Ông Quỳ tuyên bố : « Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ châu Âu là điều hiển nhiên, khoản trợ giúp ở mức 100 tỷ đô la có thể thực hiện, nhưng ít nhất phải có hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là Trung Quốc phải biết chắc là Quỹ Bình ổn Tài chính ( FESF) sẽ hữu hiệu, có thể giúp ổn định tình hình châu Âu. Trung Quốc muốn được đảm bảo về hiệu quả của cơ chế này. Vì không có gì tai hại hơn đối với Trung Quốc là đóng góp vào một cái gì sẽ thất bại. »
Điều kiện thứ hai là Trung Quốc phải đươc những khoản bảo đảm cụ thể, vì không loại trừ là công việc sẽ không kết quả. Và những khoản bảo đảm này sẽ được ai đưa ra, phải chăng là những nước như Pháp, và nhất là Đức ?
Nhân vật Trung Quốc còn nhắc thêm là : « Nếu Trung Quốc đầu tư và ủng hộ châu Âu, thì không phải là điều quá đáng khi Trung Quốc yêu cầu châu Âu thông cảm hơn với những quyền lợi của Trung Quốc. »
Trong buổi gặp gỡ làm việc tối qua với Tổng thống Pháp tại Cannes, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định là "việc giải quyết nợ trước tiên là công việc của châu Âu", và ông tin tưởng là châu Âu có đủ khả năng và kinh nghiệm để làm việc này. Chủ tịch Trung Quốc còn trấn an là sẽ tích cực ủng hộ Pháp nhân cuộc họp thượng đỉnh này.
Cũng hôm qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc, qua lời người phát ngôn, đã thúc giục châu Âu áp dụng "kế hoạch cứu vãn vùng sử dụng đồng euro’’.
Bắc Kinh rất lo ngại trước tình hình nợ châu Âu càng thêm phức tạp, sau thông báo trưng cầu dân ý của Hy Lạp. Khủng hoảng của châu Âu gây khó khăn cho Trung Quốc. Đây là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc và Bắc Kinh đang nắm 550 tỷ đôla trái phiếu châu Âu.
Trước tình hình này trong lúc ngành ngoại giao Trung Quốc cố trấn an, có những tuyên bố tích cực, dư luận ngay tại Trung Quốc đang ngày càng chỉ trích gay gắt ý định giúp đỡ châu Âu. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật từ Bắc Kinh :
« Nhóm G20 cũng giống như một viên kẹo, bề ngoài rất đẹp đẽ nhưng bên trong có đầy chất nổ. Lời bình luận trên đây của một cư dân mạng nêu bật suy nghĩ hiện nay ở Trung Quốc. Một người khác kêu gọi hãy thận trọng trước những lời đường mật. Trung Quốc phải chấm dứt việc làm ra vẻ mình là một nước giàu có.
Vào hôm nay, đề tài Hội nghị thượng đỉnh ở Cannes có đến 4 triệu lời bình luận trên mạng Trung Quốc, phần đông là những ý kiến lo ngại, tiêu cực về tình hình ở châu Âu.
Trong lúc mà các phát biểu chính thức của chính quyền vẫn tỏ thái độ tin tưởng vào châu Âu, chẳng hạn như qua tuyên bố sau đây của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua, theo đó châu Âu là một ‘khối kinh tế đứng đầu thế giới, có khả năng vượt qua các khó khăn, giải quyết được các vấn đề của chính mình’.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định : "Châu Âu vẫn là đối tác rất quan trọng về thương mại cũng như về mặt chuyển giao công nghệ học. Châu Âu hiện đang có những vấn đề nghiêm trọng về nợ công, Trung Quốc rất lo ngại, nhưng chúng tôi không tin là châu Âu sụp đổ. Cuộc khủng hoảng hiện nay cho phép hai bên tăng cưòng hợp tác. Trung Quốc có lợi trong việc hỗ trợ đối tác thương mại hàng đầu của mình".
Thế nhưng những bình luận trên mạng cho thấy dư luận Trung Quốc không thấy ích lợi như lãnh đạo ngoại giao của họ nhắc đi nhắc lại.
Những bình luận gay gắt nhất cho là Hy Lạp lười biếng, khủng hoảng của họ là điều tất nhiên và mặc kệ họ. Nhiều người yêu cầu chính quyền không lấy tiền của dân chúng mà đi giúp đỡ những quốc gia mà lương bổng cao hơn ở Trung Quốc rất nhiều.
Giới truyền thông Trung Quốc cũng rất cảnh giác trước tình hình châu Âu sau thông báo của Thủ tướng Hy Lạp. Tân Hoa Xã hôm qua cảnh báo "hãy coi chừng",và xem cuộc trưng cầu dân ý Hy Lạp là "một lời báo động có khả năng dẫn đến những bước lùi hay thất bại khác". Nhiều nhà bình luận Trung Quốc đánh giá quyết định của Athens là một trò may rủi, "có thể ảnh hưởng đến không chỉ đến sự ổn định của châu Âu, mà còn đến cả các vùng kinh tế khác của thế giới trong đó có Trung Quốc."
Điều kiện thứ hai là Trung Quốc phải đươc những khoản bảo đảm cụ thể, vì không loại trừ là công việc sẽ không kết quả. Và những khoản bảo đảm này sẽ được ai đưa ra, phải chăng là những nước như Pháp, và nhất là Đức ?
Nhân vật Trung Quốc còn nhắc thêm là : « Nếu Trung Quốc đầu tư và ủng hộ châu Âu, thì không phải là điều quá đáng khi Trung Quốc yêu cầu châu Âu thông cảm hơn với những quyền lợi của Trung Quốc. »
Trong buổi gặp gỡ làm việc tối qua với Tổng thống Pháp tại Cannes, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định là "việc giải quyết nợ trước tiên là công việc của châu Âu", và ông tin tưởng là châu Âu có đủ khả năng và kinh nghiệm để làm việc này. Chủ tịch Trung Quốc còn trấn an là sẽ tích cực ủng hộ Pháp nhân cuộc họp thượng đỉnh này.
Cũng hôm qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc, qua lời người phát ngôn, đã thúc giục châu Âu áp dụng "kế hoạch cứu vãn vùng sử dụng đồng euro’’.
Bắc Kinh rất lo ngại trước tình hình nợ châu Âu càng thêm phức tạp, sau thông báo trưng cầu dân ý của Hy Lạp. Khủng hoảng của châu Âu gây khó khăn cho Trung Quốc. Đây là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc và Bắc Kinh đang nắm 550 tỷ đôla trái phiếu châu Âu.
Trước tình hình này trong lúc ngành ngoại giao Trung Quốc cố trấn an, có những tuyên bố tích cực, dư luận ngay tại Trung Quốc đang ngày càng chỉ trích gay gắt ý định giúp đỡ châu Âu. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật từ Bắc Kinh :
« Nhóm G20 cũng giống như một viên kẹo, bề ngoài rất đẹp đẽ nhưng bên trong có đầy chất nổ. Lời bình luận trên đây của một cư dân mạng nêu bật suy nghĩ hiện nay ở Trung Quốc. Một người khác kêu gọi hãy thận trọng trước những lời đường mật. Trung Quốc phải chấm dứt việc làm ra vẻ mình là một nước giàu có.
Vào hôm nay, đề tài Hội nghị thượng đỉnh ở Cannes có đến 4 triệu lời bình luận trên mạng Trung Quốc, phần đông là những ý kiến lo ngại, tiêu cực về tình hình ở châu Âu.
Trong lúc mà các phát biểu chính thức của chính quyền vẫn tỏ thái độ tin tưởng vào châu Âu, chẳng hạn như qua tuyên bố sau đây của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua, theo đó châu Âu là một ‘khối kinh tế đứng đầu thế giới, có khả năng vượt qua các khó khăn, giải quyết được các vấn đề của chính mình’.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định : "Châu Âu vẫn là đối tác rất quan trọng về thương mại cũng như về mặt chuyển giao công nghệ học. Châu Âu hiện đang có những vấn đề nghiêm trọng về nợ công, Trung Quốc rất lo ngại, nhưng chúng tôi không tin là châu Âu sụp đổ. Cuộc khủng hoảng hiện nay cho phép hai bên tăng cưòng hợp tác. Trung Quốc có lợi trong việc hỗ trợ đối tác thương mại hàng đầu của mình".
Thế nhưng những bình luận trên mạng cho thấy dư luận Trung Quốc không thấy ích lợi như lãnh đạo ngoại giao của họ nhắc đi nhắc lại.
Những bình luận gay gắt nhất cho là Hy Lạp lười biếng, khủng hoảng của họ là điều tất nhiên và mặc kệ họ. Nhiều người yêu cầu chính quyền không lấy tiền của dân chúng mà đi giúp đỡ những quốc gia mà lương bổng cao hơn ở Trung Quốc rất nhiều.
Giới truyền thông Trung Quốc cũng rất cảnh giác trước tình hình châu Âu sau thông báo của Thủ tướng Hy Lạp. Tân Hoa Xã hôm qua cảnh báo "hãy coi chừng",và xem cuộc trưng cầu dân ý Hy Lạp là "một lời báo động có khả năng dẫn đến những bước lùi hay thất bại khác". Nhiều nhà bình luận Trung Quốc đánh giá quyết định của Athens là một trò may rủi, "có thể ảnh hưởng đến không chỉ đến sự ổn định của châu Âu, mà còn đến cả các vùng kinh tế khác của thế giới trong đó có Trung Quốc."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét