4.11.11

Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bối cảnh khủng hoảng khu vực euro Các nước G20 họp thượng đỉnh hôm nay 03/11/2011 tại Cannes, Pháp. REUTERS/Dylan Martinez Thanh Phương Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20, quy tụ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, khai mạc hôm nay 3/11 tại thành phố Cannes, miền Nam nước Pháp, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro có nguy cơ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ suy thoái mới. Nghị trình cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này, dưới sự chủ trì của nước Pháp, đã bị đảo lộn hoàn toàn sau khi Thủ tướng George Papandreou gây bất ngờ cho toàn châu Âu: loan báo quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu vãn Hy Lạp, quốc gia hiện đang gánh món nợ lên tới hơn 350 tỷ euro. Quyết định này đã khiến toàn bộ các thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến thị trường tài chính cả thế giới. Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp ban đầu được dự kiến vào tháng Giêng năm tới, nhưng hôm qua Thủ tướng Papandreou cho biết là cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra ngày 4/12, tức là trong một tháng nữa. Tối hôm qua, trong một cuộc họp thượng đỉnh thu nhỏ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các lãnh đạo chủ chốt của châu Âu đã yêu cầu Hy Lạp, nhân cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, phải xác định là nước này có còn muốn ở lại trong vùng euro hay không. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng : « Người dân Hy Lạp phải trả lời câu hỏi này và chính trên câu hỏi này mà trưng cầu dân ý phải được tổ chức ». Về phần Tổng thống Sarkozy cũng cảnh báo là châu Âu cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cắt nguồn tài trợ cho Hy Lạp khi nào nước này không thi hành kế hoạch cứu vãn khu vực đồng euro và khi nào chưa có kết quả trưng cầu dân ý. Đây là lần đầu tiên khả năng một quốc gia thành viên Liên hiệp tiền tệ ra khỏi khối này được nêu lên, trong khi cho tới nay đây là một chủ đề hoàn toàn cấm kỵ. Thủ tướng Papandreou vừa xác nhận rằng « rõ ràng » là cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định việc Hy Lạp có còn thuộc khu vực euro hay không. Tuy nhiên, ông lại không nêu cụ thể câu hỏi sẽ được đặt ra cho người dân Hy Lạp. Vấn đề là chưa chắc ông Papandreou có thể giữ được chiếc ghế Thủ tướng từ đây đến trưng cầu dân ý. Ngày mai, Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng, nhưng ngay chính trong đảng Pasok đang cầm quyền, một số đại biểu đã tỏ thái độ chống kế hoạch trưng cầu dân ý, khiến Thủ tướng bị mất đa số ở Quốc hội. Năm bộ trưởng trong chính phủ của ông Papandreou cũng không đồng ý với kế hoạch này. Vào trước cuộc họp thượng đỉnh G20, tổng thống Sarkozy đã hội đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau rằng cần phải nhanh giải quyết khủng hoảng khu vực euro, để có thể cùng với các đối tác khác đề ra một chiến lược tăng trưởng toàn cầu.


Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bối cảnh khủng hoảng khu vực euro

Các nước G20 họp thượng đỉnh hôm nay 03/11/2011 tại Cannes, Pháp.
Các nước G20 họp thượng đỉnh hôm nay 03/11/2011 tại Cannes, Pháp.
REUTERS/Dylan Martinez

Thanh Phương
Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20, quy tụ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, khai mạc hôm nay 3/11 tại thành phố Cannes, miền Nam nước Pháp, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro có nguy cơ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ suy thoái mới.

Nghị trình cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này, dưới sự chủ trì của nước Pháp, đã bị đảo lộn hoàn toàn sau khi Thủ tướng George Papandreou gây bất ngờ cho toàn châu Âu: loan báo quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu vãn Hy Lạp, quốc gia hiện đang gánh món nợ lên tới hơn 350 tỷ euro. Quyết định này đã khiến toàn bộ các thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến thị trường tài chính cả thế giới.
Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp ban đầu được dự kiến vào tháng Giêng năm tới, nhưng hôm qua Thủ tướng Papandreou cho biết là cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra ngày 4/12, tức là trong một tháng nữa.
Tối hôm qua, trong một cuộc họp thượng đỉnh thu nhỏ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các lãnh đạo chủ chốt của châu Âu đã yêu cầu Hy Lạp, nhân cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, phải xác định là nước này có còn muốn ở lại trong vùng euro hay không. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng : « Người dân Hy Lạp phải trả lời câu hỏi này và chính trên câu hỏi này mà trưng cầu dân ý phải được tổ chức ».
Về phần Tổng thống Sarkozy cũng cảnh báo là châu Âu cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cắt nguồn tài trợ cho Hy Lạp khi nào nước này không thi hành kế hoạch cứu vãn khu vực đồng euro và khi nào chưa có kết quả trưng cầu dân ý.
Đây là lần đầu tiên khả năng một quốc gia thành viên Liên hiệp tiền tệ ra khỏi khối này được nêu lên, trong khi cho tới nay đây là một chủ đề hoàn toàn cấm kỵ.
Thủ tướng Papandreou vừa xác nhận rằng « rõ ràng » là cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định việc Hy Lạp có còn thuộc khu vực euro hay không. Tuy nhiên, ông lại không nêu cụ thể câu hỏi sẽ được đặt ra cho người dân Hy Lạp.
Vấn đề là chưa chắc ông Papandreou có thể giữ được chiếc ghế Thủ tướng từ đây đến trưng cầu dân ý. Ngày mai, Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng, nhưng ngay chính trong đảng Pasok đang cầm quyền, một số đại biểu đã tỏ thái độ chống kế hoạch trưng cầu dân ý, khiến Thủ tướng bị mất đa số ở Quốc hội. Năm bộ trưởng trong chính phủ của ông Papandreou cũng không đồng ý với kế hoạch này.
Vào trước cuộc họp thượng đỉnh G20, tổng thống Sarkozy đã hội đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau rằng cần phải nhanh giải quyết khủng hoảng khu vực euro, để có thể cùng với các đối tác khác đề ra một chiến lược tăng trưởng toàn cầu.

Các nước G20 họp thượng đỉnh hôm nay 03/11/2011 tại Cannes, Pháp.
Các nước G20 họp thượng đỉnh hôm nay 03/11/2011 tại Cannes, Pháp.
REUTERS/Dylan Martinez

Thanh Phương
Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20, quy tụ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, khai mạc hôm nay 3/11 tại thành phố Cannes, miền Nam nước Pháp, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro có nguy cơ đẩy toàn cầu vào một thời kỳ suy thoái mới.

Nghị trình cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này, dưới sự chủ trì của nước Pháp, đã bị đảo lộn hoàn toàn sau khi Thủ tướng George Papandreou gây bất ngờ cho toàn châu Âu: loan báo quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu vãn Hy Lạp, quốc gia hiện đang gánh món nợ lên tới hơn 350 tỷ euro. Quyết định này đã khiến toàn bộ các thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến thị trường tài chính cả thế giới.
Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp ban đầu được dự kiến vào tháng Giêng năm tới, nhưng hôm qua Thủ tướng Papandreou cho biết là cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra ngày 4/12, tức là trong một tháng nữa.
Tối hôm qua, trong một cuộc họp thượng đỉnh thu nhỏ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các lãnh đạo chủ chốt của châu Âu đã yêu cầu Hy Lạp, nhân cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, phải xác định là nước này có còn muốn ở lại trong vùng euro hay không. Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng : « Người dân Hy Lạp phải trả lời câu hỏi này và chính trên câu hỏi này mà trưng cầu dân ý phải được tổ chức ».
Về phần Tổng thống Sarkozy cũng cảnh báo là châu Âu cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cắt nguồn tài trợ cho Hy Lạp khi nào nước này không thi hành kế hoạch cứu vãn khu vực đồng euro và khi nào chưa có kết quả trưng cầu dân ý.
Đây là lần đầu tiên khả năng một quốc gia thành viên Liên hiệp tiền tệ ra khỏi khối này được nêu lên, trong khi cho tới nay đây là một chủ đề hoàn toàn cấm kỵ.
Thủ tướng Papandreou vừa xác nhận rằng « rõ ràng » là cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định việc Hy Lạp có còn thuộc khu vực euro hay không. Tuy nhiên, ông lại không nêu cụ thể câu hỏi sẽ được đặt ra cho người dân Hy Lạp.
Vấn đề là chưa chắc ông Papandreou có thể giữ được chiếc ghế Thủ tướng từ đây đến trưng cầu dân ý. Ngày mai, Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng, nhưng ngay chính trong đảng Pasok đang cầm quyền, một số đại biểu đã tỏ thái độ chống kế hoạch trưng cầu dân ý, khiến Thủ tướng bị mất đa số ở Quốc hội. Năm bộ trưởng trong chính phủ của ông Papandreou cũng không đồng ý với kế hoạch này.
Vào trước cuộc họp thượng đỉnh G20, tổng thống Sarkozy đã hội đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý với nhau rằng cần phải nhanh giải quyết khủng hoảng khu vực euro, để có thể cùng với các đối tác khác đề ra một chiến lược tăng trưởng toàn cầu.

Không có nhận xét nào: