Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu cho biết chuyến đi mở đường của Ngoại trưởng Hillary Clinton vào đầu tháng tới tại Miến Điện sẽ là một phép thử về những cam kết cải tổ dân chủ của Miến Điện. Theo trông đợi, một trong những yêu cầu của bà Clinton là trả tự do cho tất cả tù chính trị.
Hình: Reuters
Tại Washington, các giới chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu nhấn mạnh đến tuyên bố của Tổng thống Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á Bali, cho rằng các động thái cải cách của Miến Điện chỉ là “những ánh chớp của tiến bộ”, do đó, chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton sẽ là phép thử để xem quyết tâm cải cách của Miến Điện sẽ đi xa cỡ nào.
Từ hơn 50 năm nay mới có chuyến đi Miến Điện của một Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
Chuyến đi đánh dấu đỉnh cao của một tiến trình đối thoại liên tục giữa hai nước kể từ khi chính quyền dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền hồi tháng 3, sau mấy mươi năm Miến Điện sống dưới chế độ quân sự.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mark Toner nói sẽ không có ngạc nhiên nào về những đề tài mà bà Clinton sẽ mang ra thảo luận tại Miến Điện.
Ông nói bà sẽ nhấn mạnh đến việc chính quyền Miến Điện cần đi đến tận cùng với lịch trình cải cách, trong đó bao gồm việc phóng thích và đối thoại với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ông nói tiếp:
“Điều mà Hoa Kỳ muốn thấy là thả tất cả tù chính trị, sửa đổi luật bầu cử, một cơ chế chính trị cởi mở để cho phép có được những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Đó là những gì mà Hoa Kỳ đi tìm. Hoa Kỳ trông chờ một không gian chính trị thoáng hơn.”
Các tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội Miến Điện nói rằng mặc dù Miến Điện mới đây đã thả 200 tù chính trị, con số này quá nhỏ so với tổng số tù chính trị mà họ ước lượng độ 2.000.
Cả hai thành phần này đều hoan nghênh chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton.
Bà Jennifer Quigley, giám đốc của U.S. Campaign for Burma, một tổ chức vận động dân chủ cho Miến Điện có trụ sở ở Washington, nói tổ chức của bà hy vọng chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm tù chính trị, nếu không muốn nói là tất cả, vào lúc Ngoại trưởng Clinton sắp sửa đến Miến Điện để tỏ thiện chí.
Hoa Kỳ đang áp đặt chính sách coi như hoàn toàn cấm vận thương mại với Miến Điện đã có từ thời Tổng thống Bush, vì chính phủ quân sự đàn áp chính trị.
Hoa Kỳ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao nhưng ở dưới cấp đại sứ, và vẫn gọi Miến Điện là Burma chứ không chấp nhận tên mới là Myanmar.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mark Toner cho biết Hành pháp chưa đề nghị với Quốc hội về chuyện tháo bỏ cấm vận, còn về tên nước thì ông nói chuyện này sẽ được nhân dân Miến Điện quyết định.
Từ hơn 50 năm nay mới có chuyến đi Miến Điện của một Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
Chuyến đi đánh dấu đỉnh cao của một tiến trình đối thoại liên tục giữa hai nước kể từ khi chính quyền dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền hồi tháng 3, sau mấy mươi năm Miến Điện sống dưới chế độ quân sự.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mark Toner nói sẽ không có ngạc nhiên nào về những đề tài mà bà Clinton sẽ mang ra thảo luận tại Miến Điện.
Ông nói bà sẽ nhấn mạnh đến việc chính quyền Miến Điện cần đi đến tận cùng với lịch trình cải cách, trong đó bao gồm việc phóng thích và đối thoại với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ông nói tiếp:
“Điều mà Hoa Kỳ muốn thấy là thả tất cả tù chính trị, sửa đổi luật bầu cử, một cơ chế chính trị cởi mở để cho phép có được những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Đó là những gì mà Hoa Kỳ đi tìm. Hoa Kỳ trông chờ một không gian chính trị thoáng hơn.”
Các tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội Miến Điện nói rằng mặc dù Miến Điện mới đây đã thả 200 tù chính trị, con số này quá nhỏ so với tổng số tù chính trị mà họ ước lượng độ 2.000.
Cả hai thành phần này đều hoan nghênh chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton.
Bà Jennifer Quigley, giám đốc của U.S. Campaign for Burma, một tổ chức vận động dân chủ cho Miến Điện có trụ sở ở Washington, nói tổ chức của bà hy vọng chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm tù chính trị, nếu không muốn nói là tất cả, vào lúc Ngoại trưởng Clinton sắp sửa đến Miến Điện để tỏ thiện chí.
Hoa Kỳ đang áp đặt chính sách coi như hoàn toàn cấm vận thương mại với Miến Điện đã có từ thời Tổng thống Bush, vì chính phủ quân sự đàn áp chính trị.
Hoa Kỳ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao nhưng ở dưới cấp đại sứ, và vẫn gọi Miến Điện là Burma chứ không chấp nhận tên mới là Myanmar.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mark Toner cho biết Hành pháp chưa đề nghị với Quốc hội về chuyện tháo bỏ cấm vận, còn về tên nước thì ông nói chuyện này sẽ được nhân dân Miến Điện quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét