20.11.11

Hai Hình Ảnh Thầy Cô và Học Trò



Lời dẫn nhập:
Nhân ngày được gọi là ”Hiến Chương Nhà Giáo: 20.11” trong xã hội Việt Nam hôm nay, tôi xin trích dẫn quan niệm của một ”kỹ sư tâm hồn xã hội chủ nghĩa” về ngày ấy và cũng xin mạo muội nêu lên cảm tưởng của mình, tức là ”hình ảnh của Thầy Cô” nói chung sau biến cố năm 75 và của Thầy Cô ở miền Nam trước biến cố ấy.

I. Quan niệm của một Thầy Giáo xã hội chủ nghĩa:
Thạc sĩ (1) giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Giảng viên Khoa Toán ứng dụng tin học tại Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương tâm sự rằng nhà giáo đang “cô đơn” giữa cộng đồng. Thầy ấy viết như sau:
”Ước gì đừng có ngày 20/11.
Ngày 20/11 lại đến, một ngày lúc đầu mang ý nghĩa tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Nhưng, theo dòng đời trôi, cùng với tác động của cơm áo, gạo tiền, ngày ấy đã trở thành “ngày lễ thầy” với đúng nghĩa đen của từ lễ.
Thật vậy, cách tổ chức mừng ngày này tại các trường na ná giống nhau về hình thức. Các thầy cô giáo phải đến trường, nghe những lời huấn dụ phải thế này, thế kia… Điều quan trọng nhất là làm gì để cho vị thế của giáo viên trong xã hội được nâng cao, được tôn trọng thì lại chia ở thì tương lai với động từ “sẽ…” mà không biết bao nhiêu năm “sẽ…” đã trôi qua. Tại sao trong ngày này, giáo viên không được nghỉ ngơi thư giãn, đi chơi đâu đó để có thể đón nhận những niềm vui thật sự từ học trò, từ người thân, từ bạn bè…
Có ngày 20/11 để làm gì khi những món quà tặng thầy cô bị biến tướng thành phong bì, voucher quà tặng với 1 chữ số khác 0 đứng trước và đi kèm theo đó là 5 hoặc 6 chữ số 0. Để rồi sau đó, các phương tiện truyền thông và một bộ phận xã hội người dân nhìn, nói những lời xúc phạm nặng nề đến nhân cách của giáo viên. Là giáo viên chân chính không ai muốn điều đó cả. Nhưng hình như mọi người quên rằng có những phụ huynh thật sự có điều kiện về kinh tế, họ không được tặng cho người thầy cô mà con cái họ yêu quý những món quà có giá trị lớn sao? Và giáo viên nhận những món quà này có gì sai chăng?
Có ngày 20/11 để làm gì khi mỗi ngày trong cuộc sống, giáo viên đang là những “Don Quixote” cố gắng giáo dục cho học trò viết đúng tiếng Việt, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ luật pháp? Hàng loạt “cối xay gió” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” lại in vào đầu các em những câu văn vô nghĩa, những câu nói vớ vẩn mà một số người lớn lại biện minh đó là “sự sáng tạo của tiếng Việt hiện đại”. Những hành động vô cảm trước hoạn nạn của người khác, thậm chí còn hưởng lợi từ sự thiếu may mắn của người khác. Để rồi đến một ngày khi đám trẻ trở thành sát thủ, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực, mọi nguyên do lại được quy về “không biết thầy cô dạy dỗ như thế nào?”
Có ngày 20/11 để làm gì khi có những phụ huynh vì không nhìn thấy cái sai của quý tử nhà mình, sẵn sàng hành hung giáo viên, hả hê khi thấy giáo viên bị kỷ luật chỉ vì không kiềm chế được trong lúc nóng giận đã lỡ quất vào mông của quý tử đó một roi. Chưa bao giờ, giáo viên lại là người dễ bị “bắt nạt” như bây giờ, giáo viên bị phụ huynh hành hung, bị học sinh tấn công thì mọi chuyện sẽ không có gì ầm ĩ. Nhưng chỉ cần giáo viên có một hành động gì đó không đúng chuẩn mực lắm thì ngay lập tức hàng loạt “cơn mưa đá” sẽ trút xuống người giáo viên tội nghiệp, mà hình như mọi người ném đã quên mất rằng giáo viên cũng có đầy đủ hỷ nộ ái ố của một con người bình thường.
Khi cuộc sống đời thường của người giáo viên quá nghèo khổ thì bị nhìn với cặp mắt thương hại. Nhưng khi người giáo viên vươn lên thoát nghèo bằng chính nghề nghiệp của mình thì bị xã hội mỉa mai gọi là “bán chữ”, thậm chí còn bị xem đó như hành vi phạm tội, lập ra đội chống dạy thêm để hạch sách.
Xã hội đòi hỏi giáo viên phải sống thanh bạch như những cụ đồ ngày xưa trong làng xã, nhưng quên mất rằng những cụ đồ ngày xưa chỉ chăm lo việc dạy, còn cuộc sống được dân trong làng đảm bảo không để thầy phải bận tâm về cơm áo gạo tiền. Những người thầy mẫu mực được gọi là “vạn thế sư biểu” trong lịch sử như Chu Văn An, Khổng tử… đều có một cuộc sống đời thường thanh bạch giản dị nhưng không phải thiếu thốn những nhu cầu cần thiết.
Có lẽ, rất nhiều giáo viên đều ước rằng thay vì một năm có một ngày 20/11 với đủ các lời chúc hoa mỹ, quà tặng, với những lo lắng “đua quà” của phụ huynh, thì suốt cả năm cha mẹ hãy cùng chung tay với thầy cô trong việc giáo dục con em mình trở thành những người có ích trong xã hội, nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt.
Cả xã hội thay đổi cách nhìn, nâng cao vị thế và cuộc sống thực tế của giáo viên để người thầy không còn là những “Don Quixote” trong cuộc chiến chống lại những cái xấu; để giáo viên xuất hiện trước mắt học sinh thân yêu với hình ảnh đẹp và mẫu mực của một thầy cô giáo đúng nghĩa.
Làm được như thế, ngày 20/11 không còn là một ngày của riêng ngành giáo dục mà mang một ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều. Đó là ngày toàn dân vì tương lai của thế hệ trẻ sau này.”
Phạm Phúc Thịnh
(Để thông cảm thêm nỗi lòng của Thầy Phạm văn Thịnh, quý Vị có thể tìm đọc hai bài viết sau đây trên mạng: ”Thu nhập 20-30 triệu ngày 20/11; Nghề giáo: Nhiều vai, khó diễn”.)
II. Thầy Cô sau biến cố năm 75
A. Thầy Cô thuộc ”biên chế” của Nhà Nước
Đó là những những ”kỹ sư tâm hồn” được gởi từ miền Bắc vào Nam và một số người ”nằm vùng” tại miền Nam. Nhìn chung, các Thầy Cô này rất tự hào, coi Thầy Cô được đào tạo trong ngành Giáo Dục cũ là thành phần phản động, được ”lưu dụng, lưu dung” để chờ xét cho vào biên chế sau quá trình phấn đấu lâu dài. Cho nên, trong nhiều lớp học, Thầy N.X.Đ (không ghi rõ tên) đã mạ lỵ nữ sinh như sau: ”Nếu không có Giải Phóng thì con gái miền Nam làm đĩ và lấy chó.”Song song với việc khống chế Thầy Cô miền Nam, kỹ sư tâm hồn xã hội chủ nghĩa còn lập nên mạng lưới ”tình báo” trong học sinh để theo dõi sát nút Thầy Cô ”phản động”. Ngoài ra, học sinh phải khai báo với Công An các hành vi ”phản động” của gia đình mình. Bằng chứng là đã có đại gia đình kia bị vào tù vì tổ chức vượt biên. Học sinh đi tố là đối tượng Đoàn. Thân Sinh, anh, chị, em và nhiều người trong dòng họ học sinh ấy là nạn nhân bị bắt trọn trên ghe.
Sau này, khi ”tiêu chuẩn lương thực” cho Thầy Cô quá thấp (ăn bo bo nhiều hơn gạo mốc), một số Thầy Cô xã hội chủ nghĩa mới bật mí những câu truyền tụng trong dân gian ngoài Bắc như sau: ”Nhất: Y, nhì: Dược; tạm được: Bách Khoa; bỏ qua Sư Phạm. Chuột chạy cùng sào, mới vào Sư Phạm. Sư Phạm ăn tạm củ khoai. Thầy giáo tháo giầy. Giáo án dán áo…. Giáo viên gần nhà bằng ba Hiệu Trưởng…”
Có chuyện đùa để coi thường Thầy Giáo như sau: Tên cướp nọ chặn Thầy kia công tác ở Nam ra Bắc nghỉ hè. Móc túi Thầy Giáo, chẳng thấy tiền bạc đáng kể và sờ mông chỉ toàn giấy lót, tên cướp bèn mắng: ”Ông từ Nam ra, sao không có tiền? Giấy độn mông để làm gì thế?” Thầy Giáo nói: ”Thưa anh, tôi dạy học, đâu có nhiều tiền. Đi tàu, phải ngồi ghế gỗ nên tôi lót giấy cho khỏi đau mông.” Nghe thế, tên cướp ứa lệ, bèn tặng Thầy Giáo một số tiền ”bồi dưỡng”!
B. Trường ”Vừa Học, Vừa Làm”
Là loại trường được lập nên theo Nguyên Lý Giáo Dục của Đảng: ”Học đi đôi với hành.” Nguyên lý này thoát thai từ lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh dành cho học sinh: ”Học tập tốt – Lao động tốt.” Thực chất của loại trường này là ”đại phản động”, trái với nền giáo dục của Thế Giới Văn Minh bởi vì Trường này phải ở miền rừng núi. Thầy Cô và trò sống tập thể. Trò học nửa buổi, lao động một buổi, còn phải chong đèn học đêm. Có Trường được giao cho hơn bốn chục mẫu tây đất, lại còn phải làm gạch để bán. Đó là tiền đề cho Ban Giám Hiệu tham nhũng, bóc lột sức lao động của học sinh. Lúa gạo thì BGH bán lén. Ngoài ra, có Thầy Hiệu Trưởng và Hiệu Phó phá hoại cuộc đời của một số nữ sinh.
III. Thầy Cô miền Nam trước biến cố năm 75
Nhìn chung, trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Thầy Cô rất được kính trọng. Vào những năm cuối của Đệ Nhị Cộng Hòa, học sinh có Tú Tài Toàn Phần thi vào Trường Sư Phạm Đệ Nhị Cấp, (tức cấp ba sau này), ký hợp đồng dạy học trong mười năm mà thôi. Ra trường, tân Giáo Sư có ”chánh ngạch hạng A” với chỉ số lương khởi điểm là 470. Trong khi đó, Kỹ Sư mới ra Trường có chỉ số là 430; Bác Sĩ thì 510. Còn tân Giáo Sư Đệ Nhất Cấp thì có chỉ số là 380. Đi dạy ở các Tỉnh khác, Thầy Cô không cần khai tên vào sổ gia đình, không lệ thuộc vào Chính Quyền Tỉnh, mà trực thuộc Bộ Giáo Dục. Trên xe tàu, sau khi xem thẻ Giáo Viên Tiểu Học hay thẻ Giáo Sư Trung và Đại Học, Cảnh Sát luôn kính trọng Thầy Cô, cúi đầu chào, có lúc ra vẻ nhà binh. Theo quy định, Giáo Sư Đệ Nhị Cấp dạy mười sáu giờ một tuần. Ai dạy thêm thì được lương phụ trội. Ngoài ra, có thể sang dạy các Trường tư khác hay ”tự động” mở lớp dạy riêng, không hề bị Cảnh Sát làm tiền.
Một số Trường có Hội Phụ Huynh Học Sinh chỉ là hình thức để tỏ lòng biết ơn Thầy Cô trong những ngày tất niên hay cuối niên khóa. Không bao giờ Hội này dám tặng quà cáp cho Thầy Cô. Nếu có thì chỉ là vì tình cảm quen biết riêng tư. Thật ra, việc nhận quà của Phụ Huynh học sinh là cái nhục đối với ngành Giáo Dục. Cho nên Thầy Cô phải giữ uy tín đối với học trò: ”Nhất tự vi Sư; bán tự vi Sư” là thế!
Ngày trước, thời còn học sinh, chúng tôi biết được các bài hát: ”Tan học rồi; Tình học sinh”…, nhất là bài ”Mái Trường Xưa” (2) như sau:
”Chiều nao, hoa soan ngập mái trường. Chiều nao, hè về gieo nhớ thương. Từ giã những phút êm đềm dưới Mái Trường, lòng nao nao lúc bước xa Trường xưa. Thuở ấy, ve kêu gợi tiếng sầu. Hè ơi, ngập ngừng xa cách nhau. Trường vắng bóng dáng bao người mơ đâu rồi! Mộng hoa niên chôn bên Mái Trường xưa! Ôi Trường xưa ôi, lòng tôi vấn vương muôn đời! Bao ngày vui đâu mờ xóa trong tâm hồn! Tay cầm tay, nhưng lòng chưa dứt mối ưu sầu! Đôi lòng bâng khuâng rời Trường xưa bao yêu dấu! Chiều nay, bơ vơ bên Mái Trường! Về đây tìm lại phút mến thương. Trường vắng bóng dáng bao Thầy Cô đâu rồi! Mộng hoa niên chôn bên Mái Trường xưa…”
IV. Tấm lòng của Thầy Cô và Học Trò
Trong xã hội Việt Nam bây giờ, dù có nhiều học sinh tốt nhờ được Phụ Huynh giáo dục phải kính trọng Thầy Cô, vẫn không ít học trò đánh giá quá thấp Thầy Cô như nhận xét của Thầy Thịnh. Nhân đây, để tôn vinh Thầy Cô vào thời chúng tôi đi học, tôi kính tặng quý Thầy Cô và quý Vị bài thơ:
THẦY CÔ – HỌC TRÒ
Lớp, thời khóa biểu dùng cho
Thầy-cô-đệ-tử hẹn hò tâm giao…
Nắng mai rực rỡ soi vào
Những trang sách vở lao xao trên bàn
Hoa niên làm rộn tâm can
Nụ cười tươi nở trên làn môi xinh
Thầy-cô yêu phấn trắng tinh
Cũng là màu áo học sinh đến trường
Trò ngoan là đóa hướng dương
Đẹp hơn những áng văn chương trữ tình!
Nõn nà tựa búp măng xinh
Ngón tay cầm viết nhờ tình song phương:
Thầy-cô-cha-mẹ yêu thương
Nên trò ôm vở đến trường học chăm
Trò là hình ảnh xa xăm
Của thầy-cô những tháng năm tuyệt vời:
Nhà trường, lớp học là nơi
”Thụ nhân*, khải đạo” bằng lời thầy-cô
Mai sau xây dựng Cơ Đồ
Nay trò tìm đến thầy-cô học hành
Thầy-cô là mực vẽ thành
Trò là những nét đan thanh* cho đời!
Hè về, phượng nở rực trời
Nhìn màu xanh, đỏ, nhớ lời thầy-cô…
Phan văn Phước, Đức Quốc, 01.12.2002
*Thụ nhân: không có nghĩa là ”trồng người”, mà là ”dạy, đào tạo người”!
Đan thanh: màu đỏ, xanh chỉ nét vẽ đẹp.
Kính mời quý Vị nghe ba ca khúc về Học Đường:
và xem Video về học sinh Phan Minh Trí đạt nhiều thành tích xuất sắc tại Hoa Kỳ. Nội của cháu là ông Phan văn Chấn, Sĩ Quan Cảnh Sát, bị tù gần tám năm. Nhà cửa ông Chấn bị địa phương tịch thu. Vợ con ông phải đi vùng kinh tế. Tất cả các cháu đành làm nông, cưa gỗ để sống qua ngày. Vừa làm, vừa học bổ túc văn hóa! Các cháu trai đậu đầu khóa thi cuối Trung Học (3) ở Tỉnh. Vào thời kỳ chưa đổi mới, vì lý lịch ”xấu”, các cháu trai không được đậu vào Đại Học. Sau này, qua Mỹ theo diện HO, con trai ông Chấn đã thành tài. Và Phan Minh Trí, con của ông Phan Công Chuẩn, 13 tuổi, cao 1 mét 76, đã thi ATC với các môn của lớp 12:
Nếu sinh ra ở VN, cháu Minh Trí đã không có được ngày hôm nay. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã thu hút được 250 học sinh ưu tú của toàn quốc và 500 học sinh ưu tú khác trên toàn Thế Giới. Đành rằng nước Mỹ không phải là Địa Đàng. Nhưng họ có nền Giáo Dục Tiên Tiến, Nhân Bản, biết trọng nhân tài như nước Đức đã chọn người Việt từ Viện Mồ Côi lên làm Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Y Tế và Chủ Tịch Đảng Tự Do Dân Chủ!
Nhìn người mà xấu hổ cho Quốc Thể VN như lời Đức Tổng Kiệt ngày nào!!!
                                                                  ————–
Ghi chú: 
1. Theo lời của một cựu Giáo Sư, thời trước, ở miền Nam, chỉ có chừng năm hay sáu Thạc Sỷ. Trong cuốn Webster’s Third New International Dictionary và một vài cuốn khác, chữ ”agrégé” là người có học vị cao nhất trong ngành Sư Phạm ở Pháp, khác với học vị Tiến Sĩ trong các phân khoa khác. Bây giờ, ở VN, cứ gọi Master là Thạc Sĩ hay là Đại Học cấp hai. Đúng ra, nên gọi đó Cao Học. Chữ Master do từ Latinh ”magister” là Thầy (maître)! 
2. Rất tiếc trên mạng chưa có bài Mái Trường Xưa. Trang Quốc Học Huế thì có ghi lời không đúng vì người ghi cho biết chỉ nhớ mại mại. Quý Vị nào có nhạc bài ấy, xin cho bà con thưởng thức. Xin đa tạ.
3. Không nên dùng từ ”tốt nghiệp phổ thông” bởi vì các em có học nghề đâu, mà ”tốt”!!!
Đăng trong Phan văn Phước

3 Responses to Hai Hình Ảnh Thầy Cô và Học Trò

  1. TRí ngu
    Giáo dục VGCS sinh ra thày giáo hiệu trưởng Xương đem học trò bán dâm cho các quan tỉnh Trường Tô…, sinh ra ytá chích chó học lớp 3 làm TT đè đầu cả nước,tham nhũng, mặt trơ trán bóng, xả hội nào sinh ra con người đó!! nghề giáo VNCH là 1 nghề thi vào Đại học khó đậu nhứt , o thể nói ởchế độ VNCH thày cô giáo nào cũng toàn mỷ nhưng quyết o sinh ra nhửng con người mà VG cộng phỉ đả đào tạo nói trên!!!
     
    2
     
    0
     
    Rate This
  2. Hy vọng là bài này Tg: Phan văn Phước đang tìm ?
    Kính
    vdn
    *********
    TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA – nhạc và lời: Phạm Cao Hoàng – Nguyễn Trọng Khôi phối âm và hát-
    Lyric:
    1-
    Chiều nay ghé thăm trường cũ.
    Nép mình bên gốc phượng xưa.
    Chợt nghe trăm ngàn thương nhớ.
    Hình như thu đã sang mùa.-
    Tìm lại tuổi thơ chốn này. –
    Lần theo những tháng ngày qua. –
    Lần theo những dòng kỷ niệm. –
    Tuổi thơ và những nụ hoa. –
    Tìm lại người xưa chốn này.-
    Thầy ơi con đã về đây. –
    Ai còn? Ai đi? Ai nhớ? –
    Cuối trời hiu hắt mây bay. –
    Chiều nay ghé thăm trường cũ. –
    Nghe mùa thu hát ngoài kia. –
    Hình như trong lòng man mác. –
    Những ngày thơ ấu xa xưa. –
    2 –
    Chiều nay ghé thăm trường cũ.
    Cây bàng xưa vẫn còn đây. -
    Hỏi thăm những người năm ấy. -
    Bạn tôi nay ở phương nào?-
    Tìm lại tuổi thơ chốn này. –
    Lần theo những tháng ngày qua. –
    Lần theo những dòng kỷ niệm. –
    Tuổi thơ và những nụ hoa. –
    Tìm lại người xưa chốn này.-
    Thầy ơi con đã về đây. –
    Ai còn? Ai đi? Ai nhớ? –
    Cuối trời hiu hắt mây bay. –
    Chiều nay ghé thăm trường cũ. –
    Nép mình bên gốc phượng xưa.
    Chợt nghe trong lòng thương nhớ. –
    Những ngày thơ ấu xa xưa. –
     
    3
     
    0
     
    Rate This
  3. Trở Về Vái Trường Xưa – Phạm Cao Hoàng

    vdn

Không có nhận xét nào: