2.11.11

Điều 4 Hiến Pháp?


Điều 4 Hiến Pháp?

Trong khi một Ủy ban Quốc hội VN bắt đầu thảo luận về sửa đổi Hiến Pháp 1992, và theo lịch trình Quốc Hội sẽ thông qua sửa đổi vào tháng 10/2013, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nói trên đài RFI rằng cần phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến Pháp, vì phải cho dân quyền làm chủ bằng cách phúc quyết Hiến Pháp.

Tại sao Giáo sư Tương Lai chỉ thắc mắc về Điều 4 trong khi Hiến Pháp 1992 có tới 147 điều trong 12 chương?
Đơn giản vì Điều 4 là điều gây tranh cãi nhất trong bản Hiến Pháp 1992, trong đó trao quyền lãnh đạo cả nước cho duy nhất một đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đài RFI đã phỏng vấn Giáo sư Tương Lai với những vấn đề đáng chú ý, với lời dẫn nêu lên:
“…việc sửa đổi Hiến pháp liệu có sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản về thể chế ở Việt Nam? Hiến pháp cần phải được sửa đổi như thế nào để thật sự có tam quyền phân lập, để Nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?”(hết trích)
Và cụ thể, đoạn vấn đáp sau nói về Điều 4 Hiến Pháp:
“RFI: Thưa giáo sư, có một điểm trước đây không có trong Hiến pháp 1946, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, như quy định của điều 4 Hiến pháp 1992. Vậy thì khi sửa đổi Hiến pháp, có nên xóa bỏ điều 4 hoặc sửa đổi điều khoản này?
Giáo sư Tương Lai: Về điểm này thì theo tôi, tốt nhất là thực hiện ngay tinh thần mà tôi nêu lên trong Hiến pháp 1946, đó là quyền của người dân được phúc quyết Hiến pháp.
Đảng khẳng định là vai trò lãnh đạo của đảng đã được nhân dân tôn trọng. Tôi nhớ là gần đây, bạn tôi, giáo sư Chu Hảo, trong một bài báo có đặt ra vấn đề như thế này: điều 4 Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy thì để khẳng định một lần nữa là ý đảng hợp với lòng dân, chỉ việc đưa ra trưng cầu dân ý, theo tinh thần quyền phúc quyết thuộc về dân. Nếu đúng là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, thì quyền phúc quyết Hiến pháp ấy của dân sẽ có sức mạnh lớn lao và làm uy tín lãnh đạo của đảng tăng lên, đồng thời trở thành vấn đề mang tính pháp lý nữa. Vậy thì hãy mạnh dạn đưa vấn đề này ra để người dân phúc quyết.
Cho nên, không nên đặt ra vấn đề là xóa bỏ hay không xóa bỏ điều 4. Ai có quyền làm điều đó? Chỉ có dân mới có quyền mà thôi.”(hết trích)
Nếu trưng cầu dân ý, và Điều 4 Hiếp Pháp được yêu cầu xóa bỏ, có nghĩa là dân chúng đòi hỏi một chính thể đa nguyên đa đảng. Đơn giản vì, khi dân chúng bày tỏ ý muốn xóa bỏ quyền độc đảng cai trị, có nghĩa là đòi hỏi phải cho nhiều đảng hoạt động.
Vấn đề là, chính phủ CSVN có dám cho trưng cầu dân ý về Điều 4 Hiến Pháp hay không?
Một người tù lương tâm, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, khi còn tự do đã trả lời cuộc phỏng vấn trên Đài VOA vào tháng 6-2010, trong đó Luật Sư yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp vì tất cả thảm hại pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản được Hiến pháp ghi ở Điều 4, vì “Tòa án không dám xử quan chức chính quyền, Quốc hội không dám giải tán Chính phủ tham nhũng và yếu kém là vì cả Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng cộng sản chứ không phải là công cụ quản lý quốc gia, quản lý xã hội của nhân dân… Quy chế “lãnh đạo suốt đời” của Đảng cộng sản Việt Nam được cụ thể hoá bằng Điều 4 Hiến pháp là nhằm bảo đảm cho ban lãnh đạo đảng không bị thách thức trong việc bỏ túi tài sản quốc gia.”(Trích Wikipedia, Cù Huy Hà Vũ)
Tướng Trần Độ, một nhà bất đồng chính kiến quá cố nổi tiếng, không chỉ đích danh Điều 4 Hiến Pháp, nhưng đã kêu gọi rất cụ thể: “Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ “hiệp thương” mà thực chất là gò ép.”(Trích Wikipedia, Trần Độ)
Tướng Trần Độ là một công thần xây dựng chế độ CSVN, và Luật Sư Cù Huy Hà Vũ là người trưởng thành trong lòng chế độ. Trong khi đó, Giáo sư Tương Lai là một trong các học giả đã góp phần cho kiến trúc xã hội của chế độ CSVN. Nếu cả ba vị đã thấy là cần xóa bỏ (hay cần trưng cầu dân ý) Điều 4 Hiến Pháp, có nghĩa là đã có rất nhiều người nhìn thấy tương tự.
Trong bài viết của tác giả Trần Bình Nam, một nhà hoạt động từ Hoa Kỳ, nhan đề “Bỏ điều 4 Hiến pháp là sự tái sinh giá trị lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam,” đã có trích dẫn từ Tuyển Tập Đối Thoại 2001 viết chung bởi hai học giả Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong đó 2 học giả quốc nội đã nhận xét:
““…Điều 4 đã đặt đảng cộng sản Việt Nam vào vị thế siêu quyền lực, siêu pháp luật, không chịu bất cứ sự giám sát nào kể cả cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước là Quốc hội… Không thể chống được bọn cửa quyền, tham nhũng cũng chính là do Điều 4 này… Nhiều đảng viên (trong đó có cả những đảng viên chân chính và thông minh) cứ lo bỏ Điều 4 sẽ mất vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ nhầm… Bỏ Điều 4 thì mất bọn cửa quyền tham nhũng chứ không thể mất Đảng. Tóm lại: bỏ thì còn, để thì mất. Liên Xô và Đông Âu đã là cái gương tày liếp, tùy Đảng và Nhân Dân lựa chọn.”(tranbinhnam.com)
Cùng trong bài trên, nhà bình luận Trần Bình Nam cũng nhận xét:
“Điểm sau cùng là cuộc vận động này không phải là một sự xin xỏ đảng cộng sản hủy bỏ điều 4. Chúng ta áp lực đảng cộng sản bỏ điều 4. Chúng ta nói với người cộng sản rằng, “nếu đảng các anh muốn có chính danh, các anh phải tự bỏ điều 4, để cho các thành phần đối lập với các anh cùng đóng góp ý kiến trong việc xây dựng quốc gia và tạo điều kiện cho dân chọn người lãnh đạo qua bầu cử tự do. Qui luật của lịch sử là bằng cách nầy hay cách khác điều 4 cũng sẽ được hủy bỏ, và một sự hủy bỏ không bằng phương pháp hòa bình không phải là điều có lợi cho đảng cộng sản và cũng không có lợi cho sự ổn định quốc gia.”…”
Một bài viết từ năm 2007 của Luật Sư Ðào Tăng Dực, một nhà hoạt động từ Úc, có nhan đề “Ðiều 4 Hiến Pháp là Một Sỉ Nhục Ðối Với Luật Hiến Pháp,” trong đó có Luật Sư họ Ðào nhận xét, trích:
“…Nguyên văn điều 4HP:
Điều 4
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.(…)
Trên căn bản của luật hiến pháp mà nói, và căn cứ trên chính hiến pháp CHXHCNVN thì đảng CSVN đã vi phạm trầm trọng chính điều 4 HP và không còn tư cách để nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội dân sự nữa.
Lý do: Điều 4HP không những trao cho đảng CSVN độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội dân sự. Tuy nhiên, trên phương diện luật hiến pháp, nó đòi hỏi những yếu tố ắt có và đủ rất khắt khe mà người CSVN không đáp ứng nổi.
Những yếu tố ấy là gì:
Đảng CSVN phải là:
a. đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam
b. Đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
c. Đại biể u trung thành của giai cấp lao động và
d. Đại biểu trung thành của cả dân tộc
e. Theo chủ nghĩa Mác-LêNin và
f. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh.(…)
Hiện giờ thì toàn dân và bất cứ một tòa án nào cũng thấy rất rõ:
a. Đảng CSVN không còn là đội tiên phong của giai cấp công nh ân VIỆT NAM. Bây giờ hàng ngũ của họ là những business managers tức giai cấp quản lý và giai cấp chủ nhân.
b. Họ cũng không còn là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân vì họ đang kết hợp với các thế lực tư bản quốc tế , trên toàn cầu, kêu gọi đầu tư vào V IỆT NAM. Họ cũng cho phép các nhà tư bản quốc tế bóc lột công nhân, đồng thời chính họ cũng tham gia hoặc trực tiếp bóc lột.
c. Đã bóc lột công nhân thì dĩ nhiên không thể là đại biểu của giai cấp lao động
d. Đảng CSVN không thể là đại biểu trung thành của cả dân tộc vì họ cả gan dành cho đảng CSVN 90% số ghế trong quốc hội, trong khi số đảng viên chỉ có vài triệu người (từ 2 đ ến 4 triệu). Dân số VIỆT NAM còn lại là trên 80 triệu thì chỉ được 10% đại biểu. Sau đó họ xử dụng đa số trong quốc hội, phản bội dân t ộc bằng cách thông qua các sắc luật nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, trắng trợn phản bội di sản tiền nhân, hầu bảo vệ quyền độc đảng của bè phái. Nông Đức Mạnh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh và những thành phần bảo thủ khác có tội nặng nhất đối với dân tộc.
e. Đảng CSVN không còn theo chủ nghĩa Mác LêNin vì họ đã chính thức có quyết nghị thay đổi điều lệ đảng, cho phép các đảng viên được tự do kinh tế tư doanh.
f. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì rất khó vì Ông Hồ Chí Minh không phải là một tư tưởng gia. Ông chỉ cóp nhặc tư tưởng của người này người nọ rồi dạy lại cho các đệ tử trong đảng CSVN. Dù cho họ có cãi bừa rằng có theo tư tưởng HCM thì cũng không đủ để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của điều 4HP. Ðảng CSVN phải thỏa mãn đủ tòan bộ 6 đòi hỏi của điều 4HP thì mới được cho phép nắm quyền hợp hiến.
Kết quả là Ðảng CSVN đang nắm quyền bất hợp hiến vì chính điều 4HP do họ viết ra. (Nguồn:http://daotangduc.com/dieu4hienphaplamotsinhucdoivoiluathienphap.html)
Như thế, thấy rõ rằng, từ trong tới ngoài nước, Điều 4 Hiến Pháp không còn đứng vững nữa, đã trở thành gánh nặng làm hại đất nước. Đó chỉ là mới trưng cần dân ý một số vị trí thức.
Và do vậy, có thể đoán rằng CSVN sẽ không dám trưng cầu dân ý, và tất cả những màn “hội ý nhân dân” nếu có cũng sẽ chỉ là những màn kịch trình diễn.
Đăng trong Trần Khải

3 Responses to Điều 4 Hiến Pháp?

  1. cong an bang nhom dang cuop dang cong san viet nam tra hinh chinh quyen va dat thiet bi bi mat tong tien nguoi dan hoa ky bang song ve tinh do che do cong san viet nam mua ve su dung che do con tong tien bang ve tinh thi lam gi viet nam co hien phap
     
    0
     
    0
     
    Rate This

Không có nhận xét nào: