Thật sai lầm khi coi nhà nước hiện hành như một kẻ bảo vệ toàn trí toàn năng cho toàn bộ hoạt động kinh tế. Song cũng thật không đúng khi chấp nhận nhà nước hiện hành, cái chính thể vốn đang bị các nhóm lợi ích làm cho bệ rạc, như một hiện thực không thể thay đổi và do đó đánh mất hy vọng chinh phục bài toán xây dựng một trật tự chính trị - kinh tế thích đáng. Sự phụ thuộc lẫn nhau của trật tự chính trị và trật tự kinh tế buộc chúng ta phải tìm cách xử lý cả hai cùng lúc. Cả hai đều là những bộ phận của cùng một trật tự hoàn chỉnh. Nếu thiếu một trật tự cạnh tranh sẽ không tồn tại một chính phủ có khả năng hành động; và nếu thiếu một chính phủ như thế thì sẽ không có trật tự cạnh tranh nào cả. -Walter Eucken[[1]], Grundsätze der Wirtschaftspolitik (Những nguyên lý về chính sách kinh tế, 1952)
“Tái cấu trúc nền kinh tế” đang là câu nói cửa miệng của nhiều người, nhiều giới trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, kèm theo đó lại là câu hỏi mà dường như chưa có câu trả lời thoả đáng, ít nhất là từ phía Chính phủ, là tái cấu trúc như thế nào và bắt đầu từ đâu? Bài học lịch sử cho chúng ta thấy rằng, nếu không có cải cách chính trị thì sẽ chẳng có cải cách kinh tế thực chất nào ở đây cả, và sau khi đi hết một vòng luẩn quẩn, mọi chuyện không chỉ rồi đâu sẽ hoàn đấy mà còn diễn ra theo chiều hướng ngày một xấu hơn, đồng thời kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội khác.
Lao động để tạo ra giá trị - những hàng hoá hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người hay xã hội - là hoạt động cơ bản của con người. Cho đến nay, nhân loại mới biết đến thị trường cạnh tranh như là cơ chế định giá chính xác nhất và hữu hiệu nhất đối với giá trị của hàng hoá và dịch vụ do con người tạo ra trong sự phân công lao động của xã hội. Rốt cuộc, người ta có thể không sinh con đẻ cái (một nhu cầu cơ bản theo bản năng) chứ không thể không tham gia vào một hoạt động nào đó để tạo ra giá trị, phục vụ cho nhu cầu của con người hay xã hội, qua đó đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày một cao hơn của bản thân. Vì vậy, trật tự kinh tế (khuôn khổ mà ở đó các quyết định kinh tế được đưa ra), chi phối quá trình kinh tế (nơi diễn ra hoạt động tạo ra các hàng hoá và dịch vụ cho xã hội), chính là trụ cột của trật tự xã hội, trong đó có trật tự chính trị.
Ngược dòng thời gian, sự thay đổi của các hình thái xã hội, từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ, sang chế độ chiếm hữu nô lệ, đến chế độ phong kiến rồi chế độ tư bản chủ nghĩa, thảy đều hướng tới một mục đích giống nhau: một kiến trúc thượng tầng phù hợp hơn với trật tự kinh tế tự tiến triển trong lòng xã hội. Điều đó có nghĩa kinh tế chính là nguyên nhân sâu xa của những biến chuyển diễn ra trong xã hội, quyết định sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng.
Lịch sử thế giới hiện đại càng cho chúng ta thấy rõ điều đó. Cuộc cách mạng vô sản ở Nga diễn ra trong bối cảnh của một nước Nga Sa hoàng kiệt quệ về kinh tế, để rồi hơn 70 năm sau, đế chế Soviet lại sụp đổ cũng vì lý do tương tự. Các nước XHCN khác lần lượt đi đến chỗ sụp đổ đều với căn nguyên chủ yếu là kinh tế. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa là kinh tế, khi mà nạn đói cùng năm đó đã gây ra cái chết cho hơn hai triệu người dân vô tội. Công cuộc “đổi mới” ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Ngoài những căn nguyên sâu xa khác trong lòng xã hội, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả-rập đang diễn ra hiện nay chính là về kinh tế.
Trước khi đi đến sụp đổ, hầu hết các nước XHCN ở Đông Âu cũng đã thực hiện những cải cách về kinh tế, đó là sự áp dụng cái gọi là “chủ nghĩa xã hội thị trường” (market socialism). Các cuộc cải cách đó đều thất bại do không một bước cải cách nào diễn ra ở thượng tầng chính trị. Và những gì mà đất nước chúng ta đang phải trải qua ở giai đoạn hiện nay chính là do cải cách chính trị đã không song hành với cải cách kinh tế, không đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn kinh tế nước nhà.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TW, đã đưa ra nhận định thẳng thắn trong cuộc hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô do Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội tổ chức vào cuối tháng 9/2011: “Không nghi ngờ gì nữa, tình hình KT-XH nước ta đang ở trong tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay.”[[2]]
Ngày nay, trong một thế giới đang ngày càng “phẳng” hơn và cạnh tranh gay gắt hơn, cạnh tranh kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi giữa các chủ thể kinh tế như cá nhân hay doanh nghiệp với nhau, mà nó còn diễn ra giữa các địa phương với nhau trên bình diện quốc gia và giữa các chính phủ với nhau trên bình diện quốc tế, hay chính xác hơn là cạnh tranh giữa các hệ thống thể chế với nhau (nhằm thu hút các nguồn lực [nguồn vốn, công nghệ, v.v.] trong nước và trên trường quốc tế; nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, v.v.). Việt Nam chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, ngày càng hiểu ra thế nào là cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh giữa các hệ thống thể chế.
Như vậy, áp lực cải cách đối với chính thể hiện nay ở Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại của nền kinh tế mà nó còn xuất phát từ bối cảnh của thế giới bên ngoài, sự cạnh tranh của các nền kinh tế khác. Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ không thể “cất cánh” nổi để “sánh vai với các cường quốc năm châu” nếu vẫn cứ phải cõng trên lưng bộ máy ăn bám khổng lồ (Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội…). Điều này càng đặc biệt đúng khi phần lớn trong số đó lại không chỉ là ăn bám mà còn ăn hại. Với đồng lương công chức bèo bọt, với cơ chế giám sát quyền lực lỏng lẻo (trên thực tế hầu như không tồn tại) và với trách nhiệm giải trình mơ hồ, chính họ đang xâu xé nền kinh tế nhiều hơn là góp phần thúc đẩy nó phát triển một cách lành mạnh và bền vững. Vì vậy, nếu không sớm đổi mới, Việt Nam sẽ không những không bắt kịp các nước khác trong khu vực và trên thế giới mà còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Nền kinh tế thị trường vận hành dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, đó là các quy luật của thị trường. Cạnh tranh là hoạt động đặc trưng và là động lực cơ bản của kinh tế thị trường. Vai trò tích cực của chính phủ trong nền kinh tế thị trường chính là sự can thiệp của chính phủ bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào mà cạnh tranh kinh tế không diễn ra bình thường và lành mạnh. Nếu đi quá giới hạn đó thì chính chính phủ lại phá vỡ cơ chế cạnh tranh của thị trường, làm méo mó các tín hiệu thị trường và cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu của nó. Hậu quả là nền kinh tế phát triển lệch lạc và cuối cùng là rơi vào trạng thái trì trệ, thậm chí khủng hoảng, từ đó gây ra những hệ luỵ xã hội khác. Đây là thông điệp từ cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay ở Châu Âu nói chung và ở Hy Lạp, Iceland hay Bồ Đào Nha nói riêng. Đây cũng chính là bài học từ nền kinh tế “đang ở trong tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay” của chúng ta. Và nếu như phong trào “Chiếm Phố Wall” đang diễn ra ở Mỹ phát đi thông điệp gì thì đấy chính là sự cần thiết phải xem lại vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường; sự can thiệp của chính phủ vào thị trường nhiều khi khiến cho nền kinh tế vận hành lệch lạc và tạo thêm bất công hơn là góp phần giảm bớt bất công trong xã hội, cho dù là ở nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và ở nơi mà quyền lực chính phủ bị giám sát và chế ước chặt chẽ như nước Mỹ: chính các đạo luật của các cựu tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã góp phần tạo ra sự hỗn loạn cho thị trường tài chính, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ,[[3]] và các gói cứu trợ mà chính phủ Mỹ dành cho các định chế tài chính lớn sau đó đã khiến dân chúng bất bình, gây chia rẽ trong xã hội Mỹ. Tóm lại, chính phủ cần phải hạn chế can thiệp vào thị trường và khi can thiệp thì phải thận trọng với những hiệu ứng phụ của chính sách, vốn khó lường và dễ khiến cho chính sách phản tác dụng.
Friedrich A. Hayek, nhà kinh tế học kiêm triết gia xã hội vĩ đại nhất thế kỷ 20, từng nhận định: “Chúng ta chưa bao giờ thiết kế được hệ thống kinh tế của mình. Chúng ta không đủ thông minh để làm điều đó” (Friedrich A. Hayek, The Political Order of a Free People, 1979). Chính phủ nào trên thế giới mà chẳng muốn các doanh nghiệp trong nền kinh tế của mình làm ra được những sản phẩm “hoành tráng” như Boeing, Airbus hay những nhãn hiệu ô tô hàng đầu thế giới. Song họ lại không làm điều đó, đơn giản là họ phải tuân theo các quy luật của thị trường, tuân theo cơ chế phân công lao động hữu hiệu của thị trường thế giới.
Như vậy, cụm từ “tái cấu trúc nền kinh tế” mà ngày ngày vẫn xuất hiện trên các mặt báo và nằm ở cửa miệng của nhiều người, nhiều giới ở Việt Nam hiện nay thực chất chỉ là cách nói khiên cưỡng thôi. Chính nền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật của riêng nó, sẽ tự (tái) cấu trúc nó. Và nếu có một tác nhân “tái cấu trúc” nào ở đây thì đấy là chính nền kinh tế thị trường: nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục “tái cấu trúc” chính phủ theo nghĩa hẹp và hệ thống thể chế của một quốc gia theo nghĩa rộng nhằm đạt tới một trật tự chính trị tối ưu, tạo điều kiện cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế. Nếu chính phủ không tự chủ động thay đổi, đi trước mở đường cho sự phát triển bền vững và lành mạnh của nền kinh tế thì sớm muộn gì nó cũng bị thị trường “tái cấu trúc”, mà đến lúc ấy thì đất nước đã phải trả một cái giá không hề nhỏ.
Ngày nay, khi mà người dân ngày càng ý thức rõ hơn về quyền của mình và trách nhiệm của chính phủ, khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã lan đến mọi ngóc ngách của xã hội, người dân chắc chắn sẽ không đợi đến lúc không còn gì để mất mới chịu đứng lên đòi hỏi chính phủ phải thay đổi để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mình. Phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả-rập đang diễn ra ở Trung Đông hiện nay chính là minh chứng hùng hồn cho nhận định đó.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, chừng nào mà Chính phủ còn coi kinh tế Nhà nước là thành phần “chủ đạo”, chừng nào mà Chính phủ còn lăm lăm những “quả đấm thép”[[4]] để “điều tiết vĩ mô nền kinh tế”, chừng nào mà Chính phủ còn tiếp tục thọc tay quá sâu vào thị trường,[[5]] chừng nào mà các cơ quan Đảng còn trưng câu thần chú “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” để biện minh cho sự can thiệp tuỳ tiện và vô pháp luật vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước (như “Kết luận của Bộ Chính trị”, “Chỉ thị của Ban Bí thư”[[6]], “Kết luận của Thường vụ Tỉnh uỷ”, v.v.), chừng đó các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn phải “tái cấu trúc” tư duy của mình để tiến hành cải cách chính trị trước khi mơ màng đến sự thành công của một cuộc “tái cấu trúc” nền kinh tế./.
____________________________________________________________________________
[1] Walter Eucken (1891-1950): Nhà kinh tế học và triết gia xã hội người Đức, cha đẻ của chủ nghĩa tự do ordo (ordoliberalism), tên tuổi của ông gắn liền với sự phát triển của “nền kinh tế thị trường xã hội”, khái niệm được gán cho “phép màu kinh tế Tây Đức” sau Thế Chiến II.
[2] Báo Công Thương ngày 1/10/2011: TS Lê Đăng Doanh: “Đến lúc nhìn thẳng vào sự thật” (http://www.baocongthuong.com.vn/p0c211n14112/ts-le-dang-doanh-den-luc-nhin-thang-vao-su-that.htm).
[3] Tạp chí Time: 25 People to Blame for the Financial Crisis(http://www.time.com/time/specials/packages/completelist/0,29569,1877351,00.html).
[4] Các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước.
[5] Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 16/6/2011: Bộ máy phình to, nhưng vẫn đẩy việc cho Thủ tướng (http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/146352/Bo-may-phinh-to-nhung-van-day-viec-cho-Thu-tuong.html); Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 3/11/2011: Dự thảo Luật Giá: “Bóng” nhà nước vẫn lớn (http://vneconomy.vn/20111103081020326P0C9920/du-thao-luat-gia-bong-nha-nuoc-van-lon.htm).
[6] Báo Dân Trí ngày 21/3/2011: Vụ Vinashin: Bộ Chính trị quyết định không xử lý kỷ luật (http://dantri.com.vn/c20/s20-466074/Vu-Vinashin-Bo-Chinh-tri-quyet-dinh-khong-xu-ly-ky-luat.htm); Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 26/10/2011: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/50/50/164881/Default.aspx).
. Bookmark the permalink.
Với phong trào "chiếm phố Wall" phát xuất từ nước Mỹ có nguyên nhân sau: Khi kinh tế Mỹ suy thoái, những ông chủ các Tập đoàn tài chính lớn ở Mỹ thông qua vận động hành lang đã tác động đến những cá nhân có tiếng nói quyết định trong chính phủ Mỹ để nhận gói tài trợ từ ngân sách với lý do giúp ngân hàng không bị phá sản. Người dân bất bình ở chỗ:
- Sai lầm của ai người đó chịu. Trong khi than lỗ dẫn tới phá sản nhưng lương của giới chủ ngân hàng vẫn được trả rất cao
- Những quan chức chính phủ khi nghỉ làm việc lại chuyển sang làm cố vấn cho các tập đoàn tài chính này (có sự cấu kết quyền lợi giữa quan chức với giới tài phiệt)
- Kinh tế suy thoái thì chính người dân cũng bị mất việc làm. Vì ở Mỹ hầu như tất cả đều mua trả góp nên mất việc làm nghĩa là tài sản, nhà cửa sẽ bị ngân hàng kê biên, người dân ra đường ở
Kết luận: Cùng phải đóng thuế nhưng khi khó khăn người dân chiếm 99% dân số đã bị mất tất cả (nhà cửa, tài sản,công việc). Trong khi đó giới tài phiệt và một số quan chức trong chính phủ chiếm 1% dân số lại được tài trợ bằng chính tiền lấy của người dân. Ngoài ra cái số 1% ấy lại giầu thêm từ việc tịch thu tài sản của người dân không trả được tiền góp cho ngân hàng
Điểm khác biệt là người dân các nước Tư bản được biểu tình đấu tranh và được nhiều tổ chức XH ủng hộ. Báo chí được tự do đưa tin, được viết quan điểm ủng hộ hay lên án. Trong một nước dân chủ cái gì tiến bộ sẽ nhận được sự đồng tình của đại đa số và tôi tin là nó sẽ được thừa nhận (tái ấu trúc) không dẫn tới sự đổ vỡ. Nói cách khác DÂN CHỦ tạo điều kiện cho XH phát triển lành mạnh
Làm kinh tế, tổ chức hệ thống kinh tế của quốc gia phải căn cứ trên toán học và khoa học tổ chức, quán triệt mọi phương thức tổ chức vi mô (Microeconomy), đặc biệt về thương mãi, sản xuất, hệ thống kinh tế toàn cầu…Tổ chức xã hội chỉ được hổ trợ bởi môn chính trị trên căn bản lý luận kiểu Karl Marx đã trở thành công việc làm của những gã “sơn đông mãi võ”, mọi người cứ làm theo tôi đi là đúng, sẽ có hạnh phúc, thế giới đại đồng, xã hội sẽ thinh vượng, không có người bóc lột người! Nhưng theo Karl Marx, chẳng những đã không đúng mà tai họa lớn lao khắp nơi đã xãy ra cho tất cả mọi người, đến nổi trên 150 triệu người đã chết vì chủ nghĩa cộng sản, từ đông sang tây, từ nam bán cầu đến bắc bán cầu, số còn lại, Cuba, Bắc Hàn…sống dở, chết dở, Trung cộng nếu không mau chuyển một phần sang chế độ kinh tế thị trường thì đến nay có lẽ toàn dân Trung Hoa vẫn còn phải ăn bắp quanh năm!
Hiện nay, dù đã chuyển một phần sang kinh tế thị trường, nhà nước cộng sản Trung Hoa, theo truyền thống tuyên truyền cố hữu của thế giới cộng sản, đang ra sức khoe khoang, khoác lác về sự thịnh vượng của nước Trung Hoa Đỏ; sự thật, đến giờ phút này, phần lớn người dân Trung Hoa tội nghiệp ở nông thôn vẫn còn phải ăn bắp... họ chỉ được ăn cơm thổi bằng gạo trắng khi gia đình có đám tiệc long trọng, giổ chạp ông bà vài lần trong năm!
Chế độ cộng sản tệ hại đến nổi những người cộng sản lẩy lừng còn sống sót có tinh thần dân tộc mạnh mẽ…các ông Boris Yelsin, Gorbachev thay vì cố gắng kéo dài xã hội âm u của nước Nga đưới chế độ cộng sản… đã phải tạo điều kiện cho chế độ cộng sản ở Nga, thành trì xã hội chủ nghĩa, chết cho nhanh…để mọi người dân Nga được giải phóng khỏi chế độ cộng sản sản phẩm ưu việt của Karl Marx!
Cái độc hại, tồi tàn, những tai họa lớn lao mà chế độ cộng sản mang lại cho những dân tộc lỡ dại theo nó, hay miễn cưỡng phải rơi vào vòng kềm tỏa của nó… cả thế giới đều biết, muốn giủ bỏ nó cho nhanh, chỉ có cộng sản Việt Nam là không biết, không muốn biết! Chỉ vì một dúm những kẻ đang kiểm soát cái đảng cộng sản đầy tội ác ấy đang được lợi, vì thế bọn người này cứ tiếp tục lợi dụng nó, duy trì chế độ ác ôn ấy, tiếp tục gieo rắc đau thương, thống khổ cho tất cả mọi người, đến nổi mất nước như ngày nay!
Nay số phận của 85 triệu đồng bào VN cả nước đã rơi vào sự cai trị của Trung cộng! Những kẻ bán nước đã trở thành tay sai của Trung cộng, đang đàn áp nhân dân VN, người yêu nước VN thay cho Trung cộng (!)chỉ để chúng được tiếp tục đè đầu, cởi cổ nhân dân đồng bào, bất kể cảnh nước mất, nhà tan!
VN dưới sự cai trị của Trung cộng nhất định chúng phải mượn tay bọn tay sai bản xứ thúc đẩy người Việt giết lẫn nhau như cuộc diệt chủng Campuchea không lâu trước đây. Cuộc thảm sát kéo dài qua nhiều năm do Khmer Đỏ tiến hành kể từ năm 1975, đến nay đã hơn 30 trôi qua, nhưng người trí thức Campuchea đến giờ này vẫn còn vắng bóng!
Lãnh đạo cộng sản, những tên gian hùng, đã dốt mà còn độc ác… đồng bào Việt Nam cả nước còn không mau chóng đứng dậy, cùng nhau phá tan chế độ thối tha, quét sạch bè lũ của bọn bán nước và quân xâm lăng…còn chờ đợi đến chừng nào? Chúng đã làm cho cả một dân tộc gần trăm triệu người…đến phải mất nước, mất nhà, dân Việt ta còn chờ đợi đến bao giờ? Chờ đợi đến khi quân xâm lược đẩy mọi người vào trại tập trung mọc lên trên toàn quốc; sau đó, mỗi ngày, mỗi đêm… chúng kêu tên từng người ra và đem đi đập đầu từng người một…như Khmer Đỏ đã làm ở Campuchea?
Vớ cái vốn tư duy của anh Hai Lúa thì làm sao có thể cất cánh .Khi mà cả thế giới quản lý Nhà nước bằng pháp luật ,ở Việt nam ta quản lý Nhà nước bằng tình cảm (kiểu Nhân trị),điều hành bằng sự nể nang (không dám kỷ luật 1 ai)thì làm sao mà không đi dến bờ vực thẳm của sự đổ vỡ.
Trong khi đó thì quản lý dân theo kiểu phong kiến ,chỉ có làm theo mệnh lệnh và cấm cãi ,sẵn sàng bỏ tù bất cứ thằng dân nào nếu có "âm mưu ngóc đầu " dậy.Thế thì làm sao mà không có những cuộc đình công ,biểu tình và chống lại người thi hành công vụ.
Với những cái đầu chỗ nóng chỗ nguội như vậy thì chưa đưa vào nhà thương điên mới là chuyện lạ.
Hãy cùng nhau lãn công ,phá hoại ,tiêu diệt lũ dòi bọ ấy ở mọi lúc ,mọi nơi nếu có điều kiện trong mọi hoàn cảnh thuận tiện có thể là biện pháp bảo vệ mình cũng tức là bảo vệ sự công bằng cho cộng đồng.Rất nhiều tấm gương đình công ,đốt trụ sở ,giết bọn an ninh,thịt lũ tham quan đang diễn ra trên toàn quốc.Đó là những anh hùng ,là con cháu của những chiến sĩ ôm bom ba càng thuở nào.Lũ chúng nó đang xây nhà như lô cốt nhưng làm sao bảo vệ được khi lòng dân oán hận vô bờ.
Hãy anh dũng tiến lên!Chân trời mới đang đến dần với các bạn!