Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện đã bị giải tán cách nay một năm rưỡi và đã tẩy chay cuộc tuyển cử hồi tháng 11/2010 nhưng đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đang xem xét khả năng xin đăng ký hoạt động trở lại.
Gần đây chính quyền Nayppyidaw đã sửa đổi luật điều hành các hoạt động chính trị, nhờ vậy Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi có thể trở lại sân khấu chính trị Miến Điện. Luật sửa đổi cho phép các nhân vật từng bị cầm tù được quyền tham gia các đảng phái chính trị và cho phép dư luận chỉ trích Hiến pháp của năm 2008. Văn bản này còn được gọi là «lộ trình dân chủ hóa » đất nước đã được thông qua vài ngày trước khi trận bão Nargis ập vào Miến Điện. Tới nay lộ trình dân chủ hóa nói trên vẫn gặp phải sự phản đối từ phía đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Trước mắt, chính quyền Miến Điện chưa thông báo chính thức thời điểm tổ chức bầu cử bán phần. Chỉ biết là cử tri sẽ bầu lại 40 dân biểu tại Thượng và Hạ viện. Gương mặt đối lập hàng đầu là bà Aung San Suu Kyi có khả năng ra tranh cử tại khu vực ngoại ô Rangoon để giành chiếc ghế do dân biểu Aung Kyi đã bỏ trống sau khi ông trở thành bộ trưởng Lao động Miến Điện.
Sau bảy năm bị quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi đã được trả tự do vào tháng 11/2010, một tuần lễ sau cuộc tuyển cử tại Miến Điện.
Gần đây chính quyền Nayppyidaw đã sửa đổi luật điều hành các hoạt động chính trị, nhờ vậy Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi có thể trở lại sân khấu chính trị Miến Điện. Luật sửa đổi cho phép các nhân vật từng bị cầm tù được quyền tham gia các đảng phái chính trị và cho phép dư luận chỉ trích Hiến pháp của năm 2008. Văn bản này còn được gọi là «lộ trình dân chủ hóa » đất nước đã được thông qua vài ngày trước khi trận bão Nargis ập vào Miến Điện. Tới nay lộ trình dân chủ hóa nói trên vẫn gặp phải sự phản đối từ phía đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Trước mắt, chính quyền Miến Điện chưa thông báo chính thức thời điểm tổ chức bầu cử bán phần. Chỉ biết là cử tri sẽ bầu lại 40 dân biểu tại Thượng và Hạ viện. Gương mặt đối lập hàng đầu là bà Aung San Suu Kyi có khả năng ra tranh cử tại khu vực ngoại ô Rangoon để giành chiếc ghế do dân biểu Aung Kyi đã bỏ trống sau khi ông trở thành bộ trưởng Lao động Miến Điện.
Sau bảy năm bị quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi đã được trả tự do vào tháng 11/2010, một tuần lễ sau cuộc tuyển cử tại Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét