Mười hai tháng sau khi nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi thoát cảnh bị giam giữ tại gia, một chính phủ mới đã bắt đầu đối thoại với một số người chỉ trích họ. ActionAid, một tổ chức từ thiện hoạt động tại Miến Điện nói cần phải nắm bắt lấy cơ hội để thúc đẩy cải tổ. Tuy nhiên bên ngoài những thành phố lớn, những nhóm người thiểu số nói việc đàn áp họ chỉ thấy tồi tệ hơn.
Hình: AP
Đã được một năm kể từ khi nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi được trả tự do sau 7 năm bị giam giữ tại gia-những lời reo mừng của hàng ngàn người ủng hộ vang lên bên ngoài ngôi nhà của bà tại Rangoon.
Quan điểm chống đối nhà cầm quyền quân sự đã khiến bà phải qua 15 năm bị giam giữ trong suốt 21 năm qua.
Chính phủ bề ngoài có vẻ dân sự đã mở ra một khả năng đối thoại với bà Aung San Suu Kyi.
Một số quan sát viên nói đây là cơ may tốt nhất trong nhiều thập niên qua để tiến tới việc cải tổ dân chủ.
Nữ diễn viên điện ảnh Anh Emma Thompson vừa mới đến Miến Điện cùng với tổ chức từ thiện ActionAid và đã gặp bà Aung San Suu Kyi.
Quan điểm chống đối nhà cầm quyền quân sự đã khiến bà phải qua 15 năm bị giam giữ trong suốt 21 năm qua.
Chính phủ bề ngoài có vẻ dân sự đã mở ra một khả năng đối thoại với bà Aung San Suu Kyi.
Một số quan sát viên nói đây là cơ may tốt nhất trong nhiều thập niên qua để tiến tới việc cải tổ dân chủ.
Nữ diễn viên điện ảnh Anh Emma Thompson vừa mới đến Miến Điện cùng với tổ chức từ thiện ActionAid và đã gặp bà Aung San Suu Kyi.
AP
Cô Emma Thompson nói:“Bà rất dè dặt nhưng lạc quan. Những câu chữ bà sử dụng nói với tôi về những gì đang xảy ra hiện nay là, điều rất quan trọng là chúng ta không tiến hành một cách vội vã không hợp với khuôn phép.”
Cô Thompson rời Miến Điện với những cảm nghĩ lạc quan về chuyến đi của cô.Cô nói:
“Dĩ nhiên tôi thấy sự nghèo khó. Nghèo khó cùng cực. Tuy nhiên tôi không cảm thấy có một thế hệ dân chúng quá sợ hãi để tiến về phía trước và sống trong một không gian có vẻ như giả dối. Tôi cảm nhận là có đối thoại, một cuộc đối thoại thực sự đang bắt đầu giữa một chính phủ rất khắt khe và người dân.”
Nhiều gia đình bày tỏ xúc động khi được thấy hàng trăm tù nhân chính trị được ra khỏi nhà tù nổi tiếng Insein trong tháng qua. Tổ chức ActionAid nói đây là dấu hiệu cho thấy chế độ bắt đầu cởi mở.
Tuy nhiên không phải tất cả những người Miến Điện đều có chung niềm lạc quan.
Từ khi còn tuổi vị thành niên, cô Zoya Phan bị bắt buộc phải trốn khỏi ngôi làng của người sắc tộc Karen tại phía đông Miến Điện khi làng này bị quân đội tấn công. Cuối cùng cô sang được nước Anh và hiện làm việc cho một tổ chức nhân quyền, 'Chiến dịch Miến Điện' tại Anh.
Cô Phan nói: “Những thay đổi duy nhất trong những khu vực sắc tộc là việc vi phạm nhân quyền rộng khắp, xung đột gia tăng và sử dụng hiếp dâm như là một võ khí chiến tranh của chế độ, đã gia tăng một cách đáng kể. Và tình hình nhân quyền càng ngày càng tồi tệ.”
Cô Phan nói cuộc bầu cử hồi năm ngoái - mà các chính phủ phương Tây cho là gian lận để đảm bảo thắng lợi cho những đồng minh của phe quân nhân-nằm trong tính toán ngoại giao của các tướng lãnh đang ra đi.
Cô Phan nói: “Toàn thể tiến trình bầu cử năm ngoái được sắp xếp để quân đội tiếp tục cai trị và hiện nay giới quân nhân mở ra một ít không gian chính trị bởi vì họ đang thực hành cách giao tế công cộng, họ muốn chức chủ tịch ASEAN vào năm 2012 và muốn các chế tài quốc tế được gở bỏ.”
Đến bất cứ nơi nào, bà Aung San Suu Kyi đều thu hút được hàng ngàn người ủng hộ. Bà cho biết có thể sẽ tái đăng ký đảng của bà, Liên đoàn Toàn quốc đấu tranh cho Dân chủ, nếu chính phủ tu chính một số luật bầu cử. Nếu điều này được thực hiện, có thể bà sẽ ra tranh cử.
Trong khi điều này có thể biểu hiện cho hy vọng cao nhất của Miến Điện cho cải cách thực sự, những quan sát viên như cô Zoya Phan nói quân đội sẽ không từ bỏ việc nắm giữ quyền hành.
Một số hình ảnh về bà Aung San Suu Kyi sau khi bà được trả tự do:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét