Tổng thống Obama và nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới đang tham dự Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á Thái bình dương, tức APEC, tại Hawaii sẽ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali trong tuần này để tiếp tục bàn về các đề tài thuộc lãnh vực thương mại và an ninh khu vực.
TTV đài VOA, Brian Padden, tại Jakarta đã tiếp xúc với Tổng thư ký khối ASEAN để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai diễn đàn quốc tế này và về những đề tài sẽ nằm trong nghị trình thảo luận khi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau ở Bali.Hình: AP
Trả lời cuộc phỏng vấn của VOA, ông Surin Pitsuwan, Tổng thư Ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tức ASEAN , nói rằng Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nước Đông Á sẽ bàn tiếp về các vấn đề thương mại được đưa ra thảo luận tại APEC trong đó có cả các đề tài khác có liên quan đến thương mại trong khu vực.
Ông Pitsuwan nói: “Theo tôi, APEC thảo luận về các vấn đề thương mại, những thuận lợi cho thương mại và tự do hóa thương mại. Còn hội nghị Bali sẽ bàn về các vấn đề giúp thăng tiến thương mại. Đó sẽ là vấn đề an ninh, các lợi ích chiến lược cho mỗi quốc gia thành viên.”
Trong số 21 nước thành viên APEC và 18 nước dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, có 14 quốc gia gửi đại diện tham gia cả hai cuộc họp năm nay.
Ông Pitsuwan cho biết Hội nghị do ASEAN lãnh đạo sẽ tập trung vào biến khu vực này thành một khu vực phi hạt nhân, giảm bớt tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và tiếp tục đạt các tiến bộ hướng tới việc khai triển một bộ qui tắc ứng xử để giúp giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
Ông Pitsuwan cũng cho biết vấn đề nổi bật trong nghị trình sẽ là làm cách nào để cải thiện sự trợ giúp của quốc tế sau khi xảy ra nhiều thảm họa thiên nhiên như các vụ đã tác động nghiêm trọng tới Á Châu trong năm ngoái.
Ông Pitsuwan nói tiếp: “Nghị trình về khí hậu quan trọng bởi vì một phần nào đang ảnh hưởng tới khu vực, như tình hình lụt lội ở Thái Lan, sóng thần ở Nhật Bản, sóng thần và động đất ở Indonesia, những cơn bão lốc lũ lụt ở khắp nơi, tất cả những sự kiện này sẽ được đặt rất cao trong nghị trình thảo luận.”
Tổng thư ký ASEAN nói rằng việc ủng hộ Miến Điện giữ chức Chủ tịch khối AEAN năm 2014 đã bớt gây tranh cãi sau khi diễn ra cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái cùng với việc phóng thích một số tù nhân chính trị, cũng như cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa chính phủ và lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ Aung San Suu Kyi. Oâng Pitsuwan cho biết nhờ các biến chuyển đó, ông hy vọng các chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế đối với chính phủ quân nhân ở Miến Điện có thể sẽ loan báo việc nới lỏng một số cấm vận tại cuộc họp thượng đỉnh Đông Á.
Ông Pitsuwan nói: “Cộng đồng quốc tế, theo nhận xét và cảm tưởng của tôi, đang bắt đầu thừa nhận rằng một số biện pháp cụ thể đang được thực hiện bên trong Miến Điện. Và tôi hy vọng sẽ có một cử chỉ hỗ tương từ phía cộng đồng quốc tế, từ phía các nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và khối EU là những nước chắc chắn đang tích cực quan tâm theo dõi.”
Trong khi hoan nghênh việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và một số hành động ủng hộ dân chủ tại Miến Điện, các giới chức Hoa Kỳ cũng hối thúc giục các nhà lãnh đạo nước này có cam kết sâu xa hơn đối với các cải cách chính trị nếu họ muốn các biện pháp chế tài được bãi bỏ.
Ông Pitsuwan nói ASEAN tiếp tục phát triển thành một cộng đồng chính trị và kinh tế hợp nhất và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ tăng thêm phần quan trọng đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới muốn tăng cường các quan hệ với một số nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.
Ông Pitsuwan nói: “Theo tôi, APEC thảo luận về các vấn đề thương mại, những thuận lợi cho thương mại và tự do hóa thương mại. Còn hội nghị Bali sẽ bàn về các vấn đề giúp thăng tiến thương mại. Đó sẽ là vấn đề an ninh, các lợi ích chiến lược cho mỗi quốc gia thành viên.”
Trong số 21 nước thành viên APEC và 18 nước dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, có 14 quốc gia gửi đại diện tham gia cả hai cuộc họp năm nay.
Ông Pitsuwan cho biết Hội nghị do ASEAN lãnh đạo sẽ tập trung vào biến khu vực này thành một khu vực phi hạt nhân, giảm bớt tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và tiếp tục đạt các tiến bộ hướng tới việc khai triển một bộ qui tắc ứng xử để giúp giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
Ông Pitsuwan cũng cho biết vấn đề nổi bật trong nghị trình sẽ là làm cách nào để cải thiện sự trợ giúp của quốc tế sau khi xảy ra nhiều thảm họa thiên nhiên như các vụ đã tác động nghiêm trọng tới Á Châu trong năm ngoái.
Ông Pitsuwan nói tiếp: “Nghị trình về khí hậu quan trọng bởi vì một phần nào đang ảnh hưởng tới khu vực, như tình hình lụt lội ở Thái Lan, sóng thần ở Nhật Bản, sóng thần và động đất ở Indonesia, những cơn bão lốc lũ lụt ở khắp nơi, tất cả những sự kiện này sẽ được đặt rất cao trong nghị trình thảo luận.”
Tổng thư ký ASEAN nói rằng việc ủng hộ Miến Điện giữ chức Chủ tịch khối AEAN năm 2014 đã bớt gây tranh cãi sau khi diễn ra cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái cùng với việc phóng thích một số tù nhân chính trị, cũng như cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa chính phủ và lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ Aung San Suu Kyi. Oâng Pitsuwan cho biết nhờ các biến chuyển đó, ông hy vọng các chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế đối với chính phủ quân nhân ở Miến Điện có thể sẽ loan báo việc nới lỏng một số cấm vận tại cuộc họp thượng đỉnh Đông Á.
Ông Pitsuwan nói: “Cộng đồng quốc tế, theo nhận xét và cảm tưởng của tôi, đang bắt đầu thừa nhận rằng một số biện pháp cụ thể đang được thực hiện bên trong Miến Điện. Và tôi hy vọng sẽ có một cử chỉ hỗ tương từ phía cộng đồng quốc tế, từ phía các nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và khối EU là những nước chắc chắn đang tích cực quan tâm theo dõi.”
Trong khi hoan nghênh việc trả tự do cho các tù nhân chính trị và một số hành động ủng hộ dân chủ tại Miến Điện, các giới chức Hoa Kỳ cũng hối thúc giục các nhà lãnh đạo nước này có cam kết sâu xa hơn đối với các cải cách chính trị nếu họ muốn các biện pháp chế tài được bãi bỏ.
Ông Pitsuwan nói ASEAN tiếp tục phát triển thành một cộng đồng chính trị và kinh tế hợp nhất và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ tăng thêm phần quan trọng đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới muốn tăng cường các quan hệ với một số nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét