13.11.11

Trương Tấn Sang vs. Nguyễn Tấn Dũng Đã Đến Hồi Quyết Liệt


Trước ngày lên đường của Chủ Tịch Nước (không do dân bầu mà do Đảng chỉ định) Trương Tấn Sang đến Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại Honolulu, Hawaii, Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Thuốc (FDA) đã liệt kê hàng loạt vài chục loại thực phẩm độc hại của nước CHXHCNVN và ra lệnh cấm nhập cảng vào Hoa Kỳ. Đây qủa thật là một cú tát tai vào mặt Sang, và cũng là một cú đấm bồi vào nền kinh tế VN đang bước vào giai đoạn khủng hoảng vì lạm phát, vì những nợ xấu ngân hàng, vì các hàng chục ngàn doanh nghiệp thua lỗ nên đóng cửa... Khi vừa tới Hawaii, Sang đã lên tiếng ủng hộ việc duy trì tự do đi lại trên Biển Đông. Điều này cũng có nghĩa, Sang mong mõi Hoa Kỳ phải cắt cái lưỡi bò của Trung Cộng. Cách đây vài tuần Sang cũng qua Ấn Độ để ký kết những hợp đồng thương mại cho việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam. Đây cũng là điều làm anh Tàu Cộng phải điên tiết lên, cứ hăm dọa sẽ có chiến tranh với Việt Nam. Trong lúc đó, Tổng Bí Thư ĐCSVN cầm đầu một phái đoàn qua Trung Cộng để ký kết một bản Thỏa Thuận về Biển Đông mà trong đó nhấn mạnh không cần một quốc gia thứ ba tham dự. "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" là một sự kiện nóng bỏng đang xảy ra trong những giới cầm quyền tại Việt Nam.
Có người cho rằng sự kiện nêu trên chỉ là một màn đóng kịch của Sang, nhưng xem chừng không phải thế. Khi xưa, quyền lực của Tổng Bí Thư ĐCSVN là ở vị trí cao nhất nước, nhưng từ ngày Nguyễn Tấn Dũng lên cầm quyền thủ tướng, quyền lực của Nông Đức Mạnh đã mờ nhạt dần, và người kế vị, Trọng cũng thế, còn mờ nhạt hơn nữa. Tất cả quyền lực đã tập trung vào tay Dũng. Chính Dũng đã từng cho hồi hưu và phong chức vài chục tướng lãnh, cả công an và bộ đội. Dũng cũng là một tên khấu đầu thần phục Bắc Kinh nên đã ra lệnh bắt giam các nhà yêu nước và đã thẳng tay đàn áp những ai biểu tình chống Tàu Cộng. Theo Hiến Pháp 1992, quyền lực của Chủ tịch nước có phần cao hơn Thủ tướng. Trong Điều 103/2 ghi rõ: "Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.." và Điều 103/3 "Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ...". Điều 103/9 cũng khẳng định: "Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định phong hàm, các sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang...", vì thế việc phong hàm của Dũng đối với các sĩ quan trong quân đội là vi hiến, hay gọi là tiếm quyền của Chủ tịch nước. Sự kiện "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" nêu trên, có thể mở màn cho một cuộc tranh giành quyền lực giữa Sang và Dũng. Từ việc tranh giành quyền lực dẫn đến việc thanh trừng nhau là một việc không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, trong dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC này, Sang còn lên tiếng muốn đưa quan hệ song phương Mỹ-Việt lên "lên tầm mức mới". Nhưng khốn thay, trước đó bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt điều kiện về nhân quyền với VN. Ngày nào, các nhà dân chủ yêu nước còn bị trong tù, còn bị trù giập, cuộc bang giao song phương Mỹ-Việt không thể "lên tầm mức mới" được. Lẽ dĩ nhiên, đối với Hiến Pháp, Điều 103/12, Sang có quyền đặc sá cho các tù nhân.
Được biết Sang đến Honolulu, khoảng 200 đồng bào ta tụ tập biểu tình phản đối Sang mặc dù đồng bào Việt Nam tại Hawaii không có nhiều. Diễn Đàn Hội Luận thuộc hệ thống www.paltalk.com đã cho truyền âm trực tiếp cuộc biểu tình chống Sang và Tàu Cộng xâm lược. Một đảng viên của Đảng Việt Tân, cô Hồng Thuận có mặt tại hiện trường đã tường thuật những diễn biến của cuộc biểu tình. Những khẩu hiệu chống Trương Tấn Sang và Tàu Cộng đã được hô vang.
Khôn nhờ dại chịu, bánh xe của trào lưu đòi tự do dân chủ chống độc tài vẫn tiếp tục quay, những ai cố tình đi ngược lại sẽ bị cán bẹp, như Ben Ali ở Tunisia, như Hosni Mubarak ở Ai Cập, như Ghadafi ở Lybia... "Tiên hạ thủ vi cường", giữa những tên cầm quyền, ai biết nắm lấy thời cơ, đi theo chiều của bánh xe dân chủ, ra tay trước, sẽ cứu lấy sinh mạng cá nhân và gia đình mình. Một cuộc đảo chánh, hay một cuộc cách mạng lật độ chế độ CS, chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn thôi.
Ngày 12 tháng 11 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do

Góp Ý

Không có nhận xét nào: