4.11.11

Chuyện đồng chí Minh Nhớp

Blog Phanthehai
Thằng Joan, bạn tôi, Catolic ngoan hiền, công dân Anti cộng thật thà là người Hà Tĩnh. Sau hơn hai tháng phiêu dạt trên đất Mỹ, về nước chân ướt chân ráo gặp nhau hắn bảo: Xứ Mẽo nhiều chuyện lắm, trong đó đáng chú ý là gặp đ/c Minh Nhớp. Người anh hùng này hiện đang cư ngụ trong chùa ở Santa Ana, thuộc bang Cali, nằm bên bờ Đại Tây Dương.

Với người Hà Tĩnh, cách đây ngót hai chục niên, cái tên Minh Nhớp nổi lên như môt hiện tượng, hơn thế là người anh hùng xứ Núi Hồng- Sông Lam. Năm 9 tư, khi mới bước vào nghề báo, vào Hà Tĩnh công cán, tôi đã nghe danh ông, nhìn thấy nhà máy chế biến gỗ của ông, lòng thầm ngưỡng mộ.
Tên thật của ông là Trần Văn Minh, sinh vào khoảng đầu những năm 50s. Do thành phần không cơ bản, thuộc tầng lớp phi vô sản, nên tuổi thơ của ông long đong lận đận. Cải cách năm 6, các đồng chí Cộng kiên trung tịch thu hết ruộng vườn tài sản của nhà ông, xử tử cha ông trước mặt gia đình. Đó là những gì khởi đầu cho cuộc đời  lặn ngụp kiếm miếng ăn qua ngày, rồi phiêu bạt sang tận Mẽo.
Trong những năm 60s, chàng thanh niên Trần Văn Minh cũng phải gia nhập đội thanh niên xung phong, khuân vác, phá dỡ bom mìn… Hết nghĩa vụ, đồng chí về bám quốc lộ, hành nghề sửa xe đạp cho khách  trung liu và cán bộ công cán. Tay chân lấm lem dầu mỡ, khi buông clê, mỏ lết, để thực hiện các thao tác khác, ông thường tiện tay chùi vào áo quần, khiến toàn thân ông như vừa mới được móc từ cống lên. Biệt danh “Minh Nhớp” có từ đó.
Sau 7 lăm, như nhiều người dân miền Bắc Thiên đường, đ/c Minh ngược chiều với những người lính cộng, Nam tiến tìm đường vào Sài Gòn làm ăn. Tới những năm 80s, khi tiêu hết những đồng tiền chiến lợi phẩm, những đồng tiền viện trợ của các đồng chí thành trì CNXH cũng vơi dần, xứ thiên đường ta chìm từ từ, dần thành địa ngục.
Đó cũng là thời kỳ mà các đồng chí buôn lậu có đất sống. Với bản năng thông minh, đồng chí Minh Nhớp đã vượt qua muôn vàn khó khăn của các trạm kiểm soát để đưa hàng từ Sài Gòn ra, cung cấp cho đồng bào mình. Đặc biệt là ở thời đói kém, gạo là mặt hàng một vốn bốn lời. Dẫu bị bắt nhiều lần, nhưng tịu chung, đồng chí vẫn thắng.
Từ một thương nhân buôn gạo, có chút vốn liếng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, lại được hưởng không khí thông thoáng của anh Sáu ở Sài Thành, đồng chí Minh ấp ủ tham vọng vươn ra làm xuất khẩu, bắt tay bắt chân với mấy ông Ba Tàu chợ lớn, có giây nhợ với Hongkong.
Giờ nghe khái niệm này thấy lãng xẹt, bởi khi thị trường không biên giới của WTO, chuyện mua của ai, ở đâu, bán chỗ nào đâu thành vấn đề. Dưng ở thời điểm mà xứ Thiên đường ta đang là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại thì chuyện bắt chân bắt tay với mấy ông nước ngoài đã có thể đưa vào tầm ngắm của cơ quan an ninh, còn có chuyện trao đổi hàng hoá hay tiền bạc, không chừng bị khép tội hoạt động gián điệp bất cứ lúc nào.
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước xứ Thiên đường. Thế mà, đồng chí Minh dám nghĩ đến chuyện đó, quả thật là gan cóc tía. Rồi, bằng tài ngoại giao của mình, đồng chí cũng cho ra đời được cái gọi là: “Công ty xuất nhập khẩu nội thương Hà Tĩnh”. Công ty này, sau được đổi tên thành “Công ty Kinh Doanh Tổng Hợp Ðầu Tư Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Hà Tĩnh” , gọi tắt là  GETRADIMEX.
Năm 9 mốt, Hà Tĩnh được tách ra từ Nghệ Tĩnh. Ông Trần Quốc Thại làm bí thư, ông Nguyễn Ký là Chủ tịch. Tỉnh mới tái lập, nên nghèo, mồng tơi không kịp rớt. Buổi đầu, các đồng chí lãnh đạo tỉnh nôn nóng muốn cải thiện ngân sách để có đồng ra đồng vào, nên mở hết cơ chế cho đồng chí Minh hoạt động.
GETRADIMEX của đồng chí Minh về danh nghĩa là doanh nghiệp nhà nước, nhưng gần như nhà nước không đầu tư một đồng vốn nào. Trên thực tế, đồng chí Minh phải tự bỏ ra kinh doanh, lo lương bổng cho anh em và tổ chức điều hành.
(Bận việc phải đi, mai viết tiếp)
P.T.H.

Không có nhận xét nào: