Nguyễn Khanh, biên tập viên
2011-11-02
Mọi chú ý của thế giới đều đang dồn cho thành phố Cannes ở miền Nam nước Pháp, nơi cuộc gặp tay ba giữa các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Hy Lạp diễn ra trước khi Thượng Đỉnh G-20 khai mạc.
Cuộc gặp diễn ra thể theo yêu cầu của Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, sau khi Thủ Tướng George Papandreou của Hy Lạp quyết định tiến hành trưng cầu dân ý, để hỏi ý kiến dân chúng nước ông có chấp thuận khoản tiền cứu nguy kinh tế trị giá 130 tỷ Euro mà các quốc gia Châu Âu sẽ hỗ trợ cho Hy Lạp hay không.
Ông Papanderou đến Cannes ngay sau khi hoàn tất cuộc họp khẩn cấp kéo dài hơn 7 giờ đồng hồ với hội đồng chính phủ. Kết quả cuộc họp khẩn này là nội các Hy Lạp nhất trí ủng hộ đề nghị mà ông đưa ra.
Trong khi đó, lãnh đạo các cường quốc kinh tế đều lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên trước quyết định của chính phủ Hy Lạp.
Bộ Trưởng Tài Chánh Nhật Bản là ông Jun Azumi cũng đưa ra lời phát biểu tương tự, nói rằng chuyện Hy Lạp bất ngờ loan báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý khiến cả thế giới thắc mắc không biết Athens muốn gì.
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Tài Chánh Khu Vực Euro là ông Jean-Claude Juncker cũng đưa ra phát biểu, nói rằng nếu không chấp nhận khoản tiền cứu nguy kinh tế thì Hy Lạp sẽ vỡ nợ tức khắc.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi các nước EU tuân thủ những điều khoản đã đạt được trong cuộc họp tuần trước, tức thi hành đúng với kế hoạch cứu nguy tài chánh cho Hy Lạp để tránh tạo thêm xáo trộn cho nền kinh tế của những nước đang sử dụng đồng Euro và đừng gây thêm bất lợi cho mọi kế hoạch phục hồi kinh tế mà các nước khác đang áp dụng.
Báo chí ở những nước đang sử dụng đồng Euro cũng bày tỏ quan điểm cứng rắn với Hy Lạp, chẳng hạn như tờ Kronen Zeitung lớn nhất của Áo cho rằng nên loại Hy Lạp ra khỏi danh sách các quốc gia trong khu vực Euro, để tránh thiệt hại cho những nước còn lại.
Ngay tại Athens, hầu hết những tờ báo ủng hộ chính phủ cũng không đồng ý với quyết định của chính phủ, gọi đó là quyết định “tự sát” và chê bai ông Papandreou là ông vua gây rắc rối.
Quyết định sai lầm của thủ tướng Hy lạp?
Tin tức bên lề cuộc họp nói rằng hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức sẽ yêu cầu nhà lãnh đạo Hy Lạp bỏ ý định này, trong khi Thủ Tướng Papandreou sẽ đảm bảo cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn ra vào tháng tới không ảnh hưởng gì đến kế hoạch cứu trợ của Châu Âu đối với nước ông, và giải thích rằng trưng cầu dân ý là giải pháp duy nhất mà ông cần thực hiện để vượt qua sự chống đối của người dân trước những đòi hỏi về những biện pháp khắc khổ mà chính phủ phải thực hiện khi nhận tiền cứu trợ.Ông Papanderou đến Cannes ngay sau khi hoàn tất cuộc họp khẩn cấp kéo dài hơn 7 giờ đồng hồ với hội đồng chính phủ. Kết quả cuộc họp khẩn này là nội các Hy Lạp nhất trí ủng hộ đề nghị mà ông đưa ra.
Trong khi đó, lãnh đạo các cường quốc kinh tế đều lên tiếng bày tỏ ngạc nhiên trước quyết định của chính phủ Hy Lạp.
Hành động của chính phủ Hy Lạp khiến cả Châu Âu phải ngạc nhiên, bảo thêm rằng giải pháp cứu nguy đi kèm với những điều kiện chấn chỉnh lại chi tiêu là giải pháp duy nhất để giúp Hy Lạp giải quyết tình trạng nợ nần.Tổng Thống Pháp Sarkozy nói rằng hành động của chính phủ Hy Lạp khiến cả Châu Âu phải ngạc nhiên, bảo thêm rằng giải pháp cứu nguy đi kèm với những điều kiện chấn chỉnh lại chi tiêu là giải pháp duy nhất để giúp Hy Lạp giải quyết tình trạng nợ nần.
Tổng Thống Pháp Sarkozy
Bộ Trưởng Tài Chánh Nhật Bản là ông Jun Azumi cũng đưa ra lời phát biểu tương tự, nói rằng chuyện Hy Lạp bất ngờ loan báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý khiến cả thế giới thắc mắc không biết Athens muốn gì.
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Tài Chánh Khu Vực Euro là ông Jean-Claude Juncker cũng đưa ra phát biểu, nói rằng nếu không chấp nhận khoản tiền cứu nguy kinh tế thì Hy Lạp sẽ vỡ nợ tức khắc.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi các nước EU tuân thủ những điều khoản đã đạt được trong cuộc họp tuần trước, tức thi hành đúng với kế hoạch cứu nguy tài chánh cho Hy Lạp để tránh tạo thêm xáo trộn cho nền kinh tế của những nước đang sử dụng đồng Euro và đừng gây thêm bất lợi cho mọi kế hoạch phục hồi kinh tế mà các nước khác đang áp dụng.
Ngay tại Athens, hầu hết những tờ báo ủng hộ chính phủ cũng không đồng ý với quyết định của chính phủ, gọi đó là quyết định “tự sát” và chê bai ông Papandreou là ông vua gây rắc rối.Bài bình luận do Tân Hoa Xã phổ biến thì đi xa hơn, cho rằng các chính phủ EU phải buộc Thủ Tướng Hy Lạp hủy bỏ ý định tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc tìm một giải pháp nào đó để giúp ông Papandreou vượt qua những trở ngại về chính trị đối với dân chúng.
Báo chí ở những nước đang sử dụng đồng Euro cũng bày tỏ quan điểm cứng rắn với Hy Lạp, chẳng hạn như tờ Kronen Zeitung lớn nhất của Áo cho rằng nên loại Hy Lạp ra khỏi danh sách các quốc gia trong khu vực Euro, để tránh thiệt hại cho những nước còn lại.
Ngay tại Athens, hầu hết những tờ báo ủng hộ chính phủ cũng không đồng ý với quyết định của chính phủ, gọi đó là quyết định “tự sát” và chê bai ông Papandreou là ông vua gây rắc rối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét