Tại Rangun, ngày hôm nay 07/11/2011, Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu David Lipman tuyên bố là «tại Miến Điện đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng ». Ông cho biết thêm, Liên Hiệp Châu Âu thực tâm muốn ủng hộ và khuyến khích hành động cải cách của chính quyền Thein Sein.
Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Thái Lan đặc trách Cam Bốt, Lào và Miến Điện đã tuyên bố như trên, nhân dịp ông tham dự một cuộc hội thảo hai ngày về cải cách tài chính và giảm nghèo khai mạc vào ngày thứ hai 07/11/2011 tại Rangun do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ.
Niềm hy vọng Miến Điện thay đổi mỗi lúc mỗi gia tăng, từ khi chính phủ Miến Điện liên tục có những động thái hòa giải với dân chúng trong nước và với cộng đồng quôc tế.
Một dấu hiệu đáng khích lệ khác được ghi nhận hôm nay là lãnh đạo đối lập Aung san Suu Kyi cũng tham gia vào chương trình hội thảo này.
Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ cùng ban hành các biện pháp trừng phạt chính quyền quân sự, sau những vụ đàn áp chính trị đẫm máu trong thập niên 1990.
Hiện nay, các cường quốc Tây phương thúc giục Miến Điện phải trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, khoảng 2 000 người. Hơn 200 trong số tù nhân chính kiến đã được thả hồi giữa tháng 10.
Trong những tuần qua, những nhà ngoại giao Mỹ hay của Liên Hiệp Quốc đến thăm Miến Điện đều khen ngợi những cử chỉ đáng khích lệ này đối với đối lập cũng như với cộng đồng quốc tế.
Thứ sáu tuần trước, tổng thống Thein Sein đã chấp thuận thay đổi luật về các tổ chức chính trị, luật này có thể mở đường cho Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ hoạt động bình thường.
Theo AFP, nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết, sẽ có nhiều đợt thả tù chính trị trong thời gian tới.
Trong khi chờ đợi, Tây phương vẫn duy trì sức ép để buộc chính phủ Miến Điện phải tiếp tục bày tỏ thiện chí bằng hành động cụ thể.
Theo nhà phân tích Aung Nain Oo, các biện pháp trừng phạt sẽ còn kéo dài thêm từ hai đến ba năm tới.
Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Thái Lan đặc trách Cam Bốt, Lào và Miến Điện đã tuyên bố như trên, nhân dịp ông tham dự một cuộc hội thảo hai ngày về cải cách tài chính và giảm nghèo khai mạc vào ngày thứ hai 07/11/2011 tại Rangun do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ.
Niềm hy vọng Miến Điện thay đổi mỗi lúc mỗi gia tăng, từ khi chính phủ Miến Điện liên tục có những động thái hòa giải với dân chúng trong nước và với cộng đồng quôc tế.
Một dấu hiệu đáng khích lệ khác được ghi nhận hôm nay là lãnh đạo đối lập Aung san Suu Kyi cũng tham gia vào chương trình hội thảo này.
Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ cùng ban hành các biện pháp trừng phạt chính quyền quân sự, sau những vụ đàn áp chính trị đẫm máu trong thập niên 1990.
Hiện nay, các cường quốc Tây phương thúc giục Miến Điện phải trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, khoảng 2 000 người. Hơn 200 trong số tù nhân chính kiến đã được thả hồi giữa tháng 10.
Trong những tuần qua, những nhà ngoại giao Mỹ hay của Liên Hiệp Quốc đến thăm Miến Điện đều khen ngợi những cử chỉ đáng khích lệ này đối với đối lập cũng như với cộng đồng quốc tế.
Thứ sáu tuần trước, tổng thống Thein Sein đã chấp thuận thay đổi luật về các tổ chức chính trị, luật này có thể mở đường cho Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ hoạt động bình thường.
Theo AFP, nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết, sẽ có nhiều đợt thả tù chính trị trong thời gian tới.
Trong khi chờ đợi, Tây phương vẫn duy trì sức ép để buộc chính phủ Miến Điện phải tiếp tục bày tỏ thiện chí bằng hành động cụ thể.
Theo nhà phân tích Aung Nain Oo, các biện pháp trừng phạt sẽ còn kéo dài thêm từ hai đến ba năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét