh đạo Mỹ thường nói rằng Hoa Kỳ không có nước bạn nào tốt hơn trên thế giới so với Australia. Tôi nghĩ điều đó đúng bởi vì Australia là đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong việc đúc kết hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương và công cuộc hợp tác giữa Australia và Hoa Kỳ cởi mở hơn và theo tôi nghĩ, đứng ở một mức cao hơn so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới, có thể chỉ ngoại trừ Vương quốc Anh.”
Tổng thống Obama dự kiến sẽ loan báo các kế hoạch để binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở bắc bộ Australia, một hành động sẽ gây ra những mối quan ngại tại Trung Quốc.
Ông Tom Switzer của trường Đại học Sydney tin rằng sẽ cần đến đường lối ngoại giao tế nhị của Australia để quân bình các mục tiêu kinh tế và quân sự.
Ông Switzer nói: “Sự đi lên của Trung Quốc thực sự đề ra các vấn đề khác nhau cho Mỹ và Australia. Đối với nước Mỹ đó là sự nổi lên của một đối thủ địa lý chính trị, nhưng đối với Australia, thì Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Nhưng dầu sao thì Australia cũng đang đứng trước chọn lựa phải cưỡi hai con ngựa cùng một lúc. Khái niệm toàn bộ là tạo điều kiện thuận lợi cho cái dù an ninh của Hoa Kỳ, nhưng đồng thời lại mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều đó có thể rất khó khăn về sau này nếu có căng thẳng trong vùng biển nam Trung Quốc hay eo biển Đài Loan. Không thể bỏ qua sự kiện ấy.”
Sự can dự của Australia vào Afghanistan cũng sẽ được xem xét trong chuyến thăm ngắn ngủi của Tổng thống Obama. Con số thương vong mới đây đã không làm sờn lòng kiên quyết của Canberra là toàn thành sứ mạng, mặc dù ông Pip Hinman, một người vận động phản chiến muốn đưa binh sĩ Úc về nước ngay tức thời.
Ông Hinman nói: “Cuộc chiến tranh này đã làm tốn quá nhiều tiền, chưa kể sinh mạng. Những khoản tiền khổng lồ đang được chi vào một cuộc chiến tranh gây tàn phá nghiêm trọng cho Afghanistan, lan qua Pakistan và bắt đầu tàn phá cả đất nước chúng ta nữa, tàn phá đời sống của các binh sĩ được gửi đi chiến đấu trong cuộc chiến tranh này. Tôi muố nói rằng đó là lý do vì sao tôi nghĩ các cuộc thăm dò cho thấy dân chúng không nhìn thấy lý do và phần nữa họ cũng biết đó là điều phi đạo đức và bất công.”
Mặc dầu cuộc chiến tranh ở Afghanistan đang làm mất lòng nhiều người Úc, các cuộc thăm dò công luận cho thấy liên minh với Hoa Kỳ vẫn được nhiều người ủng hộ ở Australia.
Một phụ nữ Úc cho biết: “Tôi quý trọng liên minh ấy. Tôi nghĩ trở lại thời Thế chiến thứ hai, nếu không có người Mỹ thì chúng ta không thể tự đảm đương nổi. Chúng ta cần có sự giúp đỡ. Chúng ta có 22 triệu dân, và là một cái chấm nhỏ xíu ở Nam Thái Bình Dương. Chúng ta thực sự muốn người Mỹ có mặt ở đây, bất cứ căn cứ nào họ muốn, họ cũng được hoan nghênh.”
Một người đàn ông Úc nhận xét: “Tôi cho rằng liên minh được đánh giá hơi quá đáng. Chúng ta liên kết quá chặt chẽ với Hoa Kỳ. Tôi không biết liệu thực sự có lợi gì cho Australia hay không.”
Australia vẫn giữ các quan hệ văn hóa mật thiết với Anh và sự thịnh vượng của Úc ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo liên tiếp vẫn nói rằng tài sản quý giá nhất của quốc gia là liên minh an ninh với Hoa Kỳ.
Ông Obama sẽ trở thành đương kim Tổng thống Hoa Kỳ thứ năm đi thăm Australia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét