Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á , Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão đã có một cuộc gặp riêng hơn một tiếng đồng hồ dài hơn dự kiến. Tổng thống Mỹ đã nêu lên các vấn đề xung khắc trong thương mại và hồ sơ biển Đông.
Ngay sau đó, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố « Bắc Kinh muốn nhanh chóng hợp tác với Washington ». Theo đặc phái viên RFI, Vincent Souriau, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cảm thấy lo ngại vì chiến dịch phản công ngoại giao của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương.
Các viên chức Mỹ nói đến « giai đoạn mới » trong chính sách đối với Trung Quốc. Hành động cụ thể và biểu tượng là bố trí Thủy Quân Lục Chiến tại Úc , thường xuyên gởi tàu chiến lui tới trong khu vực nhìn về Biển Đông trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Úc nâng cấp.
Hồ sơ thứ hai làm Bắc Kinh khó chịu là biến chuyển tình hình tại Miến Điện. Tại Bali, các thông tin từ phía phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm quốc gia Đông Nam Á này để « trắc nghiệm » thiện chí cải cách dân chủ của chính quyền mới. Đây là một đòn tấn công thăm dò nhắm vào « sân sau » của Trung Quốc. Đồng minh truyền thống của Bắc Kinh đang hướng về Tây phương với hy vọng được tái hội nhập vào cộng đồng thế giới.
Trong lãnh vực thương mại , Hoa Kỳ còn tung ra dự án TPP, vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương để lấn át thị phần của Trung Quốc.
Về hồ sơ biển Đông, mạch sống của ngư dân Việt Nam, nguồn tài nguyên của nhiều quốc gia Đông Nam Á, con đường giao thông chiến lược quốc tế, đang bị Trung Quốc đe dọa bằng đường lưỡi bò, Tổng thống Obama đã khẳng định lập trường của Mỹ bất chấp phản đối của ông Ôn Gia Bão không cho « thế lực bên ngoài can thiệp vào các vụ tranh chấp trong khu vực ».
Theo tuyên bố của Cố vấn anh ninh Tom Donilon thì phía Trung Quốc phải hiểu rằng « Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương , là cường quốc thương mại, là cường quốc hàng hải ». Lập trường của Mỹ là bảo vệ tự do giao thông, tự do giao thương và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.
Tổng thống Mỹ đã tuyên bố với các lãnh đạo Á châu là Hoa Kỳ muốn diễn đàn Đông Á nơi đặc biệt để các thành viên cùng nhau xem xét mọi hồ sơ quan trọng từ tự do giao thông cho đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả các sự kiện trên biểu lộ uy thế của Mỹ mỗi ngày mỗi gia tăng trong khu vực chỉ làm Trung Quốc thêm lo ngại.
Thủ tướng Trung Quốc dứt khoát từ chối đường hướng thảo luận đa phương và để cho các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản hù dọa các nước láng giềng. Hôm qua 18/11/2011, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo các quốc gia Asean coi chừng bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế « nếu làm con tốt trên bàn cờ » của Mỹ.
Sáng nay 19/11/2011, đến lượt Nhân Dân Nhật Báo cáo buộc Washington có ý đồ « tái lập chiến tranh lạnh » nhưng dự báo là Mỹ « sẽ bị nhân dân các nước châu Á sẽ tẩy chay ». Tờ báo đảng kết luận là « giấc mơ một châu Á ổn định và phú cường sẽ không bao giờ là hiện thực » chỉ vì « sự can thiệp của Mỹ vào quyền lợi của người khác ».
Ngay sau đó, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố « Bắc Kinh muốn nhanh chóng hợp tác với Washington ». Theo đặc phái viên RFI, Vincent Souriau, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cảm thấy lo ngại vì chiến dịch phản công ngoại giao của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương.
Các viên chức Mỹ nói đến « giai đoạn mới » trong chính sách đối với Trung Quốc. Hành động cụ thể và biểu tượng là bố trí Thủy Quân Lục Chiến tại Úc , thường xuyên gởi tàu chiến lui tới trong khu vực nhìn về Biển Đông trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Úc nâng cấp.
Hồ sơ thứ hai làm Bắc Kinh khó chịu là biến chuyển tình hình tại Miến Điện. Tại Bali, các thông tin từ phía phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm quốc gia Đông Nam Á này để « trắc nghiệm » thiện chí cải cách dân chủ của chính quyền mới. Đây là một đòn tấn công thăm dò nhắm vào « sân sau » của Trung Quốc. Đồng minh truyền thống của Bắc Kinh đang hướng về Tây phương với hy vọng được tái hội nhập vào cộng đồng thế giới.
Trong lãnh vực thương mại , Hoa Kỳ còn tung ra dự án TPP, vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương để lấn át thị phần của Trung Quốc.
Về hồ sơ biển Đông, mạch sống của ngư dân Việt Nam, nguồn tài nguyên của nhiều quốc gia Đông Nam Á, con đường giao thông chiến lược quốc tế, đang bị Trung Quốc đe dọa bằng đường lưỡi bò, Tổng thống Obama đã khẳng định lập trường của Mỹ bất chấp phản đối của ông Ôn Gia Bão không cho « thế lực bên ngoài can thiệp vào các vụ tranh chấp trong khu vực ».
Theo tuyên bố của Cố vấn anh ninh Tom Donilon thì phía Trung Quốc phải hiểu rằng « Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương , là cường quốc thương mại, là cường quốc hàng hải ». Lập trường của Mỹ là bảo vệ tự do giao thông, tự do giao thương và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.
Tổng thống Mỹ đã tuyên bố với các lãnh đạo Á châu là Hoa Kỳ muốn diễn đàn Đông Á nơi đặc biệt để các thành viên cùng nhau xem xét mọi hồ sơ quan trọng từ tự do giao thông cho đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả các sự kiện trên biểu lộ uy thế của Mỹ mỗi ngày mỗi gia tăng trong khu vực chỉ làm Trung Quốc thêm lo ngại.
Thủ tướng Trung Quốc dứt khoát từ chối đường hướng thảo luận đa phương và để cho các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản hù dọa các nước láng giềng. Hôm qua 18/11/2011, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo các quốc gia Asean coi chừng bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế « nếu làm con tốt trên bàn cờ » của Mỹ.
Sáng nay 19/11/2011, đến lượt Nhân Dân Nhật Báo cáo buộc Washington có ý đồ « tái lập chiến tranh lạnh » nhưng dự báo là Mỹ « sẽ bị nhân dân các nước châu Á sẽ tẩy chay ». Tờ báo đảng kết luận là « giấc mơ một châu Á ổn định và phú cường sẽ không bao giờ là hiện thực » chỉ vì « sự can thiệp của Mỹ vào quyền lợi của người khác ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét