3.11.11

Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ



“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch 

*

Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII! 

Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài. 

Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật 

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm. 

ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói. 

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 2-11. Ảnh: THANH LƯU 

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị. 

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?” 

“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc. 

Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị. 

Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.

Luật Biển vẫn chờ


Về Luật Biển, suốt từ năm 1994 tới giờ, lúc thì nói cho ý kiến tại một kỳ, lúc thì nói cho ý kiến tại hai kỳ, rốt cuộc đến bây giờ vẫn chưa thông qua được. Cạnh đó, UBTVQH cần báo cáo rõ các đạo luật đã được QH khóa XII thông qua và có hiệu lực thì bao nhiêu luật có đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Thực tế có những luật sau năm năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.
ĐB NGUYỄN SƠN HÀ (Hà Nội)


QH nên lập cơ quan xây dựng luật độc lập
Nếu lật lại tờ trình của khóa XII thì thấy các giải pháp cũng không khác mấy so với khóa này. UBTVQH cũng như QH cần có sự đổi mới trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. QH cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án luật. UBTVQH cũng nên tính đến giải pháp lập một cơ quan xây dựng luật độc lập của QH. Điều này để tránh việc mang lợi ích nhóm (của các bộ, ngành) trong việc xây dựng các đạo luật.
ĐB NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ (Hà Nội)


Soạn luật cũng mắc bệnh thành tích
Việc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới. Bệnh thành tích trong việc xây dựng pháp luật còn rất phổ biến. Khi có một luật mới lại kéo theo một bộ máy ra đời như khi có Luật Nuôi con nuôi thì thành lập thêm Vụ Nuôi con nuôi, có Luật Giám định tư pháp thì thành lập thêm Trung tâm Giám định tư pháp Quốc gia… Nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì không thể khắc phục được những vấn đề này.
ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG (TP.HCM)

THANH LƯU - ĐỨC MINH

. Bookmark the permalink.

23 Responses to Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ

  1. Để người có tài đức đại diện cho nhân dân says:
    Cuốc hội là nơi quyết định để luật được thi hành . Nếu cuốc hội không làm được thì chứng tỏ đại biểu cuốc hội trình độ quá kém . Không xứng đáng .
  2. Cụ thượng bộ hình says:
    Việc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới.

    Đúng đọ, đúng đọ!
    Nhưng dứt quyết phải làm, không thể không làm.
  3. Nặc danh says:
    Ở trên rừng 1 năm học 3 lớp thì biết gì mà soạn luật
  4. Nặc danh says:
    Chắc không phải luật nhà thơ đâu; luật nhà thơ là cái Đ. gì; hay là luật "nhà thờ" hay là luật "làm thơ" tưc là luật bằng trắc. Khó hiểu thật.
  5. Nặc danh says:
    Đó là luật "bịt miệng nhà thơ" viết cho đầy đủ
  6. Nặc danh says:
    Hà hà các ông bà đại biểu QH cũng rảnh ghê, khi không đi làm luật nhà thơ
    Nói vậy thôi chứ đều là dụng ý của Đảng ta cả. Phải đưa vào quản lý cả mấy ông nhà thơ chứ không để mấy ổng mượn thơ lật độ chế độ, gây bạo động, khủng bố thì bỏ mẹ.Gần đây đã có nhiều ông nhà thơ đã mượn thơ để chọc nguáy rồi
    Sự khiếp nhược đớn hèn đến thế là cùng
  7. Nặc danh says:
    Thơ là để nói lên cảm xúc của con người. Cảm xúc con người nay cũng đem nhốt vào lồng. Mai kia sẽ có luật về cây viết và tờ giấy vì chúng phục vụ đắc lực cho Thơ
  8. Nặc danh says:
    LUẬT CỦA TUI.
    Chắc cái luật này của ông đại tá gì đó nói về nhân dân. Bây giờ phải là nhân dân mới được làm thơ,ai không phải nhân dân thì cấm.
  9. Nặc danh says:
    Thật vớ vẩn nhất mà có lẽ chỉ ở VN mới có
  10. Băng XHĐ 79 mã lò Q.Bình Tân says:
    Gần 40 năm thống nhất mà vẫn xài LUẬT RỪNG .... zui quá xá ... mấy bác ơi !!!
  11. Nặc danh says:
    Quốc hội muốn vì Dân thì phải tách rời và độc lập với Đảng . Nếu Đảng muốn Đảng hãy Tự đặt một xưởng đẻ ra Thơ , Quốc hội miễn bàn
  12. Tú Xôi says:
    Luật Nhà Thơ . Một phát minh mới của đcsVN , cấm các nước trên thế giới sao chép lậu .
    Phải đó ! Một đất nước đẹp như thơ , một nhân dân xinh như thơ , đến bây giờ mới tính tới luật nhà thơ là khí muộn . Nhưng có còn hơn không ,em ủng hộ đảng tất tần tật , tất cả các phần thiếu , phần thừa của em .
    Luật nhà thơ muôn năm .
    Ai không nghĩ ra là ngu hơn chó .
  13. Yêu Thơ. says:
    Đỗ Trung Quân....
    Không biết đã có luật cấm nhà thơ được “ dị bổn “ chính thơ mình hay không ? Ở xứ mình cái gì không cấm là cho – Cái gì không cho là cấm. Chiếu theo nhận định ấy, nay tôi – Đỗ Trung Quân sau 25 năm trình làng bài thơ “ Bài học đầu cho con “ khi phổ nhạc có tên “ Quê hương “ xin cho ra, mắt tiếp ‘ Quê hương bis “ trước khi bị tịch thu dị bản.
    Tác giả kính báo.
    Quê hương làm gì có luật
    Nên ta luồn lách mỗi ngày
    Quê hương mình thường lách luật
    Huề tiền lắm vụ hay hay

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Cầu tre là đỡ lắm rồi
    Còn hơn trẻ con chỗ nọ
    Học về – nước – lũ – nó – trôi

    Quê hương là con diều biếc
    Dán diều bằng giấy xanh xanh
    Ta bay lên tầng chót vót
    Nhìn – dân – bầy – kiến – chạy – quanh

    Quê hương là vàng bốn chín
    Là hồng sổ đỏ vi la
    Là oách như xuân tóc đỏ
    Chỗ nào biệt thự cũng ta

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Chỉ ngu mới một mà thôi
    Nước trong hôm nào lộn xộn
    Nước ngoài lại gặp ta thôi

    [ làm tại cái vi la to bằng cái va li - Phú Nhuận - 3- 11-2011]
    Tác giả gửi cho Quê choa
  14. Nặc danh says:
    Thưa QH nước VN không có Tự do-Dân chủ! Nhà Thơ muốn thơ đến với con người thì phải có giấy bút để ghi ra, phải có các phương tiện truyền thông để chuyển tải. Luật về truyền thông đã có nay QH muốn ra Luật Nhà thơ e rằng đi tắt đón đầu hơi sớm mà nên ra Luật về Cây viết và Tờ giấy trước. Nếu vẫn còn chưa cấm được triệt để hãy ra Luật Nhà thơ sau cũng chưa muộn
    Ra Luật Nhà thơ ngay như thế này tôi e rằng VN đang vi phạm vào công ước quốc tế về nhân quyền của LHQ mà VN đã ký. Rất mong các đại biểu QH gật, cho một cái
  15. Nặc danh says:
    Tú Xôi ơi vẫn còn thiếu sót lớn. Thời đại @ thì đề nghị đảng phải đi đăng ký bản quyền về LUẬT NHÀ THƠ ngay kẻo nước khác (đặc biệt là TQ chuyên gia hàng nhái) nó sao chép
  16. Nặc danh says:
    Ôi quốc hội ơi , là quốc hội của dân vùng cao vùng sâu cũng như vùng đô thị. Tiền dân trả cho quý vị làm việc, thật là tiếc nối.
    -"Trong đám mù, thằng chột (một mắt) làm vua".
    Nhưng khổ nổi, ông vua không có trí hiểu đời, hiểu người, ngu quá.
  17. Da vàng says:
    Hồ Cẩm Đ. phát biểu chỉ đạo:
    - Ngộ nói dzồi, các nị là phải làm đúng ý ngộ, cứ mấy cái luật lăng quăng thì đưa zô lo làm chước đi, còn luật nào quan chọng thì cứ làm sau, làm từ từ, làm rề rề thoai. Nếu mà cãi ngộ là ngộ hổng có phát lương nữa đâu ló. Nước của nị là phải phát chiển từ từ, phải li sau ngộ, cho nên cái luật nào nó bức xúc cần thiết thì phải từ từ dzải quyết sau, nhớ chưa!!
  18. Tư nam bộ says:
    Tình hình là mấy cu nhà thơ quan chức làm ra thơ mà bị chê quá xá đại loại như thơ của cu Trần Gia Thái, cho nên phải có luật nhà thơ để ... điều tiết, trong đó có điều khoản: - cấm không được chê thơ của quan
  19. dân Phan Thiết says:
    Thành tích tốt nhất của cu chủ tịch Nguyễn Sinh H. từ ngày kế thừa sự nghiệp vĩ đại Lú của bác T. lú là nghĩ ra luật nhà thơ.
  20. Nặc danh says:
    Chết các bác ơi, đây là luật NHÀ THƠ chứ không phải luật LÀM THƠ cũng giống như anh TS Quang thấy cần phải định nghĩa lại NHÂN DÂN để Quân đội biết thò súng bắn ai ấy mà. Sắp tời sẽ có Luật NHÀ VĂN, Luật NHÀ GIÁO, Luật ANH XE ÔM, Luật CHỊ BÁN CÁ, Luật CHÁU HỌC TRÒ...Luật sẽ phổ cập đến từng người yên tâm đi. Không làm vậy thì để Đại biểu QH ngủ gật à, hết việc để cho các nghị gật làm rồi
  21. Nặc danh says:
    Hà hà! Cái tội của anh Trần mạnh Hảo là lớn lắm. Dám chọc ngoáy khiến cho cả cái QH 400 người đại diện 86 triệu... ý quên chỉ đại diện cho 14 người duyệt ai được vào QH phải lo lắng soạn ngay cái Luật nhà thơ
    Luật mà ra thì anh Hảo không thể nói "Trần thai Giá" không phải là "Nhà thơ" nữa nhé. Luật thông qua sẽ có hai loại nhà thơ. NHÀ THƠ QUỐC DOANH và NHÀ THƠ NGOÀI QUỐC DOANH tha hồ mà vui
  22. Nặc danh says:
    Họ đưa ra luật thơ để ai làm thơ mà chống đối thì bị bỏ tù. Quá đơn giản
  23. Nặc danh says:
    Ông nguyễn sinh Hùng mà để đẻ ra mấy cáy luật "phò phạch"này thì đúng là làm ô danh dòng họ của HCM.nếu còn chút IQ nào thì ngay lập tức làm mấy luật -Biển -Biểu tình -Trưng cầu dân ý -Luật văn bản(tôi nói bừa vì UBND Hà nội ra thông báo mà chẳng thằng nào ký vẫn dùng để bắt người bỏ tù được)

Không có nhận xét nào: