Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật, Osamu Fujimura, vụ việc xảy ra vào trưa hôm qua 06/11/2011 gần đảo Goto, vùng tây nam, Nhật Bản khi một đơn vị tuần duyên của Nhật bắt gặp hai tàu cá của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải và yêu cầu xét tàu.
Thuyền trưởng của một trong hai tàu cá tên Trương Thiên Hùng, 47 tuổi, từ chối tuân lệnh. Cuộc truy đuổi kéo dài 4 tiếng rưỡi đồng hồ, cuối cùng các tàu tuần duyên của Nhật đã chận bắt được chiếc tàu cá Trung Quốc có trọng tải 135 tấn.
Phát ngôn viên cho biết thêm là viên thuyền trưởng tàu lưới cá của Trung Quốc đã bị tuần duyên Nhật Bản bắt dẫn về đất liền sẽ được đối xử « như là một trường hợp bình thường » theo luật Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã thông báo vụ việc này cho chính quyền Trung Quốc, nhưng chưa nhận được phản ứng.
Vào ngày 8/9/2010, sự kiện Nhật Bản bắt thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc sau một vụ va chạm trong vùng tranh chấp chủ quyền đã đưa đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Trước hành động đe dọa trả đũa kinh tế của Bắc Kinh, chính phủ Nhật do đảng Dân Chủ Xã Hội lãnh đạo đã đấu dịu, thả tàu thả thủy thủ và cả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng (Zhan Qixiong) về Trung Quốc.
Theo bản tin của AFP, lần này, vụ tàu Trung Quốc đánh cá trái phép diễn ra trong một vùng biển của Nhật Bản không có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Còn theo RFI Hoa ngữ, thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng khi về Trung Quốc được chính quyền tổ chức đón tiếp như một anh hùng. Nhưng nay thì ông gần như bị quản thúc tại quê nhà Phúc Kiến.
Thuyền trưởng của một trong hai tàu cá tên Trương Thiên Hùng, 47 tuổi, từ chối tuân lệnh. Cuộc truy đuổi kéo dài 4 tiếng rưỡi đồng hồ, cuối cùng các tàu tuần duyên của Nhật đã chận bắt được chiếc tàu cá Trung Quốc có trọng tải 135 tấn.
Phát ngôn viên cho biết thêm là viên thuyền trưởng tàu lưới cá của Trung Quốc đã bị tuần duyên Nhật Bản bắt dẫn về đất liền sẽ được đối xử « như là một trường hợp bình thường » theo luật Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã thông báo vụ việc này cho chính quyền Trung Quốc, nhưng chưa nhận được phản ứng.
Vào ngày 8/9/2010, sự kiện Nhật Bản bắt thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc sau một vụ va chạm trong vùng tranh chấp chủ quyền đã đưa đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Trước hành động đe dọa trả đũa kinh tế của Bắc Kinh, chính phủ Nhật do đảng Dân Chủ Xã Hội lãnh đạo đã đấu dịu, thả tàu thả thủy thủ và cả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng (Zhan Qixiong) về Trung Quốc.
Theo bản tin của AFP, lần này, vụ tàu Trung Quốc đánh cá trái phép diễn ra trong một vùng biển của Nhật Bản không có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Còn theo RFI Hoa ngữ, thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng khi về Trung Quốc được chính quyền tổ chức đón tiếp như một anh hùng. Nhưng nay thì ông gần như bị quản thúc tại quê nhà Phúc Kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét