Về phần mình, thủ tướng Papandreou đã cam kết từ chức và ông sẽ gặp lại lãnh đạo cánh hữu Samaras hôm nay để chỉ định tân thủ tướng và thành phần tân nội các. Theo báo chí Hy Lạp, trong số những nhân vật có triển vọng lên làm thủ tướng chính phủ đoàn kết dân tộc có đương kim bộ trưởng tài chính Evangelos Venizelos và cố vấn của thủ tướng, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ông Lucas Papademos.
Chính phủ mới phải bắt tay vào việc ngay vì từ hôm nay Hy Lạp phải thương lượng với các nước khu vực đồng euro về việc cấp khoản tài trợ 80 tỷ euro từ đây đến cuối tháng 2, trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được tại Bruxelles cuối tháng trước để giúp Hy Lạp cắt giảm nợ công. Từ đây đến cuối năm 2011, chính phủ mới phải đưa ra Quốc hội phê chuẩn kế hoạch nói trên, mà trong đó sẽ bao gồm nhiều biện pháp khắc khổ mới rất nặng nề đối với người dân Hy Lạp.
Nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận giữa hai phe tả hữu về việc thành lập chính phủ liên minh chỉ tạm thời tránh cho Hy Lạp nguy cơ bị phá sản, chứ chưa giải quyết được gì, vì không chắc là các chính đảng có thể thực hiện được những cải tổ kinh tế theo yêu cầu của Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ấy là chưa kể, theo các cuộc thăm dò, sẽ không có đảng nào giành được đa số trong cuộc bầu cử sắp tới và như vậy là sau bầu cử sẽ có những cuộc mặc cả dằng dai, khiến Hy Lạp lại phải đối diện với nguy cơ phá sản và ra khỏi khu vực euro.
Chính phủ mới phải bắt tay vào việc ngay vì từ hôm nay Hy Lạp phải thương lượng với các nước khu vực đồng euro về việc cấp khoản tài trợ 80 tỷ euro từ đây đến cuối tháng 2, trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được tại Bruxelles cuối tháng trước để giúp Hy Lạp cắt giảm nợ công. Từ đây đến cuối năm 2011, chính phủ mới phải đưa ra Quốc hội phê chuẩn kế hoạch nói trên, mà trong đó sẽ bao gồm nhiều biện pháp khắc khổ mới rất nặng nề đối với người dân Hy Lạp.
Nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận giữa hai phe tả hữu về việc thành lập chính phủ liên minh chỉ tạm thời tránh cho Hy Lạp nguy cơ bị phá sản, chứ chưa giải quyết được gì, vì không chắc là các chính đảng có thể thực hiện được những cải tổ kinh tế theo yêu cầu của Liên hiệp châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ấy là chưa kể, theo các cuộc thăm dò, sẽ không có đảng nào giành được đa số trong cuộc bầu cử sắp tới và như vậy là sau bầu cử sẽ có những cuộc mặc cả dằng dai, khiến Hy Lạp lại phải đối diện với nguy cơ phá sản và ra khỏi khu vực euro.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét