Điều tra viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên lên tiếng về cách đối xử với tù nhân ở nước này, vài ngày sau khi ủy ban nhân quyền của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn một nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên về các chính sách nhân quyền của nước này.
Hình: YONHAP NEWS
Hôm thứ hai tuần này, một con số kỷ lục các quốc gia đã bỏ phiếu chấp thuận một nghị quyết không có tính cưỡng hành lên án thành tích nhân quyền của Bắc Triều Tiên.
Phát biểu hôm nay tại Seoul, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, ông Marzuki Darusman tuyên bố sự kiện này cho thấy cộng đồng quốc tế ngày càng quan ngại hơn về tình hình ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, là danh xưng chính thức của Bắc Triều Tiên.
Ông Darusman lập lại các yêu cầu của nghị quyết:
“Tôi kêu gọi chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cải tổ hệ thống nhà tù, hệ thống tư pháp hình sự và các chính sách giam giữ liên hệ ở các trại tù đã gây ra tình trạng ngày càng tăng những vụ ngược đãi, kể cả tra tấn và những hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo và làm mất phẩm cách.”
Bình Nhưỡng đã bác bỏ nghị quyết mới này gọi đó là một chiến dịch bôi nhọ do Hoa Kỳ dàn dựng.
Các tổ chức nhân quyền nói hàng trăm ngàn người Bắc Triều Tiên đang khổ sở trong các trại lao cải.
Bắc Triều Tiên đã nhiều lần bác bỏ các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đòi cử ông Darusman và người tiền nhiệm của ông đến đó để kiểm tra các điều kiện.
Trong chuyến thăm Nam Triều Tiên, ông Darusman đã nói chuyện với các giới chức chính phủ, những người vận động cho nhân quyền và những người Bắc Triều Tiên tỵ nạn.
Các kết quả thu thập được sẽ được đưa vào một bản phúc trình gửi lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 năm tới.
Báo cáo viên đặc biệt cũng kêu gọi cả hai nước Triều Tiên gạt những bất đồng chính trị qua một bên để có thể nối lại các cuộc đoàn tụ cho những gia đình đã bị phân ly trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Và ông Darusman yêu cầu cộng đồng quốc tế gửi viện trợ nhân đạo đến cho miền Bắc để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lương thực.
Ông Darusman khen ngợi Nam Triều Tiên về chương trình tái định cư người Bắc Triều Tiên tỵ nạn. Hiện có khoảng hơn 22.000 người đào tỵ sống ở miền Nam.
Nhưng ông Darusman nêu ra rằng còn có nhiều người đào thoát khác bị cưỡng bách hồi hương, mà ông cho rằng cũng là một hình thức vi phạm nhân quyền. Ông nói:
“Tôi kêu gọi các nước láng giềng khác hãy bảo vệ và đối xử với tất cả những người trốn khỏi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên một cách nhân đạo và không bị cưỡng bách hồi hương.”
Giới hoạt động cho nhân quyền và những người Bắc Triều Tiên đào tỵ nói rằng Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất Công ước Liên Hiệp Quốc về cách đối xử với người tỵ nạn.
Ông Darusman dè dặt không nêu đích danh Bắc Kinh trong bài phát biểu, nhưng nói rằng ông đã tiếp xúc với các giới chức Trung Quốc và hy vọng họ sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán về nhân quyền có liên quan đến những người trốn khỏi Bắc Triều Tiên.
Phát biểu hôm nay tại Seoul, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, ông Marzuki Darusman tuyên bố sự kiện này cho thấy cộng đồng quốc tế ngày càng quan ngại hơn về tình hình ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, là danh xưng chính thức của Bắc Triều Tiên.
Ông Darusman lập lại các yêu cầu của nghị quyết:
“Tôi kêu gọi chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cải tổ hệ thống nhà tù, hệ thống tư pháp hình sự và các chính sách giam giữ liên hệ ở các trại tù đã gây ra tình trạng ngày càng tăng những vụ ngược đãi, kể cả tra tấn và những hình thức đối xử tàn ác, vô nhân đạo và làm mất phẩm cách.”
Bình Nhưỡng đã bác bỏ nghị quyết mới này gọi đó là một chiến dịch bôi nhọ do Hoa Kỳ dàn dựng.
Các tổ chức nhân quyền nói hàng trăm ngàn người Bắc Triều Tiên đang khổ sở trong các trại lao cải.
Bắc Triều Tiên đã nhiều lần bác bỏ các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đòi cử ông Darusman và người tiền nhiệm của ông đến đó để kiểm tra các điều kiện.
Trong chuyến thăm Nam Triều Tiên, ông Darusman đã nói chuyện với các giới chức chính phủ, những người vận động cho nhân quyền và những người Bắc Triều Tiên tỵ nạn.
Các kết quả thu thập được sẽ được đưa vào một bản phúc trình gửi lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 năm tới.
Báo cáo viên đặc biệt cũng kêu gọi cả hai nước Triều Tiên gạt những bất đồng chính trị qua một bên để có thể nối lại các cuộc đoàn tụ cho những gia đình đã bị phân ly trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Và ông Darusman yêu cầu cộng đồng quốc tế gửi viện trợ nhân đạo đến cho miền Bắc để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lương thực.
Ông Darusman khen ngợi Nam Triều Tiên về chương trình tái định cư người Bắc Triều Tiên tỵ nạn. Hiện có khoảng hơn 22.000 người đào tỵ sống ở miền Nam.
Nhưng ông Darusman nêu ra rằng còn có nhiều người đào thoát khác bị cưỡng bách hồi hương, mà ông cho rằng cũng là một hình thức vi phạm nhân quyền. Ông nói:
“Tôi kêu gọi các nước láng giềng khác hãy bảo vệ và đối xử với tất cả những người trốn khỏi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên một cách nhân đạo và không bị cưỡng bách hồi hương.”
Giới hoạt động cho nhân quyền và những người Bắc Triều Tiên đào tỵ nói rằng Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất Công ước Liên Hiệp Quốc về cách đối xử với người tỵ nạn.
Ông Darusman dè dặt không nêu đích danh Bắc Kinh trong bài phát biểu, nhưng nói rằng ông đã tiếp xúc với các giới chức Trung Quốc và hy vọng họ sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán về nhân quyền có liên quan đến những người trốn khỏi Bắc Triều Tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét