Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lời kêu gọi quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, nơi họ viện dẫn yếu tố lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này. Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã hoài công chống lại ý định của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – gồm 18 nước - vào hôm nay, 19/11/2011 tại Bali. Chẳng những thế, quan điểm chủ quyến lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận. Đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình từ Bali.
"Thực tế trong những ngày qua tại các cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 này cho thấy là Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ, do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông của họ dựa trên yếu tố lịch sử.
Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, kể cả trong các cuộc họp với Trung Quốc, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận : tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Nhật Bản : Nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần được tôn trọng tại Biển Đông
Ví dụ rõ nhất là trường hợp Nhật Bản. Vào hôm qua, thủ tướng Noda đã có hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, một với 10 lãnh đạo ASEAN, và một với 5 lãnh đạo các nước vùng Mekong. Trong bản thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong chẳng hạn, hai bên đã gợi lại vấn đề Biển Đông, và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Các nguyên tắc này bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Trước đó, trong cuộc họp với ASEAN, Thủ tướng Noda cũng kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, « phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ». Yêu cầu này đã được ASEAN đáp ứng.
Dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm tôn trọng luật quốc tế - đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 – được nhắc lại ở đây, là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh theo đó Biển Đông thuộc về Trung Quốc, họ là người tìm thấy trước tiên, một quan điểm từng được nhiều học giả Trung Quốc phát triển theo hướng yếu tố lịch sử có giá trị trên hết.
Chắc chắn là sự đồng thuận giữa Nhật Bản với ASEAN trên hồ sơ gọi là an ninh hàng hải tại Biển Đông này không thoát khỏi sự cảnh giác của Trung Quốc, nhất là khi gần đây, Tokyo đã công khai tăng cường hợp tác quốc phòng với hai nước ASEAN đang bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội là Việt Nam và Philippines.
Ngoài Nhật Bản, vấn đề Biển Đông còn thu hút mối quan tâm của các nước nào khác ?
Như tôi đã tường trình trong những ngày qua, Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận của nội bộ các nước ASEAN và lẽ dĩ nhiên là của Hoa Kỳ. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN vào hôm qua, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN là vấn đề Biển Đông nên được giải quyết một cách đa phương, với ASEAN như một tổng thế hay là với các nước có tranh chấp gộp lại.
Cũng theo Ngoại trưởng Philippines, ông Obama còn nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.
Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông là Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại khu vực được Việt Nam giao quyền khai thác. Theo ông Singh, đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.
Tuyên bố này đã mặc nhiên bác bỏ lời phản đối chính thức mà Bắc Kinh đưa ra cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm pham vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Không những thế, theo một quan chức ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng Singh còn nói với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo là các vấn đề chủ quyền phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Phản ứng của Trung Quốc như thế nào ?
Phải nói là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cố gắng giữ thái độ hòa hoãn. Ngay cả khí ông Manmohan Singh đưa ra các tuyên bố kể trên, Thủ tướng Trung Quốc hầu như không phản ứng. Thái độ chính thức của Trung Quốc được thể hiện rõ trong bản Thông cáo chung về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào hôm qua.
Trong phần đề cập đến hợp tác chính trị và an ninh hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua đối thoại, và không dùng hay đe dọa dùng võ lực.
Riêng về Biển Đông, có thể nói là Bắc Kinh đã cam kết thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử tại Biển Đông DOC, và cố gắng tiến tới việc thong qua một bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý là sẽ hợp tác với đẻ tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hang hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có sẽ tôn trọng những cam kết hay hứa hẹn nói trên hay là lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ.
Dẫu sao thì có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc vào hôm nay, Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc".
Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, kể cả trong các cuộc họp với Trung Quốc, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận : tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Nhật Bản : Nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần được tôn trọng tại Biển Đông
Ví dụ rõ nhất là trường hợp Nhật Bản. Vào hôm qua, thủ tướng Noda đã có hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, một với 10 lãnh đạo ASEAN, và một với 5 lãnh đạo các nước vùng Mekong. Trong bản thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong chẳng hạn, hai bên đã gợi lại vấn đề Biển Đông, và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Các nguyên tắc này bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Trước đó, trong cuộc họp với ASEAN, Thủ tướng Noda cũng kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, « phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ». Yêu cầu này đã được ASEAN đáp ứng.
Dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm tôn trọng luật quốc tế - đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 – được nhắc lại ở đây, là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh theo đó Biển Đông thuộc về Trung Quốc, họ là người tìm thấy trước tiên, một quan điểm từng được nhiều học giả Trung Quốc phát triển theo hướng yếu tố lịch sử có giá trị trên hết.
Chắc chắn là sự đồng thuận giữa Nhật Bản với ASEAN trên hồ sơ gọi là an ninh hàng hải tại Biển Đông này không thoát khỏi sự cảnh giác của Trung Quốc, nhất là khi gần đây, Tokyo đã công khai tăng cường hợp tác quốc phòng với hai nước ASEAN đang bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội là Việt Nam và Philippines.
Ngoài Nhật Bản, vấn đề Biển Đông còn thu hút mối quan tâm của các nước nào khác ?
Như tôi đã tường trình trong những ngày qua, Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận của nội bộ các nước ASEAN và lẽ dĩ nhiên là của Hoa Kỳ. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN vào hôm qua, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN là vấn đề Biển Đông nên được giải quyết một cách đa phương, với ASEAN như một tổng thế hay là với các nước có tranh chấp gộp lại.
Cũng theo Ngoại trưởng Philippines, ông Obama còn nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.
Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông là Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại khu vực được Việt Nam giao quyền khai thác. Theo ông Singh, đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.
Tuyên bố này đã mặc nhiên bác bỏ lời phản đối chính thức mà Bắc Kinh đưa ra cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm pham vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Không những thế, theo một quan chức ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng Singh còn nói với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo là các vấn đề chủ quyền phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Phản ứng của Trung Quốc như thế nào ?
Phải nói là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cố gắng giữ thái độ hòa hoãn. Ngay cả khí ông Manmohan Singh đưa ra các tuyên bố kể trên, Thủ tướng Trung Quốc hầu như không phản ứng. Thái độ chính thức của Trung Quốc được thể hiện rõ trong bản Thông cáo chung về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào hôm qua.
Trong phần đề cập đến hợp tác chính trị và an ninh hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua đối thoại, và không dùng hay đe dọa dùng võ lực.
Riêng về Biển Đông, có thể nói là Bắc Kinh đã cam kết thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử tại Biển Đông DOC, và cố gắng tiến tới việc thong qua một bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý là sẽ hợp tác với đẻ tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hang hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có sẽ tôn trọng những cam kết hay hứa hẹn nói trên hay là lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ.
Dẫu sao thì có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc vào hôm nay, Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét